Kiến nghị số 21/KN-VKS-P5 ngày 30/6/2010 gửi Chánh án Tòa án nhân dân huyện Yên Định yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật trong áp dụng các căn cứ pháp luật, có nội dung:
Qua nghiên cứu các quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Toà án nhân dân huyện Yên Định, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá nhận thấy: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 30/2010/QĐST-HNGĐ ngày 07/6/2010 giữa: nguyên đơn Nguyễn Xuân Nguyên, sinh năm 1970 và bịđơn Lê Thị Hiệp, sinh năm 1971, đều trú tại xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá chỉ nêu căn cứ tại khoản 8, khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh số 10 về án phí, lệ phí Toà án mà không nêu căn cứ áp dụng khoản 4 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sựđể làm căn cứ tính án phí là chưa đầy đủ.
Phần quyết định về tài sản: Toà án nhân dân huyện chấp nhận sự thỏa thuận của anh Nguyên và chị Hiệp nhưng không nêu căn cứ pháp luật để áp dụng tại khoản 1 Điều 95 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là thiếu sót...
Kiến nghị trong công tác Thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện KSND các cấp
1. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá
* Kiến nghị số 21/KN-VKS-P5 ngày 30/6/2010 gửi Chánh án Tòa án nhân dân huyện Yên Định yêu cầu khắc phục vi phạm pháp luật trong áp dụng các căn cứ pháp luật, có nội dung:
Qua nghiên cứu các quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Toà án nhân dân huyện Yên Định, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá nhận thấy: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 30/2010/QĐST-HNGĐ ngày 07/6/2010 giữa: nguyên đơn Nguyễn Xuân Nguyên, sinh năm 1970 và bị đơn Lê Thị Hiệp, sinh năm 1971, đều trú tại xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá chỉ nêu căn cứ tại khoản 8, khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh số 10 về án phí, lệ phí Toà án mà không nêu căn cứ áp dụng khoản 4 Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sựđể làm căn cứ tính án phí là chưa đầy đủ.
Phần quyết định về tài sản: Toà án nhân dân huyện chấp nhận sự thỏa thuận của anh Nguyên và chị Hiệp nhưng không nêu căn cứ pháp luật để áp dụng tại khoản 1 Điều 95 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là thiếu sót.
- Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 31/2010/QĐST-HNGĐ ngày 08/6/2010 giữa: nguyên đơn Phạm Thị Tuyết Nga, sinh năm 1983 và bị đơn Bùi Trọng tiến, sinh năm 1981, đều trú tại xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa và Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự số 31/2010/QĐST-HNGĐ ngày 08/6/2010 nêu trên Tòa án huyện Yên Định chỉ căn cứ vào Điều 90 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 để công nhận thuận tình ly hôn cho các bên đương sự là chưa đầy đủ mà phải nêu căn cứ pháp luật tại Điều 92 Luật hôn nhân gia đình về “ Việc trông nom, chăm sóc , giáo dục nuôi dưỡng con sau ly hôn” và Điều 94 về “Quyền thăm nom con sau ly hôn” mới đầy đủ và đúng quy định của pháp luật.
2. Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh (Viện phúc thẩm 3)
* Kiến nghị số 383/2010/KN-VPT3 ngày 23/6/2010 gửi Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh An Giang, có nội dung:
Thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Viện phúc thẩm 3 đã kiểm sát hồ sơ có kháng cáo, kháng nghị của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang gửi đến Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có vụ án Ngô Ngọc Định cùng đồng bọn phạm tội “Hiếp dâm trẻ em ” được đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 23/3/2010, đến ngày 26/3/2010 các bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm án. Ngày 15/4/2010 đại diện bị hại kháng cáo đề nghị tăng bồi thường. Đến ngày 17/5/2010, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang gửi hồ sơ đến Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, do hồ sơ chưa đầy đủ các thủ tục nên ngày 24/5/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển trả hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang. Đến ngày 09/6/2010 Tòa án nhân dân tỉnh An Giang mới chuyển lại hồ sơ cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ vào ngày xét xử sơ thẩm, đến ngày Tòa án nhân dân tỉnh An Giang gửi hồ sơ cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là vi phạm thời hạn chuyển hồ sơđược qui định tại khoản 2 Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự.
Viện trưởng Viện phúc thẩm 3 đã kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh An Giang kiểm tra, khắc phục vi phạm nêu trên.
3. Viện kiểm sát nhân TP. Hồ Chí Minh
* Viện kiểm sát nhân dân quận 11
Thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, Tòa án nhân dân Quận 11 ban hành Kiến nghị số 208 ngày 14/7/2010 gửi Chánh án tòa án nhân dân quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, có nội dung:
Về phần án phí của Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 280/2010/QĐST-HNGĐ ngày 17/06/2010 của Tòa án nhân dân Quận 11 giải quyết vụ kiện tranh chấp về ly hôn giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Bích Thanh, sinh năm 1964, trú tại 265/37 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 và bịđơn Vũ Tiến Phong, sinh năm 1965, trú tại 24A Lạc Long Quân, phường 05, quận 11 ghi:
án phí dân sự sơ thẩm là 50.000đ, bà Nguyễn Thị Bích Thanh tự nguyện chịu, được trừ vào tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm 50.000đ bà Thanh đã nộp theo biên lai thu tiền số 009469 ngày 09/6/2009 của Thi hành án dân sự quận 11. Bà Thanh đã nộp đủ án phí dân sự sơ thẩm.
Theo thông báo thụ lý số 277/TB-VA ngày 24/5/2010 thì Tòa án thụ lý vụ kiện trên vào vào tháng 5/2010, ban hành quyết định thuận tình ly hôn ngày 17/6/2010. Tòa án căn cứ Pháp lệnh án phí, lệ phí của Tòa án ngày 01/7/2009 nhưng lại tính án phí bà Thanh chỉ phải nộp 50.000đ là không đúng với quy định tại Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH 12 ngày 27/02/2009). Theo quy định, mức án phí bà Thanh phải nộp là 200.000đ.
Kiến nghị còn đề nghị Tòa án làm rõ Biên lai thu tiền số 009469 ngày 09/06/2009 của Thi hành án dân sự quận 11 lại thu tiền tạm ứng án phí trước khi Tòa án thụ lý vụ kiện 11 tháng.
* Viện kiểm sát nhân dân quận 7
Thông qua công tác kiểm sát các bản án hình sự từ 01/12/2009 đến 31/7/2010 của Tòa án nhân dân quận 7, Viện kiểm sát nhân dân quận 7 đã ban hành Kiến nghị số 61 ngày 24/8/2010 gửi Tòa án nhân dân quận 7 yêu cầu khắc phục vi phạm thời hạn giao các bản án hình sự, có nội dung:
Trong tổng số 132 bản án gửi đến Viện kiểm sát, có 36 bản án chuyển đúng hạn (chiếm tỷ lệ 27,27%), 96 bản án gửi chậm (chiếm tỷ lệ 72,72%). trong đó bản án gửi chậm nhất là 01 ngày, nhiều nhất là 144 ngày. Điển hình là bản án số 249 ngày 25/12/2009 xét xử Nguyễn Hoàng Trí phạm tội “Cướp giật tài sản”, chậm 144 ngày, bản án số 247 ngày 25/12/2009 xét xử bị cáo Đặng Tiến Thịnh và bản án số 248 ngày 25/12/2009 xét xử bị cáo Nguyễn Văn Long đều chậm 57 ngày v.v…
Việc Tòa án giao bản án chậm đã vi phạm Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm sát bản án, làm giảm hoặc hết thời hạn để Viện kiểm sát nhân dân quận 7 kháng nghị phúc thẩm nếu bản án có vi phạm. Đặc biệt có một số vụđã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Vi phạm nêu trên đã được Viện kiểm sát yêu cầu khắc phục trong cuộc họp liên ngành, nhưng Tòa án nhân dân quận 7 vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Viện kiểm sát nhân dân quận 7 yêu cầu Tòa án nhân dân quận 7 nhanh chóng khắc phục vi phạm nêu trên, đảm bảo việc chấp hành đúng quy định của pháp luật, đồng thời góp phần thực hiện tốt quy chế phối hợp liên ngành.
Tổng hợp: Thanh Tâm