Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và các Nghị quyết khác của Trung ương; Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước mới ban hành về cán bộ, công chức. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã và đang chỉđạo toàn ngành tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND.
MỘT SỐ Ý KIẾN QUA 5 NĂM THI HÀNH
PHÁP LỆNH KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(2002 - 2007)
Ngô NGọc Liên
Trưởng phòng Tổ chức tổng hợp
Vụ Tổ chức cán bộ Viện KSND tối cao
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và các Nghị quyết khác của Trung ương; Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước mới ban hành về cán bộ, công chức. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã và đang chỉđạo toàn ngành tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND. Để góp phần vào việc tổng kết Pháp lệnh Kiểm sát viên, chúng tôi xin có một số ý kiến sau:
I. Một số kết quả đã đạt được trong việc thực hiện pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân
Ngày 04/10/2002 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thông qua Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, thay thế Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 1993, là sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngành Kiểm sát nhân dân, mở ra một thời kỳ mới trong việc tuyển chọn và xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là thành quả của gần 50 năm xây dựng ngành Kiểm sát của các thế hệ Kiểm sát viên, cán bộ; qua đó cũng từng bước khảng định sự trưởng thành của đội ngũ Kiểm sát viên và xác định trách nhiệm pháp lý nặng nề của Kiểm sát viên VKSND các cấp trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Những quy định trong Pháp lệnh Kiểm sát viên là cơ sở pháp lý để Viện kiểm sát nhân các cấp lập quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và tuyển chọn, bổ nhiệm Kiểm sát viên; là điều kiện cần thiết để Kiểm sát viên, cán bộ ngành Kiểm sát rèn luyện, phấn đấu và vươn lên theo các tiêu chuẩn mà Pháp lệnh Kiểm sát viên quy định.
Từ sau khi Pháp lệnh Kiểm sát viên được ban hành, trình độ của Kiểm sát viên, cán bộđược nâng lên nhanh chóng. Năm 2002 toàn ngành Kiểm sát mới có gần 44% Kiểm sát viên các cấp có trình độ Cử nhân luật, đến năm 2007, đã có 95% Kiểm sát viên có trình độ Cử nhân luật, tăng trên 50% so với năm 2002.
Như vậy, qua nhiều năm phấn đấu, đến nay tuyệt đại đa sốđội ngũ Kiểm sát viên đã có trình độ Cử nhân luật, từng bước đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp.
Trong 5 năm (2002-2007) Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã tuyển chọn và đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại và bổ nhiệm mới trên 7.000 Kiểm sát viên. Tuyệt đại đa số Kiểm sát viên được bổ nhiệm đều đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức đấu tranh bảo vệ công lý, pháp chế thống nhất; có tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, giữ vững và phát huy đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, giản dị. Năng lực của Kiểm sát viên ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, nhất là trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp về lĩnh vực án hình sự, cụ thể:
- Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự: Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết án ngày càng tăng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao, cụ thể: Năm 2002 toàn ngành quyết định truy tốđạt 94% số vụ so với số vụ án đã giải quyết, năm 2007 đã quyết định truy tốđạt 99% số vụ so với số vụ án đã giải quyết.
- Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự: Năm 2002, Viện kiểm sát các cấp thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo thủ tục sơ thẩm tăng 25% so với năm 2002; kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm tăng 11% so với năm 2002.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được là cơ bản, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cũng còn một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Một sốĐiều chưa sát hợp với các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản pháp quy mới được ban hành, nhất là Nghị quyết số 49NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ…, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh cán bộ, công chức; do đó gây khó khăn trong tổ chức điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trong việc điều động Kiểm sát viên tiến hành tố tụng hình sự, khó khăn trong việc bố trí, luân chuyển và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
II. một số hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện Pháp lệnh Kiểm sát viên
1. Vấn đề thứ nhất: Xác định chức danh Kiểm sát viên (ngạch Kiểm sát viên) (Điều 3)
Đây là vấn đề rất qua trọng, liên quan đến công tác chỉđạo, điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp; đến việc điều động, luân chuyển cán bộ; đến việc cử Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật với tư cách là người tiến hành tố tụng, liên quan đến chính sách và tâm tư, tình cảm của cán bộ, …vì những lý do sau:
Thứ nhất là: Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (viết tắt là Nghị quyết số 49) đã xác định: Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một sốđơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Toà án. Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Theo Kế hoạch số 05-KH/CCTP ngày 22/2/2006 của Ban Chỉđạo cải cách tư pháp Trung ương thì mục tiêu, yêu cầu của việc xây dựng, hoàn thiện các cơ quan tư pháp trong giai đoạn 2006-2010 là lấy Toà án làm trung tâm, chuẩn bị mọi điều kiện đầy đủđể sau năm 2010 thực hiện việc tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử; tổ chức của các cơ quan tư pháp khác được sắp xếp phù hợp theo mô hình của Toà án và phục vụ tốt cho hoạt động xét xử của Toà án.
Như vậy, theo lộ trình của cải cách tư pháp mà Nghị quyết của Đảng đã xác định, thì sau năm 2010 tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân sẽđược tổ chức lại thành 4 cấp, theo thẩm quyền xét xử của Toà án; thay thế mô hình tổ chức Viện kiểm sát nhân dân gắn với ba cấp hành chính hiện nay. Do đó hệ thống các chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự Trung ương đồng thời là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu bao gồm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự khu vực được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân sẽ không còn phù hợp. Vì, tổ chức bộ máy của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân cũng sẽđược tổ chức lại theo thẩm quyền xét xử phù hợp với Toà án 4 cấp, không phụ thuộc vào các cấp hành chính như hiện nay.
Thứ hai là: Theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Nghịđịnh số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ vềđịnh kỳ chuyển đổi vị trí công tác, 3 năm một lần, thì việc luân chuyển hoặc điều động Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát nhân dân cấp trên xuống Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới và ngược lại sẽ rất khó khăn, không thực hiện được, do không còn đủ tư cách pháp lý để tiến hành tố tụng.
Mặt khác, việc quy định chức danh Kiểm sát viên gắn với địa giới hành chính là mang nặng tư tưởng của thời kỳ bao cấp, có tính chất "ngăn sông, cấm chợ" trong công tác sử dụng nguồn lao động, Kiểm sát viên ở cấp nào chỉđược thực hiện nhiệm vụ và tiến hành tố tụng ở Viện kiểm sát cấp đó là không phù hợp với xu hướng hội nhập. Vì, Điều 12 Pháp lệnh Kiểm sát viên quy định: "Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo sự phân công của Viện trưởng....".
Ví dụ 1: Về luân chuyển cán bộ
Ông Nguyễn Văn A, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh TB được luân chuyển và bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện ĐH, thì đương nhiên ông Nguyễn Văn A không thể tiến hành tố tụng với tư cách là Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh nữa, vì không đúng thẩm quyền mà chỉ tiến hành tố tụng với tư cách là Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện.
Ví dụ 2: Vềđiều động cán bộ
- Trường hợp thứ nhất: Ông VũĐức B, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh TB, do yêu cầu công tác được điều động tăng cường cho Viện kiểm sát nhân dân huyện ĐH, thì kể từ ngày được điều động, ông VũĐức C không còn là Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh nữa, mà phải chuyển sang ngạch Kiểm tra viên chính. Như vậy, ông B không còn đủ tư cách pháp lý để tiến hành tố tụng ở Viện kiểm sát cấp huyện.
Trường hợp, nếu ông Vũđức B được điều động và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cấp huyện thì lại phải xếp xuống ngạch, xuống bậc lương; đây là việc làm không hợp lý trong công tác sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ.
- Trường hợp thứ hai: Ông Phạm Văn C, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh TB được điều động lên làm nhiệm vụ tại một Vụ nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao, thì đương nhiên kể từ ngày được điều động, ông Phạm Văn B không còn là Kiểm sát viên cấp tỉnh nữa mà phải chuyển sang ngạch Kiểm tra viên chính. Như vậy, ông B không còn đủ tư cách pháp lý để tiến hành tố tụng ở VKSND tối cao. Mặt khác, về chính sách cán bộ, khi cần điều động cán bộ có phẩm chất, năng lực từ Viện kiểm sát cấp dưới tăng cường lên Viện kiểm sát cấp trên lại đương nhiên bị mất chức danh Kiểm sát viên và phải chuyển sang ngạch Kiểm tra viên chính là không thấu tình, đạt lý trong công tác sử dụng cán bộ.
Thứ ba là: Theo quy định tại điểm 2 Điều 33 của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, thì Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng, do đó nếu quy định Viện kiểm sát mỗi cấp chỉ có một loại Kiểm sát viên sẽ rất khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng.
Vì, trên thực tế một số vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thụ lý kiểm sát điều tra, nhưng có những bị can của vụ án chỉ tham gia với vai trò thứ yếu, hoặc đối với những người là nhân chứng, người bị hại… thì không cần thiết phải cử Kiểm sát viên VKSND tối cao trực tiếp kiểm sát điều tra với vai trò là người tiến hành tố tụng hình sự, mà chỉ cần cử Kiểm sát viên trung cấp, thậm chí là Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát điều tra với tư cách là người tiến hành tố tụng là được. Tuy nhiên, hiện nay lại không có chức danh trên, nên khó khăn trong công tác Kiểm sát điều tra vụ án hình sự và sự chỉđạo, điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Nếu cử Kiểm tra viên hoặc Kiểm tra viên chính tiến hành tố tụng là trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thứ tư là: Tại khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1988, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003 quy định:..Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là công chức Nhà nước; trong đó ngạch công chức là thể hiện các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực của cán bộ, công chức của một ngạch công chức nhất định; do đó việc quy định ngạch công chức gắn với cấp hành chính và địa giới hành chính là không hợp lý.
2. Vấn đề thứ hai: Về việc bổ nhiệm Kiểm sát viên theo nhiệm kỳ 5 năm một lần (Điều 4)
- Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 quy định: Kiểm sát viên là công chức Nhà nước, do đó Kiểm sát viên thuần tuý chỉ là công chức làm chuyên môn nghiệp vụ, không phải công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; không làm nhiệm vụ chỉ huy, điều hành.
- Luật Tố tụng hình sự quy định Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng, do đó Kiểm sát viên chỉđược làm những việc mà pháp luật cho phép, nếu để xảy ra oan sai thì Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải đền bù oan, sai theo Nghị quyết số 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định. Đồng thời Điều 5 Pháp lệnh Kiểm sát viên cũng quy định: "Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật".
- Điều 12 Pháp lệnh Kiểm sát viên quy định: "Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng cấp mình và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng".
Theo các quy định trên của pháp luật thì Kiểm sát viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ, có nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp và chỉđược làm những gì mà Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật cho phép. Đồng thời, Kiểm sát viên còn làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình, nếu để xảy ra oan sai thì phải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và trước pháp luật.
Tại khoản 2.4 điểm 2 mục II của Nghị quyết số 49 xác định: …Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chếđộ bổ nhiệm không có kỳ hạn.
Hiện tại các chức danh công chức Nhà nước khác đều không phải bổ nhiệm lại, vì thuần tuý chỉ là công chức chuyên môn nghiệp vụ, là một nghề, nhằm khuyến khích họ phấn đấu đi sâu nghiên cứu nhiệm vụ chuyên môn, gắn bó, tận tuỵ làm việc suốt đời; nếu có vi phạm thì cách chức Kiểm sát viên, nếu phạm tội thì truy tố trước pháp luật. Hơn nữa, việc bổ nhiệm lại phải tiến hành các quy trình về công tác cán bộ và các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian không cần thiết.
Mặt khác, thông qua việc bổ nhiệm lại Kiểm sát viên theo quy định của Pháp lệnh Kiểm sát viên năm 2002, tuyệt đại đa số Kiểm sát viên được đề nghị, thì đều được được bổ nhiệm lại. Cụ thể, trong tổng số Kiểm sát viên các cấp được đề nghị bổ nhiệm lại, thì tuyệt đại đa sốđều được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên các cấp đề nghị bổ nhiệm lại. Thông qua việc bổ nhiệm lại, toàn ngành chỉ có một số ít người bị miễn nhiệm Kiểm sát viên (khoảng 3%), do tham gia 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp đào tạo, tuổi cao, sức khoẻ yếu, nên không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn.... Nhìn chung, số người không được bổ nhiệm lại chiếm tỷ lệ thấp.
Do đó, Điều 4 Pháp lệnh quy định "Nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm" cần được xem xét lại để quy định lại cho phù hợp, theo hướng không nên quy định bổ nhiệm Kiểm sát viên theo nhiệm kỳ.
3. Vấn đề thứ 3: Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình (Điều 12)
Điều 12 quy định "Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình...". Việc quy định như vậy chỉ phù hợp với Điều 3 quy định các chức danh Kiểm sát viên gắn với địa giới hành chính, dẫn đến khó khăn trong công tác chỉđạo điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp và sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều động, biệt phái Kiểm sát viên từ Viện kiểm sát cấp trên xuống Viện kiểm sát cấp dưới, và từ Viện kiểm sát cấp dưới lên Viện kiểm sát cấp trên trong việc phối hợp làm nhiệm vụ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố với tư cách là người tiến hành tố tụng và "tự trói mình", không khoa học trong việc sử dụng lao động, nhất là khi Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã thực hiện thẩm quyền mới về THQCT-KSĐT, KSXX các vụ án hình sự và kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự.
Mặt khác, khi nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc quy định như trên sẽ gây cản trở trong việc cử Kiểm sát viên tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự do người Việt nam phạm tội ở nước ngoài theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta đã ký với các nước, vì Kiểm sát viên chỉđược thực hiện nhiện nhiệm vụ thuộc phạm vi thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; tức là chỉ trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện, địa giới hành chính cấp tỉnh và thẩm quyền bên trong lãnh thổ Việt Nam, không có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ với tư cách là người tiến hành tố tụng ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, khi Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức lại theo mô hình Toà án 4 cấp, gắn với thẩm quyền xét xử thì việc quy định như trên sẽ càng khó khăn trong công tác chỉđạo, điều hành của Viện trưởng VKSND các cấp trong việc cử Kiểm sát viên tiến hành tố tụng, không phù hợp với chính sách cán bộ và không lô gích.
Xuất phát từ chếđịnh Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất, Kiểm sát viên làm nhiệm vụ theo sự chỉđạo trực tiếp của Viện trưởng cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng. Căn cứ Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và Nghịđịnh số 158 của Chính phủ về việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Do đó, nếu quy định "Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình..." là không phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về luân chuyển cán bộ và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới; khó khăn trong công tác điều động Kiểm sát viên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện KSND tối cao trong thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, không sát với thực tế và hội nhập; không phù hợp với cơ cấu cán bộ của một đơn vị cần và đủ; không thấu lý đạt tình trong việc thực hiện chính sách cán bộ.
4. Vấn đề thứ tư: Về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với Kiểm sát viên (Điều 31)
Điều 31 Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND quy định: "Kiểm sát viên có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật quy định".
Mặc dù Điều luật này đã được Nhà nước cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 730 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định thang, bảng lương riêng của Kiểm sát viên, Điều tra viên và Quyết định số 138/2005/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chếđộ phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên ngành Kiểm sát. Nhưng nội dung thang lương, bậc lương được thiết kế giống như thang lương, bậc lương, hệ số lương của Bảng lương đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước (Ban hành kèm theo Nghịđịnh số 204 ngày 14/12/2004 của Chính phủ) là chưa đúng với tinh thần của Điều 31 Pháp lệnh Kiểm sát viên.
Những năm gần đây, Trung ương Đảng, Bộ Chính trịđã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng về cải cách tư pháp, trong đó đã xác định đổi mới chính sách tiền lương, chếđộđãi ngộđối với cán bộ tư pháp. Đó là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kế hoạch số 05-KH/CCTP, ngày 22/02/2006 của Ban Chỉđạo cải cách Tư pháp Trung ương (giai đoạn 2006 - 2010); Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã xác định: Tăng lương hoặc tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc cho các ngành....Kiểm sát, Toà án và một số ngành dễ phát sinh tham nhũng. Đặc biệt, Kết luận số 20-KL/TW, ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã nêu rõ: Xem xét , sửa đổi kịp thời những bất hợp lý phát sinh trong tương quan tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo giữa các chức danh cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể). Thực hiện chếđộ phụ cấp công vụđối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang; nghiên cứu áp dụng chếđộ phụ cấp thâm niên nghề cho phù hợp đối với một số ngành, nghề, bảo đảm tương quan tiền lương giữa lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay. Vì vậy, Điều 31 cần phải được thể chế cụ thể, rõ ràng hơn trong việc thiết kế bậc lương, thang lương đối với Kiểm sát viên, kể cả về bội số tiền lương tối thiểu của Kiểm sát viên mỗi cấp và các loại phụ cấp, từng bước đề nghị Nhà nước xây dựng Luật về tiền lương.
5. Vấn đề thứ năm: Về trang phục đối với Kiểm sát viên (Điều 32)
Theo lộ trình cải cách tư pháp mà Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trịđã xác định, thì sau năm 2010 tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân sẽ tổ chức lại theo mô hình Toà án 4 cấp, theo thẩm quyền xét xử, thay cho mô hình Viện kiểm sát theo 3 cấp hành chính hiện nay. Do đó hệ thống các chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện, cấp tỉnh sẽ không còn phù hợp với tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát 4 cấp, theo thẩm quyền xét xử. Vì vậy, Điều 32 quy định: "Kiểm sát viên, cán bộ ngành Kiểm sát được cấp....phù hiệu, Kiểm sát viên được cấp cấp hiệu..." theo 3 cấp hành chính hiện nay cũng cần phải được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
Mặt khác, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 219/2003/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho thấy một số quy định về việc cán bộ, công chức ngành Kiểm sát được cấp mũ mềm, Kiểm sát viên còn được cấp mũ Kêpi là khó thực hiện, chưa phù hợp với trang phục của cán bộ, công chức làm việc tại công sở.
Nguyên nhân
Từ năm 2003 đến nay, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới về cán bộ, công chức; về cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đổi mới chính sách tiền lương…như Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Nghịđịnh 158/NĐ-CP của Chính phủ vềđịnh kỳ chuyển đổi vị trí công tác… Do đó, việc sửa đổi Pháp lệnh Kiểm sát viên là yêu cầu khách quan cho phù hợp với các yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ hội nhập.
Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành nhiều Luật, Pháp lệnh mới quy định nhiều vấn đề có liên quan đến cán bộ, công chức; nhất là Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định đến vai trò của Kiểm sát viên trong tiến hành tố tụng hình sự.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các chếđịnh về Kiểm sát viên trong Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cũng cần phải được nghiên cứu quy định cho phù hợp với các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thông lệ quốc tế.
III. Một số đề nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân
1. Vấn đề thứ nhất: Xác định chức danh Kiểm sát viên (ngạch Kiểm sát viên) (Điều 3)
Việc xác định tên đối với chức danh Kiểm sát viên là một việc hết sức quan trọng vì nó liên quan đến việc điều động, bố trí sắp xếp cán bộ, nhất là trong việc luân chuyển cán bộ, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, cử Kiểm sát viên tiến hành tố tụng, thực hiện chính sách cán bộ và công tác chỉđạo, điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, do đó đề nghị sửa lại Điều 3 như sau:
Điều 3 mới
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam gồm có:
- Kiểm sát viên cao cấp;
- Kiểm sát viên trung cấp;
- Kiểm sát viên.
Quy định như trên nhằm mục đích Kiểm sát viên cao cấp sẽđược bố trí ở cả 3 cấp, chủ yếu ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp cao, và một sốđược bố trí ở Viện kiểm sát cấp tỉnh nếu thấy cần thiết (kể cả Viện kiểm sát quân sự Trung ương và một sốđược bố trí ở Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nếu thấy cần thiết). Hoặc khi luân chuyển Kiểm sát viên cao cấp từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao xuống Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thì họ vẫn đủ thẩm quyền để tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự. Kiểm sát viên trung cấp được bố trí ơ cả 4 cấp, chủ yếu ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, một sốđược bố trí ở VKSND tối cao, Viện kiểm sát cấp cao để vừa là người giúp việc Kiểm sát viên cao cấp trong việc tiến hành tố tụng, vừa là nguồn để xem xét bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp; một sốđược bố trí ở Viện kiểm sát cấp huyện và Viện kiểm sát khu vực, do đã thực hiện việc tăng thẩm quyền và luân chuyển cán bộ từ trên xuống. Mặt khác, nhằm bố trí cơ cấu Kiểm sát viên, cán bộ hợp lý theo 3 độ tuổi và 3 cấp khác nhau trong từng cơ quan, đơn vị, vừa để bảo đảm tính kế thừa, trẻ hoá và chuyên sâu theo tinh thần Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW, ngày 21/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Việc xác định chức danh Kiểm sát viên như trên nhằm bảo đảm việc bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển… Kiểm sát viên các cấp làm nhiệm vụở bất kỳ Viện kiểm sát cấp nào thì họ cũng đều có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự và pháp luật khác.
Về chính sách tiền lương, khi có sựđiều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ từ Viện kiểm sát cấp trên xuống Viện kiểm sát cấp dưới và từ Viện kiểm sát cấp dưới lên Viện kiểm sát cấp trên sẽ không phải chuyển từ ngạch Kiểm sát viên sang ngạch Kiểm tra viên như hiện nay; không phải xếp lại ngạch lương, bậc lương, phụ cấp trách nhiệm đối với Kiểm sát viên, nhằm đảm bảo chính sách cán bộ, giúp họ yên tâm công tác, không bị sáo trộn về tâm lý và tư tưởng.
2. Vấn đề thứ hai: Về việc bổ nhiệm Kiểm sát viên theo nhiệm kỳ 5 năm một lần (Điều 4)
Đề nghị nên bỏĐiều 4, quy định nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 5 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm, vì theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trịđã chỉ rõ: Nghiên cứu tăng thời hạn bổ nhiệm các chức danh tư pháp hoặc thực hiện chếđộ bổ nhiệm không có kỳ hạn. Mặt khác, Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định Kiểm sát viên là công chức Nhà nước, Bộ Luật tố tụng hình sự quy định Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng và mọi hoạt động của Kiểm sát viên đều đặt dưới sự chỉđạo, điều hành của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp. Vì vậy, không nên quy định nhiệm kỳ của Kiểm sát viên là 5 năm.
3. Vấn đề thứ ba: Xác định thẩm quyền của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi Viện kiểm sát cấp mình (Điều 12)
Do Điều 12 quy định "Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình" nên đã gây khó khăn đến việc điều động, luân chuyển …Kiểm sát viên tiến hành tố tụng hình sựở Viện kiểm sát cấp trên, hoặc Viện kiểm sát cấp dưới, hoặc bên ngoài ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do đó đề nghị bỏđoạn văn "thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình" và Điều 12 mới được sửa lại như sau:
Điều 12 mới
"Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp theo sự phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp do pháp luật quy định".
Quy định như vậy nhằm thể chếđúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là tập trung thống nhất; đã là Kiểm sát viên thì đều có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở Viện kiểm sát các cấp, kể cảở ngoài lãnh thổ Việt Nam theo các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta đã ký kết với các nước và theo sự phân công của Viện trưởng, chứ không chỉ thực hiện nhiệm vụở phạm vi hẹp theo cấp hành chính như hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trong việc chỉđạo, điều hành, điều động, luân chuyển và phân công nhiệm vụđối với Kiểm sát viên khi tiến hành tố tụng.
4. Vấn đề thứ tư: Về chính sách tiền lương và phụ cấp đối với Kiểm sát viên (Điều 31)
Đề nghịĐiều 31 được quy định như sau: "Kiểm sát viên có bảng lương riêng; Kiểm sát viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định".
Quy định như vậy nhằm xác định rõ Kiểm sát viên có bảng lương riêng, ngoài ra còn quy định rõ Kiểm sát viên được hưởng phụ cấp thâm niên và các loại phụ cấp khác do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định, theo Điều 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
Thực hiện chủ trương của Đảng vềđẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, kể cả trong nước và thế giới, tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề bức súc do thực tiễn đặt ra. Trên cơ sởđó thể chế hoá kịp thời, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và trong nước để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật, thì việc tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là yêu cầu tất yếu, khách quan, phù hợp với Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước mới ban hành về cán bộ, công chức; phù hợp với hội nhập quốc tế và tình hình thực tế của Viện kiểm sát nhân dân, góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 cho phù hợp.
Phụ lục
Các tài liệu nghiên cứu
1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
2. Nghị quyết số 49 NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
3. Nghị quyết số 48 NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
4. Nghị quyết lần thứ 3 (khoá VIII) của BCHTW về Chiến lược cán bộ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
5. Nghị quyết lần thứ 6 (lần 2) khoá VIII của BCHTW về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng đảng hiện nay;
6. Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý;
7. Nghị quyết số 04 -NQ/TW, ngày 21/8/2006 của Hội nghị lần thứ ba (khoá X) BCHTW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
8. Kết luận số 20-KL/TW, ngày 28/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X về cải cách chính sách tiền lương, BHXH ….giai đoạn 2008-2010;
9. Hiến pháp năm 1992;
10. Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003;
11. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
12. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003;
13. Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND năm 2002;
14. Nghị quyết số 730 ngày 30/9/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bảng lương ngành Kiểm sát;
15. Nghịđịnh số 204 ngày 14/12/2004 của Chính phủ về bảng lương đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước;
16. Nghịđịnh số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27/10/2007 của Chính phủ vềđịnh kỳ chuyển đổi vị trí công tác;
17. Kế hoạch số 05-KH/CCTP, ngày 22/2/2006 của Ban Chỉđạo cải cách tư pháp Trung ương;
18. Báo cáo tổng kết công tác Kiểm sát năm 2002 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
19. Báo cáo tổng kết công tác Kiểm sát năm 2007 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.