Ngày 14/6/2012, Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì họp Ủy ban kiểm sát mở rộng để góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 quy định về Viện kiểm sát nhân dân. Tham dự cuộc họp có Phó Viện trưởng Thường trực Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Phước tới, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường, cùng Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát tối cao, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Phát biểu tại cuộc họp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, đề cập nội dung Hiến pháp 1992, quy định về Viện kiểm sát nhân dân. Hiến pháp năm 1992 quy định về tổ chức bộ máy nhà nước ta và phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân...
ỦY BAN KIỂM SÁT HỌP THẢO LUẬN, GÓP Ý KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
CÁC QUY ĐỊNH VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 1992
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì cuộc họp
Ngày 14/6/2012, Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì họp Ủy ban kiểm sát mở rộng để góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 quy định về Viện kiểm sát nhân dân. Tham dự cuộc họp có Phó Viện trưởng Thường trực Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Phước tới, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường, cùng Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát tối cao, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Phát biểu tại cuộc họp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, đề cập nội dung Hiến pháp 1992, quy định về Viện kiểm sát nhân dân. Hiến pháp năm 1992 quy định về tổ chức bộ máy nhà nước ta và phản ánh tiến trình dân chủ hoá cuộc sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hiến pháp năm 1992 có những tiến bộ nhất định, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ chính trị đã khẳng định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hai chức năng đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Việc tổ chức thực hiện tốt hai chức năng của ngành Kiểm sát nhân dân là trách nhiệm chính trị của mỗi cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời hoàn thiện chính sách, pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn việc sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp hiện nay là hết sức cần thiết.
Trong phần thảo luận, đóng góp ý kiến, đa số các thành viên Ủy ban kiểm sát mở rộng, Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp đều có chung quan điểm việc sửa đổi lần này nhằm ban hành Hiến pháp mới thay thế cho Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp mới phải phản ánh tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong các quy định về Viện kiểm sát nhân dân hướng tới bảo vệ quyền con người và quyền dân chủ. Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp nhằm đề cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với công dân, bảo đảm các quyền con người trong hoạt động tư pháp. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp thực hiện đúng trình tự, thủ tục cụ thể, công khai, minh bạch, tạo điều kiện góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Dự kiến quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp năm 1992 tiến hành trong hai năm; tháng 10/2013 hoàn thành Dự thảo trình Quốc hội.
Quốc Hưng