Trong hai ngày 28 và 29/10/2010, tại TP. Đà Nẵng, VKSND tối cao đã tổ chức Hội nghị tập huấn toàn ngành: “Rút kinh nghiệm việc đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự và Tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 388, triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Viện trưởng Thường trực VKSND Tối cao Hoàng Nghĩa Mai; đồng chí Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng VKSQS Trung ương; Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan: TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, đại diện lãnh đạo VKSQS cấp thứ 2 cùng đại diện lãnh đạo, Kiểm sát viên của VKSND 63 tỉnh, thành trên toàn quốc...
Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Tập huấn công tác nghiệp vụ về án hình sự
Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao phát biểu khai mạc Hội nghị.
Trong hai ngày 28 và 29/10/2010, tại TP. Đà Nẵng, VKSND tối cao đã tổ chức Hội nghị tập huấn toàn ngành: “Rút kinh nghiệm việc đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự và Tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 388, triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Viện trưởng Thường trực VKSND Tối cao Hoàng Nghĩa Mai; đồng chí Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng VKSQS Trung ương; Tham dự hội nghị có đại diện các cơ quan: TAND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, đại diện lãnh đạo VKSQS cấp thứ 2 cùng đại diện lãnh đạo, Kiểm sát viên của VKSND 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Sau khi đồng chí Nguyễn Mạnh Hiền, Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế - chức vụ (Vụ 1) trình bày “Báo cáo rút kinh nghiệm việc đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 25 BLHS”, đồng chí Mai Anh Thông - Phó Vụ trưởng Vụ 1 trình bày Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong ngành Kiểm sát và tổ chức triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; các đại biểu đã sôi nổi trình bày ý kiến, tham luận đóng góp cho Hội nghị. Trong đó, các đại biểu chủ yếu nêu ra vấn đề nhận thức về miễn trách nhiệm hình sự do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và miễn trách nhiệm hình sự do chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25 BLHS). Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung bàn về vấn đề đối tượng nào được bồi thường và đặc biệt là việc cơ quan nào phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Nghị quyết 388 bởi sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp để xác định trách nhiệm giải quyết đơn yêu cầu bồi thường ở một số vụ việc đến nay chưa được nhất quán hoặc chưa nhận thấy trách nhiệm phải bồi thường của từng Ngành, từng cấp, có biểu hiện né tránh trách nhiệm, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý cán bộ liên quan đến việc làm oan.
Tin: Đức Bình
Ảnh: Quang Thanh