Hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2010), Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tổ chức Liên hoan văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV, năm 2010.
VKSNDTC THÔNG BÁO
Thể lệ và kế hoạch tổ chức Liên hoan Văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV - năm 2010
Hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2010), 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2010), Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tổ chức Liên hoan văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV, năm 2010.
1. Đối tượng tham gia: Là các cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68 và hợp đồng lao động có kỳ hạn từ 01 năm (thời gian làm việc có ít nhất 06 tháng) hiện đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân. Nghiêm cấm việc thuê, mượn ca sĩ, múa phụ họa bên ngoài ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Nội dung - chủ đề:
- Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người;
- Ca ngợi cuộc chiến đấu thầm lặng của các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Nội dung các tiết mục trong sáng, nêu lên tình cảm của cán bộ công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân với Đảng, Bác Hồ kính yêu, với ngành Kiểm sát; Tuyên truyền truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Phong cách thể hiện phù hợp với tình cảm và bản sắc dân tộc Việt Nam;
- Khuyến khích các tiết mục tự biên, sáng tác mới ca ngợi về Đảng, Bác Hồ kính yêu, về truyền thống ngành Kiểm sát nhân dân;
- Riêng tiết mục tiểu phẩm chủ đề chỉ sáng tác về ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Hình thức, tiết mục:
- Mỗi đơn vị đăng ký 1 chương trình tối đa 03 tiết mục, thời gian biểu diễn không quá 30 phút.
- Vòng loại được tổ chức tại 03 khu vực: Phía Bắc, Miền Trung – Tây Nguyên, phía Nam. Các tiết mục đạt giải Nhất và một số tiết mục xuất sắc được tham gia vòng Chung kết.
- Tiết mục gồm:
+ Hát: đơn ca, song ca, đồng ca và hợp ca;
+ Múa;
+ Tiểu phẩm.
- Số lượng diễn viên tham gia Văn nghệ một số tiết mục như: Hợp ca có số lượng diễn viên hát ít nhất là 20 người, tốp ca có số lượng diễn viên hát từ 5 đến dưới 20 người và có thể múa phụ họa cho các tiết mục hát; Các thể loại: múa, tiểu phẩm không hạn chế số lượng diễn viên.
- Chương trình Liên hoan văn nghệ được ban tổ chức xây dựng trên cơ sở các tiết mục đăng ký của các đơn vị, sắp xếp đan xen lẫn nhau theo qui định của Ban tổ chức.
- Các đơn vị dự thi tự chuẩn bị trang phục và đạo cụ để chạy thử chương trình, khớp nhạc. Ban tổ chức bố trí dàn nhạc chung để phục vụ cho buổi khớp nhạc và biểu diễn chính thức (đối với các tiết mục hát).
- Ban tổ chức chuẩn bị hội trường, sân khấu, thiết bị âm thanh, ánh sáng; sắp xếp lịch khớp nhạc, chạy thử chương trình và các hoạt động khác đảm bảo cho Liên hoan văn nghệ thành công.
4. Đăng ký tiết mục:
Các đơn vị đăng ký tiết mục tham gia Liên hoan Văn nghệ bằng văn bản (theo mẫu), trong đó nêu rõ số lượng tiết mục, tên tiết mục, tên tác giả, riêng tiết mục đơn ca, song ca, ghi tên người biểu diễn gửi về Ban tổ chức liên hoan văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV, theo địa chỉ:
Báo Bảo vệ pháp luật, số 44 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, điện thoại: 04.38255058 (máy lẻ 211), 04.39366595 Fax: (04) 3.9361657, Email: baviet_bvpl@yahoo.com chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm 2010.
Các đơn vị có thể thay đổi tiết mục hoặc diễn viên, phải thông báo bằng văn bản với Ban tổ chức thời hạn ít nhất trước 02 ngày biểu diễn.
5. Thời gian, địa điểm tổ chức:
5.1 Thời gian, địa điểm:
- Khu vực phía Bắc gồm các đơn vị:
+ Viện kiểm sát nhân dân: Hà Nội, Hải Phòng, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Hà Nội;
+ Viện Kiểm sát quân sự: Viện kiểm sát quân sự Trung ương và các Viện Kiểm sát quân sự cấp thứ 2 từ Hà Tĩnh trở ra.
Thời gian tổ chức diễn ra vào cuối tháng 5/2010.
- Khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm các đơn vị:
+ Viện Kiểm sát nhân dân: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắêk Nông, Lâm Đồng và Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng;
+ Viện Kiểm sát quân sự: Các Viện kiểm sát quân sự cấp thứ hai từ Quảng Bình trở vào đến tỉnh Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên thuộc các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Thời gian tổ chức diễn ra vào tháng 6/2010.
- Khu vực phía Nam gồm các đơn vị:
+ Viện Kiểm sát nhân dân: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Viện THQCT và KSXX phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh; Phân hiệu Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh;
+ Viện Kiểm sát quân sự: Các Viện kiểm sát quân sự cấp thứ hai từ thành phố Hồ Chí Minh trở vào, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Thời gian tổ chức diễn ra vào tháng 6/2010.
- Sau liên hoan tại ba khu vực, Các tiết mục đạt giải nhất và một số tiết mục xuất sắc được chọn về biểu diễn chung kết tại Hà Nội trong tháng 7/2010 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 - 26/7/2010).
5.2 Thời gian chạy thử, duyệt chương trình:
Ban tổ chức sẽ thông báo địa điểm cụ thể tại các khu vực và thời gian chạy thử, duyệt chương trình cho từng đơn vị sau khi sắp xếp chương trình liên hoan.
6. Ban giám khảo và tổ thư ký:
6.1 Thành phần Ban giám khảo:
- Có từ 5 đến 7 người gồm các nghệ sĩ chuyên nghiệp, có uy tín và đại diện của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
6.2 Nhiệm vụ:
- Đánh giá chất lượng của các tiết mục tham dự liên hoan.
- Chấm điểm đối với từng tiết mục và công bố kết quả liên hoan.
6.3 Tổ thư ký:
- Giúp việc cho Ban giám khảo tổng hợp điểm của mỗi tiết mục biểu diễn để Ban Giám khảo quyết định.
7. Cách chấm điểm:
7.1 Nguyên tắc chấm điểm: Bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng, độc lập của từng thành viên Ban Giám khảo.
7.2 Tiêu chí chấm điểm:
Thang điểm các tiết mục do Ban Giám khảo thống nhất quyết định, căn cứ vào các tiêu chí sau:
+ Kỹ thuật, chất lượng trình bày (rõ lời, đúng nhịp).
+ Phong cách thể hiện.
+ Trang phục.
- Điểm khuyến khích: Giám khảo có thể cho thí sinh điểm khuyến khích trong trường hợp:
+ Tiết mục hát có múa phụ hoạ được cộng thêm điểm.
+ Tiết mục tự biên viết về ngành Kiểm sát được cộng thêm điểm.
+ Tiết mục biểu diễn của thí sinh đặc sắc, công phu, sáng tạo.
- Thành viên Ban Giám khảo chấm điểm vào phiếu chấm điểm, ký, ghi rõ họ tên và chuyển cho Tổ thư ký để tổng hợp.
- Ban giám khảo trừ điểm đối với tiết mục quá thời gian qui định.
- Trong trường hợp các tiết mục có số điểm bình quân bằng nhau thì lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Tiết mục tự biên, tự diễn.
+ Tiết mục có đông người tham gia.
+ Tiết mục có người cao tuổi tham gia.
7.3 Các trường hợp huỷ kết quả tham gia liên hoan.
- Hát nhái;
- Tiết mục có người biểu diễn không thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1 Thể lệ này;
- Không tuân thủ thể lệ Liên hoan văn nghệ;
- Tiết mục sao chép nhạc, lời… mạo nhận sáng tác, dàn dựng.
7.4 Điểm thi:
- Điểm của tiết mục là điểm trung bình cộng của từng thành viên Ban Giám khảo trừ đi số điểm do biểu diễn quá thời gian qui định (nếu có). Điểm xếp giải lấy từ cao xuống.
8. Cơ cấu giải thưởng:
- Trên cơ sở kết quả đánh giá của Ban Giám khảo, Ban chỉ đạo và Ban tổ chức Liên hoan Văn nghệ sẽ quyết định trao tặng giải thưởng tại 03 khu vực: Trao cờ và tiền thưởng cho các tiết mục đạt giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích.
- Tại vòng chung kết: Trao cờ và tiền thưởng cho các tiết mục đạt giải nhất, nhì, ba và giải khuyến khích. Trao cờ, quà tặng và tiền thưởng cho các đoàn đạt giải nhất, nhì, ba toàn đoàn và giải phong cách. Trao cờ, quà tặng và giải thưởng cho tiết mục sáng tác hay nhất về ngành Kiểm sát nhân dân. Ngoài ra, Viện trưởng tặng bằng khen cho các đoàn có thành tích xuất sắc trong việc tham gia Liên hoan Văn nghệ.
Tặng cờ lưu niệm (hoặc kỷ niệm chương) cho tất cả các đoàn tham gia Liên hoan Văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần IV – Năm 2010.
9. Tổ chức thực hiện
Trưởng ban tổ chức Liên hoan Văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần IV – năm 2010, Thủ trưởng các đơn vị cử các đoàn tham gia Liên hoan Văn nghệ nghiêm túc triển khai, thực hiện đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, quyết định của Trưởng ban tổ chức sẽ là quyết định cuối cùng.
Kế hoạch Tổ chức Liên hoan văn nghệ Ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV – năm 2010
I. Mục đích yêu cầu
1. Mục đích:
- Liên hoan Văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Viện Kiểm sát các cấp thi đua lập thành tích chào mừng các ngày đại lễ trong năm và tuyên truyền cho kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân;
- Xây dựng phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng của ngành Kiểm sát. Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, góp phần động viên cán bộ công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Phát huy tinh thần đoàn kết, mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp của ngành Kiểm sát nhân dân trong 50 năm qua.
2. Yêu cầu:
- Liên hoan Văn nghệ được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, thiết thực, tiết kiệm, an toàn và phù hợp; Động viên toàn thể cán bộ, kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên và các nhân viên trong đơn vị tham gia hoạt động và cổ vũ, động viên phong trào văn nghệ của ngành;
- Nâng cao tinh thần đoàn kết, thân ái, tôn trọng lẫn nhau. Viện Kiểm sát các cấp và các cá nhân tham gia Liên hoan văn nghệ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ban tổ chức, tham gia nhiệt tình, trung thực, khách quan, vô tư.
II. Chủ đề và hình thức
1. Chủ đề:
- Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người;
- Ca ngợi cuộc chiến đấu thầm lặng của các Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Nội dung các tiết mục trong sáng, nêu lên tình cảm của cán bộ công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân với Đảng, Bác Hồ kính yêu, với ngành Kiểm sát; Tuyên truyền truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân;
- Phong cách thể hiện phù hợp với tình cảm và bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Khuyến khích các tiết mục tự biên, sáng tác mới ca ngợi về Đảng, Bác Hồ kính yêu, về truyền thống ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Hình thức:
- Tất cả các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân, gồm: 63 Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng và tại TP Hồ Chí Minh, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Hà Nội và Phân hiệu Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại TP Hồ Chí Minh, cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (gồm các đơn vị trực thuộc), cơ quan Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Viện Kiểm sát quân sự cấp thứ 2 cử 01 đoàn tham gia Liên hoan Văn nghệ gồm các diễn viên được lựa chọn từ các cán bộ nhân viên tại các đơn vị trực thuộc.
- Mỗi đoàn Văn nghệ chọn tối đa 03 tiết mục và thời gian biểu diễn của đoàn không quá 30 phút;
- Liên hoan văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV được tổ chức tại 03 khu vực, các tiết mục đạt giải nhất và một số tiết mục xuất sắc được lựa chọn để tham gia chung kết.
III. Thể loại
Tiết mục biểu diễn gồm: Hát đơn ca, song ca, tốp ca, hợp ca (múa phụ hoạ, nếu có), múa và tiểu phẩm.
Riêng tiểu phẩm chỉ chấp thuận chủ đề viết về ngành Kiểm sát nhân dân.
IV. Đối tượng tham gia, địa điểm và thời gian tổ chức
1. Đối tượng: Là các cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68 và hợp đồng lao động có kỳ hạn từ 01 năm (thời gian làm việc có ít nhất 06 tháng) hiện đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân. Không chấp nhận việc thuê, mượn các ca sĩ ngoài ngành Kiểm sát nhân dân, kể cả múa phụ họa;
2. Địa điểm và thời gian tổ chức
- Thời gian tổ chức tại các khu vực vào khoảng tháng 5, 6/2010, địa điểm cụ thể là:
+ Khu vực phía Bắc: Tổ chức tại thành phố Nam Định, do Báo Bảo vệ pháp luật phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức;
+ Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên: Tổ chức tại Kon Tum, do báo Bảo vệ pháp luật phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức;
+ Khu vực phía Nam: Tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, do báo Bảo vệ pháp luật phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức.
- Ban tổ chức lựa chọn các tiết mục đạt giải nhất và một số tiết mục xuất sắc để tham gia vòng chung kết tại Hà Nội, do báo Bảo vệ pháp luật phối hợp với Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội tổ chức; Thời gian: tháng 7/2010.
Thời gian và địa điểm biểu diễn cụ thể tại các khu vực và vòng chung kết sẽ được Ban tổ chức thông báo sau.
V. Kinh phí
1. Kinh phí cho việc tổ chức Liên hoan Văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV gồm: Giải thưởng, địa điểm, thuê âm thanh, ánh sáng, thù lao Ban giám khảo, trang trí sân khấu, kỷ niệm chương, cờ giải, cờ lưu niệm, thù lao nhạc công, chi phí tuyên truyền cho liên hoan và các chi phí khác… do báo Bảo vệ pháp luật chi trong nguồn kinh phí tuyên truyền năm 2010.
2. Kinh phí cho việc tập luyện, đi lại, ăn, ở trong quá trình tham gia Liên hoan văn nghệ cho các đoàn do các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị thanh toán từ kinh phí tuyên truyền đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao bố trí.
VI. Ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban giám khảo và thể lệ
1. Ban chỉ đạo, Ban tổ chức: Do Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập, có nhiệm vụ:
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo Ban tổ chức thực hiện tốt việc tổ chức Liên hoan văn nghệ theo đúng kế hoạch, quyết định những vấn đề liên quan khác;
- Ban tổ chức có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch, xây dựng Thể lệ, xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức Liên hoan văn nghệ của từng khu vực và vòng chung kết;
2. Ban giám khảo: Do Ban tổ chức quyết định thành lập tại mỗi khu vực và vòng chung kết có từ 5 người đến 7 người gồm các nghệ sĩ chuyên nghiệp có uy tín và đại diện của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
VII. Đánh giá khen thưởng
- Trên cơ sở kết quả đánh giá của Ban giám khảo, Ban chỉ đạo và Ban tổ chức quyết định trao tặng các loại giải thưởng gồm: Nhất, nhì, ba, khuyến khích cho các tiết mục biểu diễn; Vòng chung kết có thêm các giải: Nhất, nhì, ba toàn đoàn và giải tiết mục xuất sắc viết về ngành Kiểm sát.
- Việc tham gia tại Liên hoan văn nghệ là một trong các tiêu chí để Hội đồng thi đua khen thưởng ngành xét thi đua khen thưởng năm 2010 của các đơn vị.
VIII. Tổ chức thực hiện
Các đồng chí Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự các cấp, các đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, kiểm tra để đơn vị có các tiết mục tham gia Liên hoan văn nghệ đảm bảo tính nghệ thuật và tính chính trị;
Giao báo Bảo vệ pháp luật chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức “Liên hoan văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV - năm 2010” đúng kế hoạch./.