VKSND Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề về thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm của 2 cấp và kết quả xét xử phúc thẩm đối với án có kháng cáo, kháng nghị và công tác KSXX phúc thẩm hình sự trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Phóng viên báo BVPL có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thơ, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai.
Phóng viên: Thưa Phó Viện trưởng, Hội nghị đã đánh giá như thế nào về thực trạng công tác này?
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai:
Hạn chế việc cải, sửa, hủy án sơ thẩm
Đồng chí Nguyễn Văn Thơ, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai phát biểu chỉ đạo Hội nghị
VKSND Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề về thực trạng công tác kháng nghị phúc thẩm của 2 cấp và kết quả xét xử phúc thẩm đối với án có kháng cáo, kháng nghị và công tác KSXX phúc thẩm hình sự trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Phóng viên báo BVPL có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thơ, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai.
Phóng viên: Thưa Phó Viện trưởng, Hội nghị đã đánh giá như thế nào về thực trạng công tác này?
Ông Nguyễn Văn Thơ: Mặc dù số lượng án hình sự sơ thẩm của một số đơn vị trong ngành Kiểm sát Đồng Nai có tăng hơn trước, song công tác giải quyết án hình sự sơ thẩm ở cấp huyện cơ bản là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Một số Viện kiểm sát huyện có nhiều kháng nghị như: Biên Hòa, Long Khánh, Xuân Lộc, Long Thành, Tân Phú đã nâng số vụ kháng nghị cao hơn so với các năm trước. Chất lượng kháng nghị từng bước được nâng lên từ hình thức đến nội dung, đảm bảo có căn cứ nên nhiều vụ kháng nghị được Phòng 3 và Lãnh đạo Viện tỉnh bảo vệ kháng nghị (28/49 vụ) và số lượng kháng nghị được Tòa chấp nhận 13 vụ, 29 bị cáo.
Tuy nhiên, vẫn còn chưa thống nhất quan điểm xử lý giữa Viện kiểm sát (VKS) với Tòa án cấp huyện, giữa cấp sơ thẩm với cấp phúc thẩm dẫn đến bản án của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng khi áp dụng pháp luật, nhưng KSV cấp huyện chưa phát hiện để kịp thời kháng nghị.
Phóng viên: Hội nghị đã xác định các nguyên nhân của thiếu sót, hạn chế trong công tác kháng nghị phúc thẩm là gì?
Ông Nguyễn Văn Thơ: Về khách quan: Một số nội dung quy định của BLHS và BLTTHS chưa cụ thể, dẫn tới việc nhận thức và vận dụng chưa thống nhất. Trong khi, việc hướng dẫn thi hành pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền không kịp thời, chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ đã gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Một số vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ và đánh bạc, Tòa xét xử cho bị cáo được hưởng án treo, nếu đối chiếu với các quy định về điều kiện để được hưởng án treo là không sai nhưng để phục vụ yêu cầu chính trị địa phương, nhất là trong tình hình hiện nay loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng thì việc xét xử như trên sẽ làm giảm đi tính giáo dục và phòng ngừa chung. Thực tế, khi VKS cấp huyện kháng nghị và được VKS tỉnh bảo vệ thì Tòa cấp phúc thẩm không chấp nhận, vì cùng trường hợp tương tự có Tòa án lại xét xử tù giam, cấp phúc thẩm lại y án.
Mặt khác, số lượng án hình sự những năm gần đây tăng lên rất cao, nhưng đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên thì thiếu và một số cán bộ chuyên viên mới vào ngành nên chưa có kinh nghiệm... Về chủ quan: Quan điểm kháng nghị của VKS cấp huyện còn mang tính chủ quan, cảm tính; chưa nghiên cứu, đánh giá cụ thể nội dung quyết định của HĐXX sơ thẩm để xác định chính xác vi phạm pháp luật làm căn cứ kháng nghị. Do vậy, kháng nghị còn chung chung, thiếu thuyết phục dẫn đến VKS cấp phúc thẩm phải rút kháng nghị hoặc bị Tòa cấp phúc thẩm bác kháng nghị.
Bên cạnh đó, Tòa cấp phúc thẩm bác kháng nghị của VKS, tuyên y án sơ thẩm trong một số vụ án vì cho rằng để ổn định bản án hoặc không cần thiết phải hủy án mặc dù bản án sơ thẩm có vi phạm, sai sót nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Ngoài ra, không ít trường hợp Tòa cấp phúc thẩm bác kháng nghị của VKS thiếu căn cứ, nguyên nhân do nhận thức chủ quan, bất đồng quan điểm của HĐXX về nhận thức và áp dụng pháp luật, hoặc do muốn bảo vệ theo cảm tính đối với bản án của Tòa cấp dưới. Tiếp đó VKS tỉnh cũng không kháng nghị giám đốc thẩm do ngại cấp Giám đốc thẩm không bảo vệ quan điểm.
Phóng viên: Những giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác kháng nghị phúc thẩm của VKS cấp huyện và VKS cấp tỉnh cụ thể như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Thơ: Tại Hội nghị Chuyên đề này, đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm và hạn chế việc cải, sửa, hủy án sơ thẩm ở cấp phúc thẩm. Lãnh đạo VKS cấp huyện phải thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, coi đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ phải được xác định đầy đủ. Công tác duyệt cáo trạng, duyệt án và nghe Kiểm sát viên báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm để quyết định kháng nghị phúc thẩm phải được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy chế của ngành. Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử để quyết định việc truy tố có căn cứ, chính xác về tội danh, điều luật áp dụng, cần thiết phải song song thực hiện việc phát hiện được những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm về áp dụng pháp luật; về thủ tục tố tụng để kháng nghị phúc thẩm và xem đó là chỉ tiêu để đánh giá kết quả thi đua đối với cá nhân, đơn vị hàng năm.
VKS cấp huyện cần thực hiện nghiêm túc thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, VKS cấp sơ thẩm phải gửi bản án kèm phiếu kiểm sát án văn cho Phòng 3 VKS tỉnh. Các đơn vị phải khắc phục ngay việc gửi bản án sơ thẩm quá chậm, dẫn đến không còn thời hạn kháng nghị phúc thẩm.
Phóng viên: Cảm ơn Phó Viện trưởng!
Nguyên Thành (thực hiện)