CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

NGƯỜI KIỂM SÁT VIÊN BẢN LĨNH

11/06/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
(ĐCSVN) – Công việc của một người kiểm sát viên không chỉ đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để đấu tranh với cái xấu, bảo vệ pháp luật và công lý. Bản lĩnh đó được ông Nguyễn Đình Viễn tôi luyện qua lửa đạn chiến tranh và rèn rũa không ngừng trong suốt 30 trên cương vị một người kiểm sát mẫu mực, tiêu biểu.

 NGƯỜI KIỂM SÁT VIÊN BẢN LĨNH

 (ĐCSVN) – Công việc của một người kiểm sát viên không chỉ đòi hỏi phải có chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để đấu tranh với cái xấu, bảo vệ pháp luật và công lý. Bản lĩnh đó được ông Nguyễn Đình Viễn tôi luyện qua lửa đạn chiến tranh và rèn rũa không ngừng trong suốt 30 trên cương vị một người kiểm sát mẫu mực, tiêu biểu.

Những ngày đầu tháng tư vừa qua là quãng thời gian ngắn ngủi hiếm hoi người kiểm sát viên tiêu biểu của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm 3 tại TP HCM Nguyễn Đình Viễn tạm rời xa công việc. Ông là một trong số 156 kiểm sát viên tiêu biểu đại diện cho hơn 12.000 kiểm sát viên của cả nước được về dự Hội nghị biểu dương kiểm sát viên tiêu biểu ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ nhất tại Hà Nội.
Ông Viễn vào ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 1978. Qua gần 30 năm công tác, với ý chí phấn đấu, vươn lên không ngừng nghỉ của một người lính đã kinh qua chiến tranh, lửa đạn, với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, ông đã trưởng thành từ một kiểm sát viên cấp huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng đến một Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Nét nổi bật ở ông luôn khiến đồng nghiệp kính trọng, cấp trên tin tưởng là ở cương vị nào, được giao nhiệm vụ gì, ông đều đem hết khả năng về sự hiểu biết, nghi lực, tận tâm để thực hiện tốt công việc.
Công việc của những người kiểm sát viên như ông Viễn là làm sao đảm bảo người có tội phải trả giá trước pháp luật, người vô tội phải được bảo vệ. Nhưng để thực hiện được điều tưởng như đơn giản đó đòi hỏi người làm nghề không những phải vững vàng về chuyên môn mà còn phải tận tâm, tận lực và nhất là luôn phải công tâm trước mỗi vụ án. Từ khi vào nghề đến nay, chưa lúc nào ông Viễn quên lời dạy của Bác với những người kiểm sát viên: ''Công minh, Chính trực, Khách quan, Thận trọng, Khiêm tốn''. Dù trước một vụ án lớn, phức tạp, đông người với hàng ngàn trang bút lục hay chỉ với những vụ án đơn giản, ông cũng chưa bao giờ tỏ ra chủ quan. Bởi ông hiểu rằng, sau mỗi một bản án là số phận một con người. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể để lọt tội phạm hay làm oan sai người vô tội.
Trước những thử thách của nghề, không còn cách nào khác là luôn phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, không nừng học hỏi, rút kinh nghiệm qua mỗi bản án. Để làm tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn phúc thẩm, nguyên tắc làm việc của ông Viễn là luôn xem xét kỹ bản án sơ thẩm, biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, đơn kháng cáo... đến từng chi tiết nhỏ nhất. Từ đó định hướng cho việc thu thập tài liệu chứng cứ để xây dựng hồ sơ Kiểm sát, đề xuất hướng giải quyết yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.
Trong vai trò kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên toà phúc thẩm, trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, ông luôn dự kiến trước các câu hỏi để tham gia xét hỏi, tranh tụng với luật sư, người tham gia tố tụng. Đồng thời theo dõi kỹ việc thực hiện tố tụng của hội đồng xét xử tại phiên tòa, nội dung phần nhận định và quyết định của bản án sơ thẩm để xây dựng những báo cáo kết quả xét xử phúc thẩm và nêu ý kiến đề xuất tiếp theo.
Với phương pháp làm việc khoa học và công minh, trong 30 năm trên cương vị kiểm sát viên, ông Viễn đã nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát, thực hành quyền công tố tại tòa hàng ngàn vụ án, nhưng không có vụ án nào để sót người, lọt tội hoặc để người vô tội bị oan sai. Qua mỗi vụ án, mỗi phiên tòa, mỗi lần tiếp xúc với một bị can..., ông đều rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không ngừng hoàn thiện mình.
Thế nhưng chỉ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng thôi chưa đủ. Người kiểm sát viên cần có bản lĩnh vững vàng trước áp lực nhiều phía do vụ án đem lại, cần có ý chí kiên định trong việc đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật. Bản lĩnh đó đã được ông tôi rèn trong những năm tháng chiến tranh và càng thêm vững vàng qua những lần đấu tranh với tội phạm. Không khuất phục trước cám dỗ của đồng tiền, không run sợ trước những lời đe dọa, ông luôn được cấp trên tin tưởng giao phó điều tra những vụ án lớn, đông người phạm tội, đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Tamexco, vụ án Epco - Minh Phụng, vụ án Năm Cam và đồng bọn...
Còn nhớ trong quá trình giải quyết vụ án Z501 - Trương Văn Cam và đồng bọn, ông được tham gia đọc hồ sơ ngay từ giai đoạn Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng cáo trạng đến lúc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, nhằm nắm chắc hồ sơ để giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm. Vụ án dày hàng chục ngàn trang bút lục, với 155 bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có bị cáo phạm 7 tội. Đúng lúc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xét xử sơ thẩm, gia đình ông gặp cảnh khó khăn, ông vừa đi làm, vừa phải lo đưa đón, chăm sóc con nhỏ. Rồi còn phải kiên định trước bao cám dỗ cũng như dọa dẫm. Nhưng ông không nản lòng, buông xuôi. Bởi biết đây là một vụ án lớn, tác động mạnh mẽ tới dư luận xã hội, nếu xử đúng người, đúng tội sẽ cùng cố thêm niềm tìn của người dân vào quyết tâm chống tham nhũng, tội phạm nghiêm trọng của Đảng và Nhà nước.
Sau khi bản án sơ thẩm tuyên xử, có 69 bị cáo, 3 đại diện gia đình bị hại và 6 người có quyền và nghĩa vụ liên quan kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm xét xử lại, với những nội dung kháng cáo khác nhau như kêu oan, đề nghị xem xét lại tội danh, hình phạt tù, hình phạt bổ sung và vật chứng. Với số lượng bị cáo kháng cáo nhiều, công việc mà Kiểm sát viên phải nghiên cứu giải quyết theo trình tự phúc thẩm vừa mang tính khẩn trương đảm bảo đúng thời gian đã dự định cho việc xét xử phúc thẩm và vừa phải đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật. Đây là một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi phải có quyết tâm cao thì mới giải quyết được.
Cùng với đồng nghiệp, ông Viễn đã phải tận dụng tất cả thời gian đề làm việc kể cả thứ bảy và chủ nhật, ngày lễ và buổi tối để hoàn thành hồ sơ kịp thời gian đã dự định. Trong thời gian mở phiên tòa xét xử phúc thẩm kéo dài trong vòng một tháng rưỡi, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải thực hiện hai nhiệm vụ đó là thực hiện quyền công tố nhà nước và kiểm sát quá trình hoạt động tư pháp tại phiên tòa. Điều đó đòi hỏi Kiểm sát viên phải tập trung, tỉnh táo và xử trí nhanh nhạy những diễn biến, tình huống phát sinh tại phiên tòa. Trên cơ sở đó tham gia thẩm vấn làm sáng tỏ yêu cầu kháng cáo của bị cáo, đương sự từ đó hoàn chỉnh dự thảo kết luận, xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án sơ thẩm để đưa ra quan điểm đề xuất xử lý cụ thể đối với từng bị cáo nghiêm minh, đúng pháp luật.
Qua vụ xét xử Năm Cam và đồng bọn, thêm một lần nữa, chuyên môn vững vàng và bản lĩnh kiên định của người kiểm sát viên Nguyễn Đình Viễn được thể hiện rõ.
Với thành tích phấn đấu liên tục trong gần 30 năm, ông đã được Đảng và Nhà nước, ngành Kiểm sát nhân dân tặng nhiều phần thưởng xứng đáng: Huy chương Bảo vệ pháp chế; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 8 lần được công nhận là Chiến sỹ thi đua cơ sở; 7 lần được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Bằng khen. Và gần đây nhất, ông vinh dự được là một trong 156 kiểm sát viên tiêu biểu về dự hội nghị tuyên dương kiểm sát viên tiêu biểu theo gương Bác lần thứ nhất ngành Kiểm sát nhân dân.
                                (Theo báo đin tĐCSVN)    Mai Hồng
Tìm kiếm