CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

  • Toàn văn
  • Thuộc tính
  • In văn bản
Van ban nganh

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỐI CAO

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-*-

 

-------------------------------

Số: 46 /VKSTC

 

    Hà nội, ngày 11 tháng  11  năm 1995

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KSND TỐI CAO

BAN HÀNH "QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

CỦA NGÀNH KSND"

-----------------------

 

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

- Căn cứ Điều Điều 14 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28-10-1991 của Hội đồng Nhà nước.

Căn cứ Điều 3 Quyết định số 566/TTG ngày 14-9-1995 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của ông Chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

QUYẾT ĐỊNH

 Điều 1: Ban hành "quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Ngành kiểm sát nhân dân".

 Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những văn bản đã ban hành trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Các ông, bà Chánh văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp và kiểm sát viên, công chức, viên chức trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

K/T VIỆN TRƯỞNG

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Đã ký: Vũ Đức Khiển

 

 

 

 

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỐI CAO

 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-*-

 

-------------------------------

 

 

      Hà nội, ngày 11 tháng  11  năm 1995

 

 

QUY CHẾ

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CỦA NGÀNH KSND

(BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 64/VKSTC

NGÀY 11-11-1995 CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KSND TỐI CAO)

-----------------------

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

 

Để nghiêm chỉnh thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28-10-1991, Nghị định số 84/HĐBT ngày 9-3-1992, Quyết định số 566/TTg ngày 14-9-1995 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành kiểm sát nhân dân và Thông tư số 06/TT-BNV (A11) ngày 28-8-1992, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành "Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước" trong toàn ngành kiểm sát nhân dân như sau:

1- Xác định độ mật, thay đổi độ mật, giải mật, đề xuất, sửa đổi bổ sung danh mục bảo mật Nhà nước.

Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a- Thường xuyên nắm chắc phạm vi bí mật Nhà nước theo Quyết định số 566/TTg ngày 14-9-1995 của Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi đơn vị mình quản lý; xác định kịp thời, chính xác mọi bí mật Nhà nước theo từng độ mật, gồm các bị mất Nhà nước hiện có, phát sinh trong quá trình hoạt động cơ quan, đơn vị.

Đối với những bí mật chưa có trong danh mục mà yêu cầu thực tế đặt ra phải bảo mật thì kịp thời báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

b- Hàng năm (vào quý I) đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao việc sửa đổi, bổ sung danh mục BMNN trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị theo pháp luật và nghị định BVMNN quy định.

c- Theo dõi quá trình sử dụng, đề xuất vói lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao việc thay đổi độ mật hoặc giải mất đối với từng BMNN phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.

2- Soạn thảo, in ấn, sao, chép, tài liệu mật.

Việc soạn thảo in ấn, sao chép tài liệu mật theo đúng những quy định sau đây:

a- Thực hiện ở nơi bảo đảm an toàn, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.

b- Giao cho người tin cậy về chính trị và có trách nhiệm cao do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định.

c- Không thuê người ngoài, người không có trách nhiệm in ấn, sao, chép; Trường hợp thật cấp thiết phải do Thủ trưởng cơ quan đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm.

d- Người soạn thảo và người ký văn bản có trách nhiệm xác định độ mật theo đúng danh mục, ghi số bản in ấn phát hành, phạm vi lưu hành. Trường hợp chủ động được thì quy định luôn thời gian bảo mật đối với tài liêu đó.

d- Người thực hiện chỉ được in ấn, sao, chép đủ số bản, đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in ấn, sao chép, phạm vi lưu hành, tên người in ấn soát xét.

Sau khi in ấn xong, phải kiểm tra lại và huỷ ngay bản thảo (nếu không cần lưu) những bản hỏng, thừa, giấy nến, giấy than có sự chứng kiến của người nhận bản đã in, đánh máy hoặc của cán bộ bảo mật (nếu có).

(Các dấu độ mật, thu hồi dùng thống nhất theo mẫu ở phụ lục đính kèm).

g- Việc sao, chép, chuyển sang dạng mang tin khác (vào băng, đĩa, máy tính....) phải được nơi ban hành tài liệu gốc đồng ý bằng văn bản ghi rõ số lượng được thực hiện đối với tài liệu "tuyệt mật", "Tối mật"; Viện trưởng, Thủ trưởng đơn vị đồng ý đối với tài liệu độ "Mật".

3- Phổ biến, lưu hành, tìm hiều, sử dụng các tài liệu thuộc bí mật Nhà nước.

Việc phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng các tài tiệu thuộc bí mật Nhà nước phải theo đúng những quy định sau đây:

a- Đúng phạm vi đối tương quy định.

- Độ "Tuyệt mật" chỉ có cá nhân người giải quyết được biết.

- Độ "Tối mật" chỉ phổ biến đến những người hoặc những đơn vị có trách nhiệm giải quyết.

- Độ "Mật" được phổ biến đến những người, những đơn vị có quan hệ đến việc thi hành văn bản.

b- Thực hiện ở nơi bảo đảm an toàn, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.

c- Người phổ biến, giao nhiệm vụ phải thực hiện đúng nội dung cấp trên giao và có trách nhiệm nhắc người nghe, tìm hiểu giữ bí mật.

d- Người được nghe, được tìm hiểu ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim, chụp ảnh phải thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người chủ trì, phải bảo quản, sử dụng như tài liệu gốc.

4- Giao nhận, vận chuyển các tàiliệu thuộc bí mật Nhà nước.

Việc giao nhận, vận chuyển các tài liệu thuộc bí mật Nhà nước phải tuân theo những quy định sau đây:

a- Mọi trường hợp giao nhận tài liệu mật phải vào sổ, có ký nhận của người giao, người nhận; giao nhận trực tiếp tại nơi bảo đảm an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.

b- Mọi tài liệu mật gửi đi và nhận được đều phải qua văn thư cơ quan, đơn vị đăng ký theo trình tự thủ tục sau đây:

Gửi tài liệu mât đi:

- Vào sổ "tài liệu mật đi":

Ghi đầy đủ các cột mục: số thứ tự (đồng thời là số tài liệu gửi đi), ngày tháng măn, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người ký, ghi chú (ghi các văn bản gửi kèm nếu có). Nếu là tài liệu "Tuyệt mật" thì người chuẩn bị văn bản phải lấy số và đăng ký đúng các cột mục trong sổ, riêng cột trích yếu nội dung bỏ trống (ghi sau nếu người có thẩm quyền đồng ý) cho vào bì dán kín và làm các yêu cầu bảo mật trước khi đưa văn thư để làm bì ngoài gửi đi.

- Lập phiếu gửi:

Tài liệu mật gửi đi phải kèm theo phiếu gửi bỏ chung trong bì với tài liệu. Phiếu gửi ghi số phiếu, nơi nhận, số của tài liệu gửi đi, đóng dấu độ mật, khẩn theo độ mật, khẩn của tài liệu vào góc trên phía trái của tờ phiếu.

- Làm bì, niêm phong:

Tài liệu mật gửi đi không bỏ chung trong bì với tài liệu thường. Bì gửi tài liệu mật làm bằng loại giấy dai, không thấm nước, không nhìn thấu qua được. Bì gấp theo mối chéo, dán bằng loại hồ dính, khó bóc.

Tài liệu độ "Mật" ngoài bị đóng chữ "C" in hoa nét đậm (không đóng dấu "Mật"); tài liệu "Tuyệt mật", "Tối mật" gửi bằng 2 bì: Bì trong ghi số tài liệu, tên người nhận, đóng dấu độ mật theo độ mật của tài liệu, nếu là tài liệu "Tuyệt mật" gửi đích danh cho người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu "Chỉ người có tên mới được bóc bì". Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường, đóng dấu chữ "A" in hoa nét đậm nếu là tài liệu "Tuyệt mật", đóng dấu chữ "B" in hoa nét đậm nếu là tài liệu "Tối mật" (không đóng dấu "Tuyệt mật" , "Tối mật" ở bì ngoài).

Niêm phong, tài liệu "Tuyệt mật", "Tối mật" gửi đi, bì trong sau khi dán hồ phải niêm phong chỗ giao điểm các mối chéo phía sau của bì ......... si hoặc trên giấy thật mỏng khó bóc. Dấu niêm đóng một nửa trên si hoặc trên giấy niêm, một nửa trên giấy bì, dùng mực dấu màu đỏ tươi.

* Nhận tài liệu mật đến:

- Mọi tài liệu mật đến từ bất cứ nguồn nào đều phải qua văn thư cơ quan, đơn vị vào sổ "Tài liệu mật đến" và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết.

- Trường hợp tài liệu mật đến mà phòng bì trong có dấu "chỉ người có tên mới được bóc bì" thì văn thư vào sổ số ghi ở bì và chuyển ngay đến người có tên nhận, nếu người này đi vắng thì chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết (văn thư không bóc bì trong).

- Mọi tài liệu mật đến sau khi nhận kiểm tra xong, văn thư phải ký xác nhận vào phiếu gửi và trả lại nơi gửi tài liệu đó.

* Thu hồi tài liệu mật:

Văn thư phải theo dõi thu hồi hoặc trả lại nơi gửi đúng hạn những tài liệu mật có đóng dấu thu hồi. Khi nhận cũng như khi trả phải kiểm tra, đối chiếu và xoá sổ.

*  Vận chuyển tài liệu mật:

Mọi trường hợp vận chuyển tài liệu mật phải do người có trách nhiệm thực hiện bằng phương tiện mang giữ tốt, không buộc sau xe đạp, mô tô, không để ở bất cứ nơi nào không có người có trách nhiệm trong coi cẩn thận.

5- Thông kê, cất giữ bảo quản các tài liệu thuộc bí mật Nhà nước.

Việc thông kê, cất giữ, bảo quản các tài liệu thuộc bí mật Nhà nước phải tuân theo những quy định sau đây:

a- Viện kiểm sát nhân dân các cấp, các đơn vị trực thuộc phải lập sổ thống kê các tài liệu thuộc BMNN do cơ quan, đơn vị mình quản lý theo trình tự thời gian và theo từng độ mật, gồm các tài liệu bí mật hiện có, phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị và được tiếp nhận từ bên ngoài gửi tới.

b- Tài liệu, phương tiện, vật thể thuộc BMNN phải được cất giữ bảo quản tại nơi bảo đảm an toàn tuyết đối do Thủ trưởng cơ quan, đơn vi quy định, không được mang ra ngoài cơ quan, không được mang về nhà riêng, ngoài giờ làm việc phải cất hết tài liệu mật vào tủ, hòm, két khóa lại.

c- Tài liệu "Tuyệt mật", "Tối mật" cất giữ bảo quản riêng, có người phụ trách do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định.

d- Cán bộ nhân viên đi công tác, hội họp ngoài cơ quan hoặc được làm việc tại nhà riêng cần mang theo tài liệu mật phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý, chỉ được mang theo những tài liệu mật có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải đăng ký với bộ phần bảo mật của cơ quan, đơn vị; phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình mang đi; khi về cùng cán bộ bảo mật kiểm tra lại và nộp cơ quan, đơn vị.

đ- Tuỳ theo tính chất của từng nơi cất giữ tài liệu mật mà áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp với nguyên tắc phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, có nội quy bảo vệ chặt chẽ; không để người ngoài, người không có trách nhiệm ra vào những nơi này.

6- Bảo về bí mật trong hoạt động đối ngoại.

Để bảo vệ bí mật trong hoạt động đối ngoại phải tuân theo những quy định sau đây:

a- Người được giao quan hệ, tiếp xúc với người nước ngoài để thi hành công vụ mà nội dung công việc có liên quan đến BMNN thì chỉ được trao đổi những nội dung đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn duyệt, và phải báo cáo kết quả cuộc tiếp xúc với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

b- Việc cung cấp những hồ sơ tài liệu, vật mẫu có liên quan đến BMNN cho người nước ngoài mang ra nước ngoài phải làm báo cáo và các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ bảo mật gửi cấp có thẩm quyền và chỉ sau khi được cấp có thẩm quyền duyệt mới được thực hiện. (Thủ tướng Chính phủ duyệt đối với độ "Tuyệt mật"; Bộ trưởng Bộ nội vụ duyệt đối với đội "Tối mật"; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao duyệt đối với độ "Mật").

7- Bảo về bí mật trong thông tin liên lạc và thông tin đại chúng.

Để bảo vệ bí mật trong thông tin liên lạc và thông tin đại chúng phải tuân theo những quy định sau đây:

a- Mọi nội dung thuộc phạm vi BMNN chuyển nhận bằng các phương tiện thông tin vô tuyến, hữu tuyến, điện báo, điện thoại, téléx, Fax.... đều phải mã bằng luật mật mã của cơ yếu. Tuyệt đối không được đánh bằng điện rõ.

b- Mọi trường hợp trao đổi, cung cấp tình hình, số liệu hoặc gửi tin, bài có nội dung BMNN cho các cơ quan thông tin đại chúng phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xét duyêt và chịu trách nhiệm.

c- Không được viết bài, đưa tin bình luận về nội dung các vụ việc mà Viện kiểm sát nhân dân các cấp đang tiến hành kiểm sát làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả kiểm sát.

8- Thanh lý, tiêu huỷ, các bí mật Nhà nước.

Mọi trường hợp thanh lý, tiêu huỷ tài liệu mật phải có báo cáo bằng văn bản, được sự đồng ý của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với loại "Tuyệt mật", lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với loại "Mật".

Khi thanh lý, tiêu huỷ phải lập Hội đồng thanh lý gồm: Đại diện của lãnh đạo cơ quan hay đơn vị, người trực tiếp quản lý tài liệu mật đem thanh lý hay tiêu huỷ, cán bộ bảo mật.

Hội đồng thanh lý phải lập biên bản thống kê đầy đủ, ghi rõ phương thức tiến hành, người trực tiếp thực hiện, biên bản này nộp lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan, đơn vị.

9- Cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước:

a- Cán bộ được cử làm công tác bảo mật phải làm bản can kết bảo vệ bí mật Nhà nước (theo mẫu ở phụ lục đính kèm) lưu hồ sơ nhân sự.

b- Người được tiếp tục (được nghe phổ biến, được nghiên cứu, sử dụng...) tin tức, tài liệu "Tuyệt Mật", "Tối mật" phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước bằng cách lập danh sách ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị, những nội dung bí mật được tiếp xúc, ký tên. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người được uỷ quyền chịu trách nhiệm lập danh sách này, cùng ký tên và nộp lưu tại bộ phận bảo mật của cơ qua, đơn vị chủ quản.

10- Kiểm tra, báo cáo về việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện công tác BVBMNN được thực hiện theo định kỳ và đột xuất do cán bộ bảo mật thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

a- Kiểm tra đột xuất là kiểm tra một số việc, có thể tiến hành kiểm tra bất cứ lúc nào thấy cần với bất kỳ bộ phận hay cá nhân nào trong cơ quan, đơn vị.

b- Kiểm tra định kỳ là kiểm tra toàn diện về việc thực hiện công tác bảo mật đối với từng bộ phận, từng khâu công tác, ít nhất mỗi năm phải kiểm tra một lần.

Nội dung về từng cuộc kiểm tra cả định kỳ và đột xuất do cán bộ thực hiện đề xuất, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định. Sau khi hoàn thành cuộc kiểm tra phải có biên bản ghi nhận ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, và những kiến nghị của người thực hiện kiểm tra, báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, và gửi lên cấp trên theo hệ thống dọc.

c- Báo cáo đột xuất là báo cáo những vụ việc đột xuất gây phương hại đến BMNN như có hành vi thông báo, chuyển giao, làm mất, thất thoát, làm lộ BMNN dưới bất cứ hình thức nào. Báo cáo phải đầy đủ tình tiết sự việc xảy ra, kịp thời, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp xác minh, truy xét, thu hồi, ngăn chặn, hạn chế tác hại do các hành vi vi phạm gây ra.

d- Báo cáo định kỳ là báo cáo toàn diện thực hiện công tác bảo mật của cơ quan, đơn vị, mỗi năm một lần cùng với thời điểm báo cáo công tác năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký, và được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Văn phòng) để tập hợp báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

11- Tổ chức thực hiện:

a- Việc thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ của mỗi công chức, viên chức, kiểm sát viên ngành kiểm sát nhân dân, trước hết là trách nhiệm của Viện trưởng các cấp, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc.

b- Chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện công tác BVBMNN trong toàn ngành kiểm sát nhân dân.

c- Tuỳ phạm vi phụ trách và tính chất công tác, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, đơn vị được cử cán bộ làm công tác bảo mật chuyên trách hoặc bán chuyên trách giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện công tác BVBMNN trong cơ quan, đơn vị.

Cán bộ làm công tác bảo mật phải là người đủ tin cậy về chính trị, được cơ quan chức năng của ngành công an bồi dưỡng, hướng dẫn về nghiệp vụ.

d- Tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ bí mật Nhà nước được xét khen thưởng theo chế độ chung.

đ- Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước thì tuỳ mức độ sai phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật./.

 

 

K/T VIỆN TRƯỞNG

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Đã ký: Vũ Đức Khiển

 

 

 

 

                     PHỤ LỤC

 

CÁC DẤU ĐỘ MẬT, THU HỒI DÙNG THỐNG NHẤT

TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

_________________

 

1- Dấu "Mật": Hình chữ nhật (20mm x 8mm) có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "Mật" in hoa đậm cách đều đường viền 2mm.

2- Dấu "Tối mật": Hình chữ nhật (30mm x 8mm) có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "Tối mật" in hoa nét đâm cách đều đường viền 2mm..

3- Dấu "Tuyệt mật": Hình chữ nhật 40mm x 8mm) có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "Tuyệt mật" in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2mm.

4- Dấu thu hồi: Hình chữ nhật (80mm x 15mm) có đường viền xung quanh, bên trong có 2 hàng chữ: Hàng trên là chữ "Tài liệu thu hồi" in hoa nét đậm; hàng dưới là chữ "Thời hạn" in thường ở đầu hàng và các dấu chấm cho đến hết hàng, Chữ ở 2 hàng cách đều đường viền 2mm. (Chỗ.... ở hàng dưới để khi sử dụng tuỳ từng trường hợp phải thu hồi mà ghi vào. Có 3 trường hợp: "Xong hội nghị"; "Từng buổi" đối với tài liệu thu hồi từng buổi đề rõ ngày tháng năm thu hồi đối với những trường hợp quy định cụ thể thời gian trả lại).

5- Dấu "chỉ có người có tên mới được bóc bì":

Hình chữ nhật 110mm x 10mm) có đường viền xung quanh, bên trong là chữ "Chỉ có người có tên mới được bóc bì" in hoa nét đậm, cách đều đường viền 2mm.

Mực đóng các dấu độ mật, thu hồi: Hùng loại mức dấu mầu đỏ tươi./.

Bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành KSND
Số ký hiệu 46 /VKSTC
Loại văn bản Quy chế
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Ngày ban hành 11/11/1995
Số lượt xem 1275
Số lượt tải 0