CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN PHÁP

13/04/2008
Cỡ chữ:   Tương phản

LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN PHÁP

 

(Phần quy định – Các Nghị định của Chính phủ )

 

Chương II: Viện Công tố bên cạnh Toà phá án

 

 

Điều R132-1

Chức năng của Viện công tố được giao cho cá nhân Viện trưởng Viện Công tố.

Viện trưởng Viện Công tố sẽ chỉ đạo các công tố viên tham gia thực hiện các chức năng này.

 

Điều R132-2

Viện trưởng phân công các phó Viện trưởng và các công tố viên quản lý những phân toà mà Viện trưởng Viện Công tố cho rằng hoạt động của họ ở đó có hiệu quả nhất.

Viện trưởng Viện Công tố có thể uỷ quyền cho các công tố viên tự do phát biểu trước phiên toà.

 

Điều R132-3

Đối với các vụ việc quan trọng, công tố viên phải trao đổi với Viện trưởng về kết luận của mình.

Trường hợp Viện trưởng không đồng ý với kết luận của công tố viên nhưng công tố viên vẫn kiên định bảo lưu ý kiến thì Viện trưởng có thể uỷ quyền cho một công tố viên khác hoặc tự mình phát biểu trước toà.

 

Điều R132-4

Công tố viên được xếp hạng theo thứ bậc khác nhau trong các toà và trong các buổi nghi lễ công cộng tuỳ theo thâm niên công tác.

Tuy nhiên, các thẩm phán cao cấp của Toà phá án được bổ nhiệm là công tố viên cao cấp sẽ được xếp ở hàng tương đương vào ngày được bổ nhiệm.

Cũng tương tự như vậy, các thẩm phán, sau khi đã đảm nhận chức vụ thẩm phán cao cấp của Toà phá án hoặc công tố viên cao cấp bên cạnh Toà này, và sau khi được giao nhiệm vụ khác, được bổ nhiệm lại là công tố viên tại Toà phá án, họ sẽ nhận chức đúng vào ngày bổ nhiệm đầu tiên tại Toà.

 

PHẦN III: Viện Công tố bên cạnh Toà Phúc thẩm

 

Điều R213-21

Các chức năng của Viện Công tố được đặc biệt giao cho Viện trưởng Viện Công tố.

Viện trưởng Viện Công tố sẽ chỉ đạo các phó Viện trưởng và các công tố viên tham gia thực hiện các chức năng này.

 

Điều R213-22

Viện trưởng Viện Công tố phát biểu trước toà và các phiên toà đặc biệt khi thấy cần thiết.

 

 

Điều R213-23

Các Phó Viện trưởng và các công tố viên thay mặt Viện trưởng phát biểu trước các phiên toà của Toà Phúc thẩm.

Viện trưởng phân công Công tố viên vào làm tại các phân toà của Toà Phúc thẩm và các phòng ban khác nhau của Viện Công tố.

 

Điều R213-24

Trong trường hợp Viện trưởng Viện Công tố vắng mặt hoặc không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện trưởng sẽ chỉ định một phó Viện trưởngthay thế mình đảm nhận công việc được trao cho cá nhân Viện trưởng.

 

Trong trường hợp, phó Viện trưởng không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, công việc này sẽ được thay thế bởi một công tố viên lâu niên nhất và ở thứ bậc cao nhất của Viện Công tố.

 

Điều R213-25

Trong trường hợp các công tố viên vắng mặt hoặc không thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ, các trợ lý công tố viên sẽ thay thế đảm nhận.

 

Điều R213-26

Trong mỗi Toà Phúc thẩm, sẽ có một danh sách thứ bậc các công tố viên của Viện công tố.

 

Công tố viên được xếp vào danh sách này theo trật tự như sau:

1- Viện trưởng.

2- Phó viện trưởng theo trật tự được bổ nhiệm với tư cách là Phó viện trưởng tại Toà phúc thẩm

3- Công tố viên theo trật tự được bổ nhiệm với tư cách là công tố viên tại Toà phúc thẩm.

 

 

Phần IV - Viện Công tố bên cạnh Toà sơ thẩm

 

Điều R311-34

(Nghị định số 2003-542 ngày 23 tháng 6 năm 2003, điều 9 Công báo ngày 25/6/2003 có hiệu lực từ ngày 15/9/2003)

 

Viện trưởng Viện Công tố phân công các công tố viên dưới quyền quản lý của mình về các phân toà của Toà sơ thẩm và các phòng ban khác nhau của Viện công tố.

 

Điều R311-35

(Nghị định số 2003-542 ngày 23 tháng 6 năm 2003 điều 9 Công báo ngày 25/6/2003 có hiệu lực từ ngày 15/9/2003)

 

Viện trưởng Viện Công tố có quyền phân công, sắp xếp lại công tác của các công tố viên vào bất cứ lúc nào.

Bản thân Viện trưởng Viện Công tố có thể tự mình thực thi những chức năng, nhiệm vụ đã uỷ quyền cho các công tố viên.

 

Điều R311-36

(Nghị định số 96-157 ngày 27 tháng 2 năm 1996 điều 7 Công báo ngày 1/3/1996)

(Nghị định số 2003-542 ngày 23 tháng 6 năm 2003 điều 9 Công báo ngày 25/6/2003 có hiệu lực từ ngày 15/9/2003)

 

Trong trường hợp vắng mặt hoặc không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện trưởng sẽ chỉ định một công tố viên thay thế.

 

Trong trường hợp công tố viên này cũng không thể đảm nhận được, thì một công tố viên lâu niên nhất, ở thứ hạng cao nhất, được Viện trưởng chỉ định sẽ đảm nhận theo các quy định tại Điều L.212-2.

 

Điều R311-37

(Nghị định số 2003-542 ngày 23 tháng 6 năm 2003, điều 9 Công báo ngày 25/6/2003 có hiệu lực từ ngày 15/9/2003)

 

Tại mỗi Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng có một danh sách thứ bậc các công tố viên.

 

Các công tố viên được ghi vào danh sách này theo trật tự như sau:

 

1- Viện trưởng;

2- Phó viện trưởng theo trật tự bổ nhiệm tại Toà với tư cách là Phó viện trưởng;

3- Các công tố viên theo trật tự bổ nhiệm tại Toà với tư cách là các công tố viên.

4- Các trợ lý công tố viên theo trật tự bổ nhiệm tại Toà.

 

Tổ chức

 

Thành phần các công tố viên giống thành phần của các thẩm phán xét xử. Nhìn chung, một thẩm phán trong suốt sự nghiệp công tác của mình đều có thể sẽ đảm nhận hoặc chức năng xét xử hoặc chức năng công tố.

 

Thành phần thay đổi tuỳ theo chức năng tài phán:

 

· Trong các Toà vi cảnh, đối với các vi phạm vi cảnh hạng 5 ( tội vi cảnh mức nặng nhất ) thì công tố viên Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm sẽ thực hiện quyền công tố. Còn đối với tội vi cảnh nhỏ ở cấp thấp hơn, chức năng công tố sẽ do cảnh sát trưởng đảm nhận.

· Trong Toà tiểu hình, tuỳ theo mức độ quan trọng của vụ việc, Viện trưởng Viện công tố với sự trợ giúp của một phó Viện trưởng hoặc công tố viên sẽ đảm nhận chức năng công tố.

· Trong Toà Phúc thẩm, thực hiện vai trò công tố là Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phúc thẩm, hoặc các phó Viện trưởng hoặc các công tố viên.

· Trong Toà đại hình, thực hiện chức năng công tố là Viện trưởng Viện Công tố, hoặc phó Viện trưởng hoặc Công tố viên.

· Trong Toà phá án: Viện trưởng, phó Viện trưởng và các Công tố viên Viện công tố ( không hề thực hiện chức năng công tố ) có vai trò giống như thanh tra chính phủ trước Tham Chính viện ( hay còn được gọi là Toà án hành chính tối cao ).

· Ở Pháp cũng tồn tại một Viện công tố bên cạnh Toà tài chính

 

|Thay đổi|

 

Thứ bậc

 

Viện công tố có một tổ chức thứ bậc rất chặt chẽ. Mỗi thành viên của một Viện công tố đều phải tuân lệnh cấp trên trực tiếp. Các Viện công tố cấp dưới thuộc sự chỉ đạo và giám sát của Viện công tố cấp trên và cấp tối cao là Bộ Tư pháp. Ngoài ra, Bộ trưởng Tư pháp có quyền kỷ luật đối với các công tố viên (trường hợp công tố viên bị kỷ luật, Hội đồng Thẩm phán tối cao chỉ đưa ra ý kiến về biện pháp xử lý cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi đã xác nhận các vi phạm của công tố viên, trong khi đó Hội đồng có quyền ra quyết định kỷ luật đối với một thẩm phán xét xử).

 

Mặc dù vậy, nguyên tắc thứ bậc này cũng có những ngoại lệ đặc biệt:

 

· Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rằng Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể yêu cầu truy tố chứ không được yêu cầu chấm dứt truy tố.

· Các quyết định được thực hiện bởi một công tố viên cho dù trái với mệnh lệnh của cấp trên vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, công tố viên đó sẽ có nguy cơ bị kỷ luật, có thể tới mức bị cách chức.

· Sự phục tùng cấp trên chỉ giới hạn ở văn bản viết, theo nguyên tắc bút viết thì phải xem xét, cân nhắc nhưng lời nói thì được tự do; do đó các công tố viên có thể tự do phát biểu lập luận của mình tại phiên toà, sự phục tùng chỉ giới hạn ở bản cáo trạng.

 

 

 

 

Đăng Công báo ngày 23 tháng 12 năm 1958

 

Pháp lệnh số 58-1270 ngày 22 tháng 12 năm 1958

 

Pháp lệnh Luật tổ chức về Quy chế thẩm phán*

 

Phiên bản hợp nhất ngày 27 tháng 2 năm 2003 – phiên bản công báo ban đầu

 

Chương I: Các điều khoản chung

 

 

Điều 1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 32 I (Công báo ngày 26/6/2001)

 

I – Ngạch tư pháp bao gồm:

 

1 – Thẩm phán xét xử và công tố viên Viện Công tố bên cạnh Toà phá án, Toà phúc thẩm và các Toà sơ thẩm cũng như các Thẩm phán hành chính cấp trung ương của Bộ Tư pháp;

 

2 – Thẩm phán xét xử và công tố viên Viện Công tố dưới sự chỉ đạo tương ứng của Chánh án và Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phúc thẩm, thực hiện các chức năng ở cấp tương đương tại Toà phúc thẩm nơi họ công tác và Toà sơ thẩm trong phạm vi quản hạt Toà phúc thẩm nói trên.

 

3 – Thẩm phán tập sự, Công tố viên tập sự

 

II. - Tất cả các thẩm phán trong suốt sự nghiệp công tác của mình đều có thể được bổ nhiệm vào các vị trí xét xử hoặc công tố.

 

Điều 2

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 32 I (Công báo ngày 26/6/2001 có hiệu lực từ ngày 1/1/2002)

 

Thứ bậc của ngạch tư pháp bao gồm hai cấp. Việc nâng từ cấp hai lên cấp một tuỳ thuộc vào sự đánh giá trong bảng danh sách của người được thăng cấp, nâng bậc.

 

Không có thẩm phán nào có thể được thăng cấp lên cấp một trong toà án nơi người này đã làm việc hơn 5 năm, trừ Toà phá án.

Trong nội bộ mỗi cấp lại có các bậc theo thâm niên công tác.[1]

Các chức năng do thẩm phán ở mỗi cấp thực hiện được quy định trong Nghị định của Chính phủ.

 

Không một thẩm phán nào có thể được bổ nhiệm vào một vị trí tương ứng với chức năng của Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng hoặc Toà sơ thẩm và chức năng của Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà ở nơi họ được điều động. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho thẩm phán đáp ứng một trong các chức năng này khi công việc tương ứng được nâng lên cấp bậc cao hơn.

 

 

Điều 3

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 2 (Công báo ngày 26/6/2001 có hiệu lực từ ngày 1/1/2002)

 

Được xếp ngoại hạng:

 

1- Thẩm phán của Toà phá án, trừ thẩm phán cấp hai;

2- Chánh án Toà phúc thẩm và Viện trưởng bên cạnh các Toà nói trên;

3- Chánh án các phân toà của Toà phúc thẩm và Công tố viên bên cạnh các toà nói trên;

4- Chánh án, các phó Chánh án thứ nhất, phó Chánh án phụ trách dự thẩm của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris cũng như Viện trưởng Viện Công tố và các phó Viện trưởng bên cạnh toà này;

5- Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng Aix-en Provence, Béthune, Bobigny, Bordeaux, Créteil, Evry, Grasse, Grenoble, Lille, Lyon, Marseille, Metz, Mulhouse, Nanterre, Nantes, Nice, Pontoise, Rouen, Strasbourg, Toulouse và Versailles cũng như các Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh các Toà này.

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định số thẩm phán được xếp ngoại hạng tuỳ theo mức độ quan trọng của hoạt động xét xử, số lượng các thẩm phán, công chức của các cơ quan tư pháp và dân số trong phạm vi quản hạt, danh sách các vị trí Chánh án, phó Chánh án Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng cũng như vị trí Viện trưởng và các phó Viện trưởng Viện Công tố.

 

Ghi chú: Luật tổ chức 2001-539 2001-06-25 điều 2 III: điều 4 và 5 bị bãi bỏ kể từ ngày công bố Nghị định của Chính phủ nêu ở điểm cuối cùng của điều khoản này.

 

 

Điều 3-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 32 II (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Khi các thẩm phán được nêu trong điểm 2 của phần I điều I không thể thực hiện được chức trách, nhiệm vụ của mình do nghỉ ốm, bệnh kéo dài, nghỉ đẻ hoặc nhận con nuôi hoặc do đang tham gia vào các khoá thực tập đào tạo hoặc được chấp nhận nghỉ phép hàng năm thì các thẩm phán cùng cấp của Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm sẽ tạm thời thay thế.

 

Ngoài ra, họ có thể được tạm thời bố trí làm việc trong các toà án này để thực hiện nhiệm vụ thay cho một vị trí trống cùng cấp nào đó trong một khoảng thời gian không được gia hạn và không quá 8 tháng.

 

Đối với thẩm phán cấp một, họ có thể tạm thời được bố trí vào làm ở Toà án sơ thẩm cũng như Toà phúc thẩm, trong khoảng thời gian không gia hạn và không quá 8 tháng, để tăng cường quân số của một toà án nhằm đảm bảo việc xử lý tranh chấp trong một thời hạn nhất định.

 

Đối với các thẩm phán xét xử và trừ khi có sự chấp thuận của họ về một sự thay đổi công việc, họ sẽ đảm nhận các chức năng cho tới khi thẩm phán mà họ thay thế quay lại, hoặc đến thời hạn ấn định đối với sự phân công tạm thời bằng một quyết định của Chánh án.

 

Việc điều động các thẩm phán này, tuỳ theo họ là thẩm phán xét xử hay công tố viên, do Chánh án Toà phúc thẩm hoặc Viện trưởng Viện công tố quyết định, trong đó phải ghi rõ cách thức và thời gian thay thế hoặc thay thế tạm thời.

 

Để đảm bảo sự thay thế hoặc điều động tạm thời,căn cứ vào các quy định trên đây, các thẩm phán này thực hiện các chức năng xét xử hoặc công tố ở cấp Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng, xét xử ở Toà phúc thẩm nơi họ công tác hoặc toà sơ thẩm thẩm quyền rộng quan trọng nhất của tỉnh nơi có Toà án nói trên.

 

Số lượng các thẩm phán đối với mỗi Toà phúc thẩm không thể vượt quá một phần mười lăm ( 1/15) số công việc của các thẩm phán Toà phúc thẩm và các Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng trong phạm vi quản hạt.

 

Việc bổ nhiệm thẩm phán có thể, nếu được, được vượt quá số biên chế của Toà phúc thẩm trong giới hạn số lượng ngân sách tổng thể các công việc của cấp bậc họ.

 

Sau hai năm thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và theo yêu cầu của họ, các thẩm phán được bổ nhiệm vào làm việc tại Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, Toà phúc thẩm hoặc Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng quan trọng nhất của tỉnh có toà nói trên. Việc bổ nhiệm lần lượt đối với các vị trí xét xử hoặc công tố còn trống theo cấp bậc của các thẩm phán này và vị trí họ ứng cử, trừ các vị trí của Chánh án hoặc Viện trưởng.

 

Các thẩm phán này không thể, trong bất cứ các trường hợp nào, thực hiện các chức năng được nêu ở điều khoản này trong một khoảng thời gian trên 6 năm. Sau khoảng thời gian này, họ sẽ được bổ nhiệm lần lượt là thẩm phán xét xử hoặc công tố viên ở cấp bậc mà họ thuộc đối tượng đã nêu ở các điều khoản trên, muộn nhất là 4 tháng trước khi kết thúc năm thứ sáu công tác của họ, họ đã đề nghị được điều động. Sau khi được bố trí công tác theo nguyện vọng, họ được bổ nhiệm vào làm việc tại Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng quan trọng nhất của tỉnh nơi có Toà phúc thẩm. Việc bổ nhiệm có thể, nếu được, vượt số ngân sách của cấp bậc mà họ thuộc đối tượng và, nếu có, vượt biên chế tổ chức của toà án. Số thẩm phán dôi dư sẽ được bố trí công việc ngay khi có vị trí trống trong cơ quan toà án.

 

Trong trương hợp cần, Chính phủ ban hành Nghị định quy định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

Điều 4

 

Thẩm phán xét xử được bổ nhiệm suốt đời.

 

Vì vậy, các Thẩm phán xét xử không thể tiếp nhận một sự điều động mới nào, kể cả thăng tiến nếu họ không chấp thuận.

 

 

Điều 5

 

Công tố viên bị đặt dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của lãnh đạo cấp trên và dưới quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Công tố viên được quyền tự do phát biểu trước toà.

 

 

Điều 6

 

Tất cả các thẩm phán, vào thời điểm được bổ nhiệm chức vụ thẩm phán lần đầu, và trước khi nhận nhiệm vụ, đều phải tuyên thệ như sau:

 

“Tôi xin thề sẽ hoàn thành tốt, trung thành và làm trọn chức trách được giao, đảm bảo giữ bí mật nghị án và xét xử trung thực và giữ gìn phẩm chất của người thẩm phán.”

 

Trong mọi trường hợp, thẩm phán không được bỏ qua lời tuyên thệ này.

 

Lời tuyên thệ được đọc trước Toà phúc thẩm. Tuy nhiên đối với các thẩm phán được trực tiếp bổ nhiệm tại Toà phá án, họ phải tuyên thệ trước toà án này.

 

Thẩm phán đã được bổ nhiệm sẽ tuyên thệ lại khi được tái bổ nhiệm.

 

 

Điều 7

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 80-844 ngày 29 tháng 10 năm 1980 điều 3 (Công báo ngày 30/10/1980)

 

 

Lễ nhận chức của các thẩm phán mới được bổ nhiệm được tổ chức trang trọng tại toà nơi họ được bổ nhiệm và làm việc.

 

Trong trường hợp cần thiết, thẩm phán có thể được tổ chức thụ chức bằng văn bản sau khi đã tuyên thệ trước Toà phúc thẩm nơi họ làm việc.

 

 

Điều 8

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 14 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Thẩm phán không được kiêm nhiệm thực hiện các công việc của công chức công quyền và tất cả các hoạt động nghề nghiệp khác.

 

Tuy nhiên, để hướng dẫn các hoạt động xét xử trong phạm vị thẩm quyền của mình hoặc để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà không ảnh hưởng đến nhân cách và sự độc lập của thẩm phán, ngoại trừ các hoạt động hoà giải, và các trường hợp đã được quy định trong các điều khoản pháp luật hiện hành, các thẩm phán có thể được hưởng các ngoại lệ riêng biệt bằng một quyết định của Chánh án Toà phúc thẩm .

 

Các thẩm phán có thể tham gia các công tác khoa học, văn chương hay nghệ thuật mà không cần xin phép.

 

Điều 9

Điều chỉnh bởi Luật số 2004-192 ngày 17 tháng 2 năm 2004 điều 191 1o (Công báo ngày 2/3/2004)

 

Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm phán không được kiêm nhiệm với việc thực hiện một nhiệm kỳ ở Nghị viện, Nghị viện châu Âu hay Hội đồng kinh tế và xã hội.

 

Không ai được bổ nhiệm làm thẩm phán, cũng như làm việc tại toà án trong phạm vi quản hạt của tỉnh nơi có một phần hoặc toàn bộ người thân là thương nghị sĩ hoặc hạ nghị sĩ.

 

Việc thực hiện chức trách thẩm phán cũng không kiêm nhiệm với việc thực hiện một nhiệm kỳ tỉnh trưởng, thị trưởng thành phố hoặc quận huyện cũng như thành viên hội đồng Paris, hội đồng đảo Corse, hội đồng vùng Nouvelle Calédonie, đại diện hội đồng vùng Polynésie thuộc Pháp hoặc thành viên hội đồng đảo Wallis và Futuna trong toà án nơi thẩm phán làm việc.

 

Không được bổ nhiệm làm thẩm phán cũng như làm việc trong một toà án trong phạm vi quản hạt nơi họ đã thực hiện chức trách dưới 5 năm.

 

Các quy định của 3 khoản nói trên không áp dụng cho các thẩm phán của Toà phá án.

 

 

Điều 9-1

Sửa đổi bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 3 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Các thẩm phán và cựu thẩm phán không được hành nghề luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, thư ký toà thương mại, nhân viên hành chính tư pháp hay làm các việc có liên quan đến nghề này trong phạm vi quản hạt toà án nơi thẩm phán đã làm việc từ 5 năm trở xuống.

 

Các quy định của khoản trên không áp dụng cho các thẩm phán của Toà phá án.

 

 

Điều 9-1-1

Hình thành bởi Luật số 2004-192 ngày 17 tháng 2 năm 2004 điều 191 2o

(Công báo ngày 2/3/2004)

 

Các thẩm phán và cựu thẩm phán không được làm việc tại các cơ quan thuộc Polynésie của Pháp hoặc các cơ quan công cộng khi họ đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở Polynésie dưới hai năm.

 

Điều 9-2

Hình thành bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5/2/1994

điều 3 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Thẩm phán đương nhiệm hoặc thẩm phán yêu cầu được xếp vào vị trí này, khi tiến hành thực hiện một hoạt động cá nhân, phải thông báo trước cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nghĩa vụ này cũng được áp dụng trong vòng 5 năm đối với thẩm phán đã hoàn toàn thôi thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể phản đối việc thực hiện hoạt động này khi ông ta cho rằng điều đó trái với danh dự, tính trung thực, hoặc rằng do bản chất và các điều kiện thực hiện, hoạt động này làm tổn hại đến sự vận hành bình thường của luật pháp hoặc làm mất uy tín của chức danh thẩm phán.

 

Trong trường hợp vi phạm một điều cấm đã nêu trong điều khoản này, thẩm phán đương nhiệm có thể bị kỷ luật với các điều kiện đã nêu ở Chương VII. Thẩm phán đã về hưu, tuỳ theo các hình thức được nêu ở chương VII, có thể bị thu hồi danh hiệu hoặc bị treo tiền trợ cấp nếu cần.

 

Các phương thức áp dụng điều khoản này được quy định bằng một Nghị định của Chính phủ

 

Điều 10

 

Nghiêm cấm các cơ quan tư pháp tổ chức các cuộc thảo luận mang tính chính trị.

 

Tất cả các hành vi vi phạm nguyên tắc và hình thức tổ chức của nhà nước Cộng hoà cũng như mọi thái độ chính trị không phù hợp đều bị cấm đối với các thẩm phán.

 

Tất cả các hành động cản trở hay làm phương hại đến sự vận hành của toà án cũng bị nghiêm cấm.

 

Điều 11

 

Sự độc lập của các thẩm phán được quy định rõ trong Luật hình sự và các luật chuyên biệt, các thẩm phán được bảo vệ trước tất cả các sự đe doạ, tấn công trong khi thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chức trách, nhịêm vụ được giao.

Nhà nước phải trực tiếp đền bù thiệt hại do thẩm phán gây ra.

 

Điều 11-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 79-43 ngày 18/1/1979 điều 1

(Công báo ngày 19/1/1979)

 

Thẩm phán ngạch tư pháp chỉ phải chịu trách nhiệm về các lỗi lầm cá nhân.

 

Trách nhiệm của thẩm phán phạm lỗi cá nhân gắn với việc công của toà thì Nhà nước có thể phải bồi thường.

 

Việc bồi thường này được thực hiện tại một Toà dân sự của Toà phá án.

 

Điều 12

 

Các thẩm phán, ngoài chức trách của mình, không được đảm nhận các công việc công khác trừ việc tham gia nghĩa vụ quân sự.

 

Quy định mới quy định rõ sự tham gia của thẩm phán vào các công việc của các cơ quan hay các cơ quan ngoài ngành tư pháp phải có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

Không một thẩm phán nào được điều động sang Nội các cũng như được thuyên chuyển sang vị trí khác nếu thẩm phán đó chưa hoàn thành 4 năm công tác trong ngành tư pháp kể từ khi bắt đầu vào ngành.

 

Điều 12-1

Điều chỉnh bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 2

(Công báo ngày 27/2/2003)

 

Hoạt động nghề nghiệp của mỗi thẩm phán sẽ được đánh giá hai năm một lần. Việc đánh giá được thực hiện trong trường hợp có sự giới thiệu trước.

 

Việc đánh giá được thực hiện sau khi có ý kiến của Chánh án Toà án nơi thẩm phán được bổ nhiệm hoặc làm việc hoặc lấy kiến của lãnh đạo đơn vị nơi thẩm phán thực hiện chức trách. Đối với các Thẩm phán cơ sở, việc đánh giá được tiến hành sau khi đã trao đổi với Thẩm phán xét xử của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng phụ trách hành chính của Toà sơ thẩm trong phạm vi quản hạt của Toà cơ sở . Việc đánh giá cũng được trao đổi với chính thẩm phán có liên quan.

 

Thẩm phán có thể phản đối việc đánh giá các hoạt động nghề nghiệp của mình trước Uỷ ban đề bạt. Sau khi đã tiếp nhận các nhận xét của thẩm phán và của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá, Uỷ ban đề bạt sẽ đưa ra ý kiến nhận xét và lưu vào hồ sơ của thẩm phán có liên quan.

 

Một Nghị định của Chính phủ quy định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

Điều 12-2

Hình thành bởi Luật 92-189 ngày 25/2/1992 điều 6 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Hồ sơ của thẩm phán phải bao gồm tất cả các giấy tờ liên quan đến tình hình hành chính, được đăng ký, đánh số và sắp xếp liên tục. Trong hồ sơ này không thiết lập tình trạng cũng như chính kiến hoặc các hoạt động chính trị, công đoàn, tôn giáo hay tư tưởng, cũng không có các yếu tố liên quan chặt chẽ tới đời sống riêng tư của thẩm phán.

 

Mọi thẩm phán đều có quyền tiếp cận hồ sơ cá nhân trong điều kiện được luật pháp quy định.

 

Điều 13

 

Các thẩm phán bị buộc phải làm việc tại trụ sở toà án nơi họ công tác.

 

Các ngoại lệ đặc biệt mang tính cá nhân hoặc tạm thời có thể được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chấp thuận dựa trên sự đồng ý của Chánh án toà án.

 

 

 

Chương I: Về Hội đồng thẩm phán

Điều 13-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5/2/1994 điều 5 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Một Hội đồng thẩm phán của các Toà sơ thẩm, phúc thẩm và của Bộ tư pháp lựa chọn các thẩm phán của cơ quan tư pháp vào uỷ ban đề bạt căn cứ vào khoản 4 điều 35.

 

Các thành viên của Hội đồng được quy định tại khoản trên được các thẩm phán tư pháp chỉ định bằng phiếu kín trong 3 năm.

 

Điều 13-2

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/12/1992 điều 17 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Trong phạm viquản hạt của Toà phúc thẩm, các thẩm phán, trừ Chánh án và Viện trưởng Viện Công tố, đều được ghi tên trên một danh sách duy nhất.

 

Các thẩm phán cấp I và cấp II của Toà phá án được ghi tên vào danh sách các thẩm phán trong phạm vi Toà phúc thẩm Paris.

 

Các thẩm phán hành chính trung ương của Bộ Tư pháp và các thẩm phán đang được biệt phái được ghi tên vào một danh sách riêng.

 

Quy định tương tự như vậy đối với các thẩm phán làm việc tại các vùng hải ngoại.

 

Các thẩm phán đương nhiệm, nghỉ chế độ đặc biệt, nghỉ phép kéo dài hoặc đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, cũng như các thẩm phán tạm thời bị đình chỉ khỏi chức vụ sẽ không được ghi tên vào các danh sách trong khoảng thời gian họ rơi vào một các tình trạng trên.

 

Điều 13-3

Hình thành bởi Luật tổ chức số 70-642 ngày 17/7/1970 điều 1

(Công báo ngày 19/7/1970)

 

Các thẩm phán thành viên của Hội đồng được lựa chọn trong số các thẩm phán, khác với thẩm phán đã được xếp ngoại hạng, được ghi tên trên danh sách đã nêu ở điều 13-2.

 

Các thẩm phán trong mỗi phạm vi quản hạt và của mỗi loại nêu ở điều 13-2 sẽ lần lượt chỉ định các ứng cử viên ghi tên vào các danh sách.

 

Chỉ có thể được chỉ định vào:

a) vị trí các thẩm phán xét xử của Toà phúc thẩm: các thẩm phán của các toà này và thẩm phán theo đoạn 2 điều 13-2;

b) vị trí thẩm phán xét xử các Toà sơ thẩm: các thẩm phán của các toà án này và các thẩm phán theo khoản 3 của điều đã dẫn.

 

 

Điều 13-4

 

Hội đồng thẩm phán họp tại Toà phá án theo sự triệu tập và dưới sự chủ toạ của Chánh án Toà án nói trên.

 

Thực hiện trình tự bỏ phiếu kín cho việc lựa chọn các thẩm phán xét xử vào Uỷ ban đề bạt. Các thẩm phán này phải được ghi tên vào danh sách đã được nêu ở điều 13-2.

 

Hội đồng thẩm phán phải tiến hành lựa chọn trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày họp đầu tiên.

 

Nếu thiếu, quyền của Hội đồng sẽ được chuyển cho đại hội đồng Toà phá án thực hiện nốt hoặc chấm dứt công việc tuyển lựa tuỳ theo từng trường hợp.

 

Trong trường hợp trống chỗ của một trong các thành viên đã được bầu và của người thay thế trên 6 tháng trước khi hết hạn nhiệm kỳ, vì một trong các lý do được nêu ở điều 35-1, Hội đồng thẩm phán sẽ tiến hành bầu bổ sung bằng văn bản.

 

 

Điều 13-5

Hình thành bởi Luật tổ chức số 70-642 ngày 17/7/1970 điều 1

(Công báo ngày 19/7/1970)

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định các điều kiện áp dụng chương này.

 

 

Chương II:

về tuyển dụng và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán

 

Điều 14

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 19, điều 20

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Việc đào tạo chuyên môn nghề nghiệp cho các học viên tư pháp do Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia đảm nhiệm

 

Các thẩm phán có quyền được đào tạo bồi dưỡng liên tục. Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia tổ chức đào tạo căn cứ vào những điều kiện được quy định trong nghị định của Chính phủ.

 

Ngoài ra, trường cũng đóng góp một phần đáng kể vào việc đào tạo các thẩm phán tương lai của nước ngoài và đặc biệt là các quốc gia mà nước Pháp có ký các thoả thuận hợp tác kỹ thuật về tư pháp, hoặc vào việc thông tin và nâng cao trình độ cho các thẩm phán của các nước này.

 

Tổ chức và điều kiện hoạt động của Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia do quy định của hành chính công xác định.

 

 

Chương II: về tuyển dụng và đào tạo chuyên môn các thẩm phán

 

Phần I: về tiếp cận các cơ quan tư pháp của Trường đào tạo thẩm phán quốc gia

 

 

Điều 15

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 21, điều 22

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Các học viên được tuyển dụng:

 

1o bằng thi cử theo các điều kiện được quy định tại điều 17

2o dựa trên chức danh

 

Điều 16

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5/2/1994 điều 7

(Công báo ngày 8/2/1994)

 

Các ứng cử viên dự thi vào trường phải:

 

1o có bằng đại học ít nhất là tương đương 4 năm học, bằng này hoặc phải được Nhà nước công nhận hoặc do một quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu cấp, được Bộ Tư pháp coi là tương đương sau khi có ý kiến của Uỷ ban có thẩm quyền theo các điều kiện được quy định bởi Nghị định của Chính phủ, hoặc bằng đại học do một Học viện khoa học chính trị cấp, hoặc đã có chứng chỉ chứng nhận là cựu sinh viên trường sư phạm. Các yêu cầu này không áp dụng cho các ứng cử viên theo điểm 2 và 3 của điều 17;

 

2o mang quốc tịch Pháp;

 

3o hưởng đầy đủ quyền công dân và đạo đức tốt;

 

4o Được chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự;

 

5o Đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về sức khoẻ để thức hiện chức trách nhiệm vụ được giao hoặc đã hoàn toàn bình phục sau các tác động dẫn đến nghỉ dài hạn.

 

Điều 17

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 24

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Có ba hình thức thi tuyển được tổ chức để tuyển chọn các học viên tư pháp:

 

1o Kỳ thi thứ nhất dành cho các ứng cử viên có đủ các điều kiện được nêu ở điểm 1 điều 16;

 

2o Kỳ thi thứ hai, cùng trình độ, dành cho công chức ở cấp I, II, III và IV của Nhà nước ở trung ương và công chức của các chính quyền địa phương, cho các quân nhân và các nhân viên Nhà nước khác và các cơ quan công quyền chứng minh đã làm việc được 4 năm kể đến ngày 1/1 của năm tổ chức thi.

 

3o Kỳ thi thứ ba, cùng một trình độ, dành cho những người đã có 8 năm kinh nghiệm nghề nghiệp. Đó có thể là những người từng là đại biểu hội đồng dân cử địa phương, thành viên một hiệp hội hoặc người đã đảm nhiệm công tác xét xử không chuyên nghiệp hoặc người đã làm việc trong các ngành nghề khác. Thời gian của các hoạt động này, nhiệm kỳ hay chức trách, chỉ được tính khi họ thực hiện nhiệm vụ không phải với tư cách là thẩm phán, công chức, quân nhân hay viên chức Nhà nước.

 

Một khoá dự bị được mở cho những người có đủ các điều kiện nêu ở điểm 3 của điều khoản này và phải vượt qua được các bài thi lựa chọn. Các ứng cử viên đã tham gia khoá học này và trượt ở vòng thi thứ ba sẽ được tiếp nhận, trong thời hạn 2 năm kể từ khi kết thúc khoá học, tham gia kỳ thi đầu vào của của ngạch công chức Nhà nước loại A, vào kỳ thi sát hạch đầu vào đối với các công chức loại A của bộ máy hành chính địa phương, cũng như vào kỳ thi sát hạch đầu vào của các cơ sở y tế công cộng, theo các điều kiện được xác định bởi các quy định pháp luật về việc tổ chức kỳ sát hạch đầu vào thứ ba ở Trường hành chính quốc gia.

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

 

Điều 17-1

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 19 và 21

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Các quy định pháp luật về việc lùi giới hạn tuổi của kỳ thi sát hạch đầu vào đối với vị trí công tác được áp dụng theo cùng các điều kiện thi vào ngành thẩm phán.

 

 

Điều 18

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 19 và 21

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Các thí sinh vượt qua được một trong các kỳ sát hạch nêu trong điều 17 sẽ được Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định bổ nhiệm là thẩm phán tập sự và được hưởng lương.

 

 

Điều 18-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 30 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Những người đã có bằng thạc sĩ luật, có kinh nghiệm làm việc ít nhất là bốn năm trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế hoặc xã hội và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu ở điều 16 có thể được bổ nhiệm trực tiếp là thẩm phán tập sự.

 

Cũng tương tự như vậy, những người có bằng tiến sĩ luật, bằng đào tạo chuyên sâu hoặc những người tham gia thực hiện chức năng giảng dạy hoặc nghiên cứu về luật của một cơ sở đào tạo đại học trong 3 năm sau khi có bằng thạc sỹ luật và có bằng đại học chuyên sâu về một chuyên ngành luật cũng có thể được trực tiếp bổ nhiệm là thẩm phán tập sự.

 

Số lượng các thẩm phán tập sự được bổ nhiệm vào chức danh thẩm phán của điều khoản này không vượt quá một phần năm số lượng thẩm phán đã vượt qua kỳ thi sát hạch nêu ở điều 17

 

Các ứng cử viên theo điều khoản này được bổ nhiệm bằng một quyết định của Trưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, dựa trên ý kiến thuận của Uỷ ban nêu tại điều 34.

 

 

Điều 18-2

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992, điều 19, 21, 26 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định giới hạn độ tuổi ít hơn hay nhiều hơn của các thí sinh theo điều 18-1.

 

Bên cạnh đó, Nghị định này quy định các điều kiện trong đó giảm thời gian đi học của các thẩm phán tập sự đã được tuyển dụng theo điều 18-1.

 

Các học viên này tuân thủ một chế độ thực tập và môn học phù hợp với chuyên ngành đào tạo ban đầu.

 

Sau khi kết thúc thời gian học, các học viên phải thi xếp loại với nhau để phân loại học viên

 

 

 

Điều 19

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 19 và 21

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Các học viên tư pháp tham gia vào các hoạt động toà án theo trách nhiệm của các thẩm phán, tuy nhiên không được uỷ quyền ký.

 

Họ có thể:

 

Hỗ trợ thẩm phán dự thẩm trong tất cả các hoạt động điều tra

 

Hỗ trợ các Công tố viên trong việc thực hiện chức năng công tố;

 

Ngồi toà và tham gia với tư cách tư vấn cho các kết luận tại toà dân sự và tiểu hình;

 

Phát biểu luận tội và kết luận trước các toà ;

 

Trợ giúp vào việc nghị án của Toà đại hình.

 

Các học viên có thể, theo năng lực cá nhân, tiến hành thực tập một phần thời gian học tại Trường thẩm phán Quốc gia như là một cộng tác viên của luật sư ghi tên vào Đoàn luật sư. Hoạt động của họ vào chức danh này là tình nguyện.

 

 

Điều 20

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992, điều 19, 21

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Các học viên tư pháp bị bắt buộc phải giữ bí mật nghề nghiệp.

 

Trước mọi hoạt động, họ phải tuyên thệ trước Toà phúc thẩm như sau:

 

“Tôi thề giữ bí mật nghề nghiệp và cư xử như một thẩm phán trung thành và có phẩm cách”

 

Không có trường hợp nào được bỏ qua lời tuyên thệ này.

Chương II: về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thẩm phán

Sửa đổi luật tổ chức 70 – 642 1970- 07 -17 điều 2, công báo số 19 /7/1970

 

Chương II: về tuyển dụng và đào tạo chuyên môn của các thẩm phán

 

Phần I: về tiếp cận các cơ quan tư pháp của Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia

 

Điều 21

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5/2/1994 điều 8

(Công báo ngày 8/2/1994 có hiệu lực từ ngày 1/1/1996)

 

Một hội đồng tiến hành sắp xếp các học viên mà họ cho là thích hợp, sau khi ra trường, để thực hiện các chức năng tư pháp. Hội đồng ra thông báo về sự thích hợp của từng học viên theo chức trách mà họ có thể đảm nhận tốt nhất và thậm chí thực hiện ngay tại lúc bổ nhiệm vào vị trí đầu tiên.

 

Có thể tách một học viên khỏi chức vụ này hoặc bổ nhiệm lại sau một năm học.

 

Danh sách xếp hạng được báo cáo lên Trưởng ấn,Bộ trưởng Bộ tư pháp để đăng công báo.

 

 

Điều 21-1

Hình thành bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 23

(Công báo ngày 26/6/2001)

 

Hai kỳ thi được tổ chức để tuyển dụng các thẩm phán cấp hai và cấp một của thứ bậc tư pháp.

 

Các thí sinh phải đáp ứng các điều kiện được nêu ở điều 16.

 

Họ phải:

 

1o Đối với các ứng cử viên cấp hai của bậc tư pháp, độ tuổi ít nhất từ 35 tính đến ngày 1/1 của năm tổ chức thi và chứng minh được ít nhất 10 năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực toà án, hành chính, kinh tế, xã hội, có phẩm chất đặc biệt để thực hiện các chức năng tư pháp;

 

2o Đối với các ứng cử viên cấp một của bậc tư pháp, độ tuổi ít nhất là 50 tính đến ngày 1/1 của năm tổ chức thi và chứng minh ít nhất 15 năm hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp, hành chính, kinh tế, xã hội, có phẩm chất đặc biệt để thực hiện các chức năng tư pháp;

 

Các ứng cử viên được tiếp nhận sẽ được đào tạo tại Trường đào tạo thẩm phán Quốc gia. Họ được trả lương trong khoảng thời gian này, bao gồm cả thực tập trong các điều kiện được nêu ở điều 19 và khoản đầu tiên của điều 20.

 

Trước khi thực hiện mọi hoạt động, họ phải tuyên thệ trước Toà thượng thẩm như sau: “Tôi xin thề giữ gìn bí mật các tài liệu về công tố, tài liệu dự thẩm và phán quyết mà tôi được biết trong quá trình thực tập”. Không có trường hợp nào được bỏ qua lời tuyên thệ này.

 

Sau giai đoạn đào tạo này, họ được bổ nhiệm, dưới các dạng được nêu ở điều 28, vào các vị trí công việc mà họ đã từng được tuyển dụng. Các quy định tại điều 27-1 không được áp dụng.

 

Những năm hoạt động chuyên môn được các thẩm phán hoàn thành theo điều khoản này sẽ được tính đối với việc nâng bậc và thăng tiến.

 

Các quy định của điều 25-4 được áp dụng cho các thẩm phán được tuyển dụng theo quy định của điều khoản này.

 

Số lượng tổng cộng các vị trí đối với các kỳ thi tuyển trong một năm được xác định không vượt quá:

 

1o Đối với các kỳ thi tuyển vào bậc hai của thứ bậc tư pháp, một phần năm tổng số tuyển dụng vào bậc hai của năm trước đó, tuy nhiên tỷ lệ này có thể tăng lên do phần không sử dụng hết của năm này các khả năng bổ nhiệm được quy định tại điều 25;

 

2o Đối với các kỳ thi tuyển vào bậc một của thứ bậc tư pháp, một phần mười tổng số bổ nhiệm vào bậc một được công bố trong năm trước đó.

 

Chính phủ ban hành quy định xác định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

Ghi chú: Luật tổ chức 2001-539 2001-06-25 điều 31: đối với mỗi năm 2002 và 2003, bằng các quy định riêng so với điều khoản 21-1, việc tuyển dụng bằng thi cử các thẩm phán cấp hai của thứ bậc tư pháp được phép trong giới hạn 125 vị trí.

 

 

Phần II: Sự chuyển ngạch trực tiếp trong các cơ quan tư pháp

 

Điều 22

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 19, điều 28 (Công báo ngày 29 tháng 2 năm 1992)

 

Có thể được bổ nhiệm trực tiếp vào chức vụ bậc II của thứ bậc tư pháp với điều kiện ở độ tuổi ít nhất là 35:

 

1o Những người đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu ở điều 16 và chứng minh đã làm việc tối thiểu 7 năm trong lĩnh vực tư pháp;

 

2o Thư ký toà và các hội đồng hoà giải và chứng minh đã làm việc 7 năm trong đơn vị đó.

 

3o Các công chức loại A của Bộ Tư pháp không đáp ứng đủ điều kiện đã nêu ở điểm 1 của điều 16 nhưng chứng minh đã làm việc ít nhất 7 năm ở vị trí này.

 

 

Điều 23

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 I (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Có thể được bổ nhiệm trực tiếp vào vị trí bậc một của thứ bậc tư pháp:

 

1o Những người đáp ứng đủ điều kiện nêu ở điều 16 và chứng minh đã làm việc tối thiểu 17 năm trong lĩnh vực tư pháp;

 

2o Thư ký toà và thành viên của Hội đồng hoà giải đáp ứng đủ các điều kiện về cấp bậc được quy định trong nghị định của Chính phủ và năng lực, kinh nghiệm của họ đặc biệt được đánh giá cao để thực hiện các chức trách tư pháp theo điều khoản này.

 

 

Điều 24

Bãi bỏ bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ 1/1/2002)

 

 

Điều 25

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 24 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Trong vòng 1 năm xác định, việc bổ nhiệm vào các chức danh của điều 22 không vượt quá một phần năm trên tổng số thẩm phán tuyển dụng vào cấp II của năm trước đó.

 

 

Điều 25-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/ 6/ 2001 điều 8 II, III (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1/ 1 / 2002)

 

Trong vòng 1 năm được xác định, việc bổ nhiệm vào các chức danh của điều 23 không vượt quá một phần mười năm trên tổng số được thăng tiến vào bậc một của năm trước đó.

 

 

Điều 25-2

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 IV, điều 11 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1/ 1/ 2002)

 

Việc bổ nhiệm vào các chức danh của điều 22 và 23 được thực hiện sau khi có ý kiến tán thành của uỷ ban nêu ở điều 34.

 

Hiệu trưởng Trường Đào tạo thẩm phán Quốc gia và chủ tịch hội đồng thi tuyển vào trường tham gia với tư cách tư vấn cho các kết luận của Uỷ ban.

 

Uỷ ban xác định cấp bậc, nhóm, thứ hạng và chức trách mà ứng cử viên có thể được bổ nhiệm. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban này có thể quyết định yêu cầu thẩm phán hoàn thành khoá đào tạo trước khi đảm nhận chức vụ.

 

Những năm hoạt động nghề nghiệp mà thẩm phán được tuyển dụng đã hoàn thành ở chức danh của điều 22 được gộp vào thời gian làm việc tính cho việc thăng tiến trong giới hạn 2 năm. Các quy định này được áp dụng cho các thẩm phán có liên quan được bổ nhiệm cách 10 năm trước ngày có hiệu lực của Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 về địa vị thẩm phán và Hội đồng thẩm phán cấp cao.

 

 

Điều 25-3

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 IV (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Trước khi công bố, uỷ ban có thể quyết định bổ nhiệm một ứng cử viên vào một chức danh của điều 22 và 23 khi hoàn thành một khoá thực tập ở toà án do Trường Đào tạo thẩm phán Quốc gia tổ chức theo các trình tự được nêu ở điều 19.

 

Ứng cử viên được nhận vào thực tập bị bắt buộc phải giữ bí mật nghề nghiệp và tuyên thệ khi bắt đầu thực tập, trước Toà phúc thẩm ở nơi thực tập: “Tôi xin thể gìn giữ bí mật các tài liệu công tố, dự thẩm và phán quyết mà tôi được biết trong quá trình thực tập của tôi”.

 

Hiệu trưởng Trường Đào tạo thẩm phán Quốc gia lập bản tổng kết quá trình thực tập của mỗi ứng cử viên dưới dạng báo cáo và gửi tới hội đồng nêu ở điều 21.

 

Sau khi trao đổi với ứng cử viên, hội đồng công bố khả năng của họ đối với việc thực hiện chức trách tư pháp và chuyển ý kiến của mình tới Uỷ ban nêu ở điều 34.

 

Một nghị định của Chính phủ xác định các điều kiện áp dụng điều 25-2 và điều khoản này, nhất là các điều kiện đảm bảo việc trả lương và bảo hiểm xã hội cho những người đã hoàn thành giai đoạn thực tập.

 

 

Điều 25-4

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 IV (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Chính phủ ban hành nghị định quy định các điều kiện theo đó những người được bổ nhiệm trực tiếp vào ngành thẩm phán theo chức danh tại điều 22 và 23 có thể được tính gộp các năm công tác trước khi được bổ nhiệm là thẩm phán để tính chế độ hưu trí. Đối với những năm công tác trước khi được bổ nhịêm làm thẩm phán, Nhà nước sẽ thay thế các thẩm phán đó để nhận số tiền hưu được hưởng ( chế độ hưu trí cơ bản và chế độ hưu trí bổ sung ) trong phạm vi mức đóng góp bắt buộc tối thiểu.

 

Cách tính này phụ thuộc vào việc đóng góp mà Nghị định trên xác định mức độ và phương thức đóng góp.

 

Nhà nước sẽ thay mặt người đó để thu những khoản tiền mà người đó được hưởng như lương hưu cơ bản và lương hưu bổ sung trong thời gian công tác trước đây, sau đó nhập vào lương hưu thẩm phán để trả sau này.

 

Ngoài ra, Nghị định này chỉ rõ các điều kiện theo đó các luật sư, công chứng viên, nhân viên thi hành án và các thư ký Toà thương mại được bổ nhiệm trực tiếp vào ngành thẩm phán trước ngày có hiệu lực của luật tổ chức số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều chỉnh pháp lệnh số 58-1270 ngày 22 tháng 12 năm 1958 liên quan đến chức danh thẩm phán, có thể được hưởng các quy định của điều khoản này.

 

Ghi chú : Luật tổ chức 2001-539 2001-06-25 điều 9 : các quy định của điều 25-4 được áp dụng cho những người được bổ nhiệm vào ngành thẩm phán với chức danh ở điều 24 cùng pháp lệnh trước khi luật tổ chức này có hiệu lực cũng như đối với các thẩm phán được tuyển dụng qua các kỳ thi đặc biệt.

 

 

Chương III : về các thẩm phán cấp I và cấp II

 

Điều 26

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 10 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Tổng thống nước Cộng hòa bổ nhiệm các thẩm phán tập sự vào vị trí bậc hai của thứ bậc tư pháp theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

Theo thứ bậc xếp hạng của họ và theo danh sách được đề xuất, thẩm phán tập sự cần thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp vị trí mà họ mong muốn được bổ nhiệm.

 

Thẩm phán tập sự nào không tự đề xuất sự lựa chọn sẽ được bố trí bổ nhiệm vào một vị trí nhất định và nếu họ không chấp nhận đề xuất này, bị coi đã từ nhiệm.

 

Dựa trên những sự lựa chọn này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ lấy ý kiến của Ban có thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tối cao.

 

Trong trường hợp có ý kiến không ủng hộ việc đề cử một thẩm phán tập sự vào vị trí xét xử, một đề xuất bổ nhiệm mới sẽ được đưa ra sau khi đã tham khảo thẩm phán tập sự đó và tuân thủ ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao. Trong trường hợp ý kiến không ủng hộ việc bổ nhiệm một thẩm phán thực tập vào vị trí công tố, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể bỏ qua hay đưa ra một đề xuất mới sau khi đã tham khảo ý kiến của thẩm phán đó và phải tuân thủ ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao.

 

Nếu thẩm phán tập sự từ chối đề xuất mới, coi như đã từ nhiệm.

 

Thâm niên công tác của thẩm phán được tuyển dụng qua kỳ thi tuyển thứ hai và thứ ba vào Trường Đào tạo thẩm phán Quốc gia cũng như những người được tuyển vào chức danh ở điều 18-1 của Pháp lệnh này được tính để xếp hạng thứ bậc và thăng tiến của họ. Những quy định này được áp dụng cho các thẩm phán liên quan được bổ nhiệm cách 10 năm trước khi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 kể trên có hiệu lực.

 

Một nghị định của Chính phủ quy định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

 

Điều 27

 

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 V (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

 

Hàng năm, danh sách các thẩm phán được giới thiệu, theo thứ tự khả năng, để đăng ký vào bản đánh giá đề bạt được người có thẩm quyền gửi cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Những danh sách này được thông báo cho các thẩm phán. Những thẩm phán không được giới thiệu có thể gửi yêu cầu tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp để được đăng ký.

 

Một nghị định của Chính phủ quy định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

 

Điều 27-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 10

(Công báo ngày 8/2/1994)

 

Đề án bổ nhiệm vào thẩm phán cấp một hay cấp hai và danh sách các ứng cử viên vào vị trí này được thông báo, đối với các vị trí xét xử hay công tố, cho Hội đồng thẩm phán cấp cao.

 

Đề án bổ nhiệm được gửi cho Chánh án Toà phá án, Chánh án Toà phúc thẩm, Tổng thanh tra cơ quan toà án cũng như các giám đốc và trưởng các đơn vị hành chính trung ương của Bộ Tư pháp để phổ biến tới các thẩm phán đang đương nhiệm trong toà án đó và trong các cơ quan, phòng ban của toà án đó. Tài liệu này cũng được gửi cho công đoàn và các tổ chức nghề nghiệp đại diện cho các thẩm phán, và theo yêu cầu của họ, cho các thẩm phán đang đảm nhận một vị trí công tác khác.

 

Mọi nhận xét về một ứng cử viên liên quan đến đề án bổ nhiệm phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp và cho Hội đồng thẩm phán tối cao.

 

Các quy định của điều khoản này không áp dụng cho các đề án bổ nhiệm các thư ký toà án. Các quy định này cũng không được áp dụng cho các đề xuất bổ nhiệm được nêu ở điều 26, cũng không cho các đề án bổ nhiệm thực hiện theo quyết định nêu ở điểm 2, 3 và 5 của điều 45 và đoạn 2 của điều 46.

 

 

Điều 28

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 VI (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Nghị định về việc bổ nhiệm Chánh án Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng hay thẩm phán cấp hai Toà phá án do Tổng thống nước Cộng hoà ban hành dựa trên đề nghị của Hội đồng Thẩm phán tối cao.

 

Các nghị định về thăng bậc hay bổ nhiệm thẩm phán khác với các chức danh đã nêu ở đoạn nói trên đây sẽ do Tổng thống nước Cộng hoà ban hành dựa trên đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi có ý kiến thuận của Hội đồng thẩm phán tối cao về những gì liên quan đến Thẩm phán xét xử và sau khi có ý kiến của Ban có thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tối cao về những gì liên quan đến Công tố viên. Những quy định bổ nhiệm Công tố viên cũng được áp dụng cho các thẩm phán hành chính trung ương của Bộ Tư pháp.

 

Thời gian thực hiện chức trách của thẩm phán cấp hai là 10 năm; không gia hạn, không kéo dài.

 

 

Điều 28-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 VII (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Muộn nhất là 9 tháng trước khi kết thúc năm thứ 10 tại vị, thẩm phán cấp hai phải thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp vị trí mong muốn được điều động đến, ở thứ bậc tương đương, ít nhất là trong ba phân toà khác nhau của Toà phúc thẩm. Các yêu cầu điều động của thẩm phán cấp hai được nêu ở điều khoản này thường nhằm vào vị trí Chánh án của một toà án hay Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh một toà án.

 

Muộn nhất là 6 tháng trước khi kết thúc năm thứ 10 tại vị của thẩm phán có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể mời những người này nêu 3 yêu cầu bổ sung điều động đến 3 toà án khác thuộc các phân toà của Toà phúc thẩm.

 

Quá 10 năm thực hiện chức trách Thẩm phán cấp hai, các thẩm phán này được bổ nhiệm vào một các chức trách mà họ đã đề nghị trong các điều kiện đã nêu ở hai đoạn trên.

 

Nếu các thẩm phán này không bày tỏ mong muốn điều động trong các điều kiện quy định ở khoản thứ nhất và thứ hai của điều này, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề xuất với họ về một sự điều động, ngang với thứ bậc của họ, vào các vị trí xét xử tại ba toà án. Nếu chập thuận trong thời gian 1 tháng, họ sẽ được bổ nhiệm vào một trong ba toà án ở vị trí dành cho họ sau 10 năm thực hiện chức trách thẩm phán cấp hai.

 

Việc bổ nhiệm được quy định ở điều khoản này được công bố, nếu cần thiết, vượt qúa số ngân sách hiện có ở cấp của thẩm phán cấp hai và nếu có thể, vượt quá biên chế tổ chức hiện có của toà án.

 

Các thẩm phán được bổ nhiệm vào vị trí trống dôi dư đầu tiên phù hợp với chức trách nhiệm vụ thực hiện ở Toà nơi được bổ nhiệm.

 

Các thẩm phán được nêu trong điều khoản này không được bổ nhiệm vào vị trí thẩm phán ngoại hạng của Toà phá án theo các điều kiện quy định ở điều 39 trước 3 năm kết thúc công việc hiện tại hoặc biệt phái hoặc ở các Toà án mà những người này được bổ nhiệm sau khi đã thực hiện chức trách thẩm phán cấp hai.

 

 

 

 

Điều 28-2

Hình thành bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 3 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Chức năng Chánh án và Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng hoặc sơ thẩm cấp 1 được thực hiện lần lượt bởi một thẩm phán hay một Công tố viên của Toà phúc thẩm trong phạm vi quản hạt của toà, được chỉ định theo các hình thức được nêu ở điều 28.

 

Ngoại lệ của khoản trước là : chức năng Chánh án và Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thuộc phạm vi của một Toà phúc thẩm cấp trên, được thực hiện lần lượt bởi một thẩm phán xét xử hay một công tố viên cấp một của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris.

 

Chức năng Chánh án và Viện trưởng Viện công tố bên cạnh một Toà phúc thẩm cấp trên được thực hiện lần lượt bởi một thẩm phán xét xử hay công tố viên của Toà phúc thẩm Paris.

 

Nếu không đảm nhận chức vụ này, theo sự chỉ định của Chánh án hay Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng, Toà sơ thẩm hay Toà phúc thẩm cấp trên phù hợp với các khoản trước, thẩm phán được bổ nhiệm đồng thời hoặc vào vị trí Thẩm phán xét xử hoặc vị trí Công tố viên của Toà phúc thẩm hoặc vào một vị trí thẩm phán cấp một của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris. Việc bổ nhiệm này được công bố, trong trường hợp cần thiết, vượt quá biên chế tổ chức hiện hành của Toà phúc thẩm hay Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng. Số dôi ra sẽ được phân bổ vào vị trí trống cần thiết đầu tiên trong toà này.

 

Không ai được giữ chức quá 7 năm ở vị trí Chánh án hay Viện trưởng Viện công tố ở cùng một Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, Toà sơ thẩm hoặc Toà phúc thẩm cấp trên. Hết thời hạn này, nếu không nhận được một sự điều động khác, thẩm phán được bãi miến khỏi vị trí này bằng một quyết định của Tổng thống nước Cộng hoà và tiếp tục làm việc tại Toà phúc thẩm hay Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng với những chức năng mà họ đã được bổ nhiệm lúc đầu. Tương tự như vậy, trước thời hạn này, thẩm phán được bãi miễn khỏi vị trí này theo yêu cầu cá nhân hoặc theo quy định của điều 45.

 

Ghi chú : Luật 2001-539 2001-06-25 điều 13 : các quy định của điều 28-2 áp dụng cho việc bổ nhiệm kể từ 1/1/2002.

 

 

Điều 28-3

Điều chỉnh bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 3

(Công báo ngày 27/2/2003)

 

Các chức năng của thẩm phán dự thẩm, thẩm phán phụ trách trẻ vị thành niên, thẩm phán áp dụng hình phạt tại Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm và chức năng thẩm phán của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng phụ trách công tác của Toà sơ thẩm do một thẩm phán xét xử của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm thực hiện, được chỉ định theo các hình thức được quy định ở điều 28.

 

Nếu họ không đảm nhận vị trí này khi được chỉ định, thẩm phán dự thẩm, thẩm phán phụ trách trẻ vị thành niên, thẩm phán áp dụng hình phạt tại Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm và thẩm phán của một Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng phụ trách công tác của Toà sơ thẩm phù hợp với các khoản trên, thẩm phán được bổ nhiệm đồng thời vào vị trí thẩm phán xét xử của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm. Việc bổ nhiệm này được công bố, trong trường hợp cần thiết, vượt quá số lượng biên chế tổ chức của toà. Số dôi ra sẽ được bổ sung vào vị trí trống cần thiết đầu tiên trong toà này.

 

Không ai được làm việc quá 10 năm ở vị trí thẩm phán dự thẩm, thẩm phán phụ trách trẻ vị thành niên, thẩm phán áp dụng hình phạt tại Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm và thẩm phán của một Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng phụ trách công tác của Toà sơ thẩm ở trong cùng một Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm. Hết thời hạn này, nếu không nhận được một sự điều động khác, thẩm phán được rút khỏi vị trí này bằng một quyết định của Tổng thống nước Cộng hoà và tiếp tục làm việc tại Toà sơ thẩm hay Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng với những chức năng thẩm phán xét xử đã được bổ nhiệm ban đầu. Sẽ tương tự như vậy trong trường hợp trước thời hạn này, thẩm phán được rút khỏi chức trách này theo yêu cầu cá nhân hoặc quy định của điều 45.

 

 

Chương III : Về các Thẩm phán cấp 1 và cấp 2

*Tiêu đề thay đổi : Luật tổ chức 67-130 1967-02-20 điều 3 Công báo

ngày 21/2/1967*

 

Điều 29

Bãi bỏ bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 54 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

 

Điều 29

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 15 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Để có các biện pháp phù hợp với sự vận hành tốt của các cơ quan và các đặc tính riêng của tổ chức toà án, việc bổ nhiệm các thẩm phán phải tính đến cả tình trạng gia đình của họ.

 

Các quy định của Luật ngày 30 tháng 12 năm 1921 liên quan đến những công chức được kết hôn hoặc là với các công chức của tỉnh, hoặc là kết hôn với những công chức mà chỗ ở của họ đã được xác định, không được áp dụng cho các thẩm phán.

 

 

Chương III : về các thẩm phán cấp 1 và cấp 2

 

Điều 30

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 54

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Chính phủ ban hành Nghị định ấn định các điều kiện trong đó luật sư, công chứng viên, thừa phát lại được chuyển trực tiếp sang ngạch thẩm phán theo chức danh của điều khoản này có thể được nhận, trung bình được rót một khoản phụ cấp mà nghị định này quy định định mức và phương thức, cho việc hưởng phụ cấp hưu trí nhà nước hay trợ cấp hàng năm, những năm công tác mà họ đã hoàn thành trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán. Nghị định này cũng sẽ làm rõ các điều kiện theo đó những người được tuyển dụng trước ngày có hiệu lực của Luật tổ chức số 80-844 ngày 29 tháng 10 năm 1980 có thể được hưởng các quy định của điều khoản này.

 

 

Chương III : Về các thẩm phán cấp 1 và cấp 2

*Tiêu đề thay đổi : luật tổ chức 67-130 1967-02-20 điều 3 Công báo ngày 21/2/1967*

 

Điều 30-1

Bãi bỏt bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 54 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

 

Điều 30-2

Bãi bỏt bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 54 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

 

Chương III : Về các thẩm phán cấp 1 và cấp 2

 

Điều 31

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 VII (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Khi tiến hành giải thể một toà án, các thẩm phán xét xử và công tố viên sẽ nhận được một sự điều động mới theo các điều kiện được ấn định sau đây và theo các hình thức được quy định ở hai khoản đầu tiên của điều 28.

 

Muộn nhất là 9 tháng trước khi giải thể toà án, các thẩm phán xét xử phải báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu được điều động vào vị trí tương đương ở một trong những toà có thẩm quyền toàn bộ hay một phần trong phạm vi của toà án bị giải thể

 

Trường hợp thẩm phán không thể hiện yêu cầu được điều động này, họ nêu rõ ba sự điều động mà họ mong muốn được nhận, ở cấp tương đương, một trong những toà án có thẩm quyền toàn bộ hay một phần của toà bị giải thể nhưng ở những vị trí khác với những gì họ đã đảm nhiệm, hoặc trong cùng loại hình toà án. Muộn nhất là sáu tháng trước ngày được nêu ở khoản trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể mời các thẩm phán trình bày ba nguyện vọng điều động bổ sung. Các yêu cầu điều động được quy định ở khoản này chỉ có thể dành đặc quyền cho vị trí Chánh án toà án.

 

Vào ngày giải thể Toà án, các thẩm phán này được bổ nhiệm vào một trong các vị trí công tác mà họ yêu cầu được điều động.

 

Nếu những thẩm phán không bày tỏ nguyện vọng đề nghị được bố trí công tác, họ được bổ nhiệm vào một trong những Toà có thẩm quyền toàn bộ hay một phần trong phạm vi của Toà bị bãi bỏ theo những chức năng, vị trí họ đã đảm nhận trước đó.

 

Việc bổ nhiệm được nêu trong 4 khoản trước được công bố, trong trường hợp cần thiết, vượt quá số biên chế ngân sách của bậc thẩm phán có liên quan và biên chế tổ chức của toà án. Số dư ra được bổ sung vào chỗ trống đầu tiên trong toà án và phù hợp với chức trách được thực hiện.

 

Muộn nhất là 9 tháng trước khi giải thể toà án, các công tố viên thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp biết vị trí công tác mà họ mong muốn được điều động. Muộn nhất là 6 tháng trước ngày này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể mời các công tố viên đến trình bày nguyện vọng điều động bố trí công tác bổ sung. Yêu cầu điều động bố trí công tác của họ không được nhằm vào các vị trí thủ trưởng các cơ quan toà án.

 

Vào ngày giải thể toà án, số dôi dư theo các điều kiện được quy định ở đoạn 6, nếu có thể, họ được bổ nhiệm ngay vào một vị trí mới.

 

 

Chương III : Về các thẩm phán bậc 1 và bậc 2

*Tiêu đề thay đổi : luật tổ chức 67-130 1967-02-20 điều 3 Công báo ngày 21/2/1967*

 

Điều 32

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 76-120 ngày 5 tháng 2 năm 1976 điều 6 (Công báo ngày 6 tháng 2 năm 1976)

 

Không ai được bổ nhiệm làm thẩm phán trong phạm vi quản hạt của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi họ đã hành nghề luật sư, công chứng viên, thừa phát lại hay trợ lý tại Toà Thương mại từ 5 năm trở lại. Tuy nhiên, việc loại trừ này còn được mở rộng đến một hay nhiều toà khác trong phạm vi quản hạt của Toà phúc thẩm ngay khi Uỷ ban được nêu ở điều 34 đã có ý kiến về việc này.

 

 

Điều 33

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 46

(Công báo ngày 29/2/1992)

 

Thư ký các toà án khác nhau của các tỉnh Bas-Rhin, Haut-Rhin và Moselle có thể được bổ nhiệm là thẩm phán phụ trách quản lý đất đai theo các điều kiện được quy định bởi quy chế hành chính công.

 

Sau 3 năm thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, các thẩm phán phụ trách quản lý đất đai có thể chuyển sang các chức trách của thẩm phán bậc hai khác ; đối với những người không có bằng cử nhân luật, với điều kiện là có ý kiến thuận của uỷ ban được nêu ở điều 34 cũng được chuyển đổi nhưng trước khi quyết định, Uỷ ban có thể yêu cầu họ phải hoàn thành kỳ thực tập ở toà án; hoặc cũng có thể yêu cầu họ phải qua một kỳ đào tạo trước khi nhận chức trách mới.

 

 

Chương IV : về Uỷ ban đánh giá đề bạt

 

Điều 34

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 13 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Một Uỷ ban chịu trách nhiệm về lập và quyết định danh sách những người đủ khả năng đảm nhận chức vụ. Uỷ ban này là chung cho cả các thẩm phán xét xử và công tố viên.

 

Bảng thăng tiến được trao đổi với mỗi ban có thẩm quyền Hội đồng thẩm phán tối cao trước khi được Tổng thống nước Cộng hoà ký.

 

Uỷ ban đánh giá đề bạt có thể yêu cầu những người có thẩm quyền đánh giá hoạt động nghề nghiệp của ứng cử viên đăng ký vào danh sách thẩm phán đủ khả năng hoặc đăng ký vào bảng thăng tiến những chi tiết trên nội dung hồ sơ. Những chi tiết và nhận xét của từng ứng cử viên được lưu vào hồ sơ của thẩm phán. Uỷ ban cũng có thể gửi những nhận xét mà Uỷ ban cho là có lợi đối với các hồ sơ được xem xét tới những người có thẩm quyền đánh giá hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán.

 

Hàng năm, Uỷ ban đánh giá đề bạt phải lập báo cáo về các hoạt động để công bố công khai.

Điều 35

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 46 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Uỷ ban đánh giá đề bạt, ngoài Chánh án Toà phá án, gồm có Chánh án và Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh toà liên quan:

 

1o Chánh thanh tra các cơ quan tư pháp hoặc phó Chánh thanh tra ( trường hợp vắng ) và thủ trưởng các cơ quan tư pháp, hoặc trong trường hợp vắng, đại diện của người này ở cấp ít nhất là tương đương cấp phó thủ trưởng và có tư cách thẩm phán;

 

2o Hai thẩm phán ngoại hạng của Toà phá án, một thẩm phán xét xử và một công tố viên, được toàn thể các thẩm phán ngoại hạng của các toà án liên quan bầu ra;

 

3o Hai Chánh án và hai Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà thượng thẩm được toàn bộ các Chánh án và Viện trưởng Viện Công tố của toà này bầu ra.

 

4o Mười thẩm phán của cơ quan tư pháp, ba thẩm phán bậc 1 và 7 thẩm phán bậc 2 được Hội đồng thẩm phán bầu ra theo các điều kiện được nêu ở chương I.b

 

Khi bầu chọn mỗi uỷ viên chính thức theo quy định của điểm 2, 3 và 4 Uỷ ban cũng tiến hành lựa chọn một uỷ viên dự khuyết theo cùng các phương thức.

 

 

Điều 35-1

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 14

(Công báo ngày 8/2/1994)

 

Thời hạn nhiệm kỳ của uỷ viên chính thức và dự khuyết của Uỷ ban đánh giá đề bạt theo điểm 2, 3 và 4 của điều 35 là 3 năm và không gia hạn.

 

Khi vị trí của một trong các thành viên theo điểm 2, 3 và 4 của điều 35 trở nên bỏ trống vì lý do chết, ngừng hoàn toàn, từ nhiệm hay trong trường hợp mất phẩm chất đối với chức danh đã được bầu, vị trí này sẽ được uỷ viên dự khuyết thay thế đến khi kết thúc nhiệm kỳ. Uỷ viên dự khuyết có thể thay thế uỷ viên chính thức tạm thời vắng mặt. Họ không thể cùng nhau đảm nhận vị trí cùng một thời điểm.

 

 

Điều 35-2

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992

điều 46 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Trong thời gian nhiệm kỳ của mình, các uỷ viên được bầu của Uỷ ban đánh giá đề bạt, bao gồm cả uỷ viên dự khuyết, không được hưởng thăng tiến cấp bậc, kể cả thăng tiến vào một vị trí ngoại hạng.

 

(Những quy định này bị coi không phù hợp với Hiến pháp bằng quyết định của Hội đồng hiến pháp số 92-305 DC ngày 21/2/1992).

 

 

Điều 36

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 8 VII (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Bảng thăng tiến được lập hàng năm. Bảng thăng tiến được lập cho một năm có giá trị đến ngày công bố bảng thăng tiến của năm tiếp theo.

 

Danh sách thẩm phán đủ khả năng được lập ít nhất mỗi năm một lần. Việc đăng ký tên vào các danh sách này được ấn định, quyết định xoá tên dược áp dụng cùng thể thức như ghi tên.

 

Một bản quy chế hành chính công sẽ cụ thể hoá các chức năng chỉ có thể được giao sau khi đã đăng ký tên vào danh sách thẩm phán đủ năng lực.

 

Quy định này xác định các điều kiện cần để nêu trong bảng thăng tiến hoặc trên danh sách thẩm phán đủ năng lực cũng như các thể thức soạn thảo và lập bảng hàng năm, các bảng bổ sung thường xuyên và danh sách thẩm phán đủ năng lực.

 

Ngoài ra, quy định này cũng có thể xác định:

 

1o thời hạn chức trách cần phải hoàn thành trước khi được bổ nhiệm là thẩm phán duy nhất;

 

2o thời hạn chức trách cần phải hoàn thành như là thẩm phán duy nhất trước khi được bổ nhiệm là Chánh án toà án hay Viện trưởng Viện Công tố.

 

 

 

Chương IV: về Uỷ ban tư vấn của Viện công tố

 

Điều 36-1

Hợp nhất bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

Điều 36-2

Hợp nhất bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Điều 36-3

Hợp nhất bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Điều 36-4

Hợp nhất bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Điều 36-5

Hợp nhất bởi Luật tổ chức số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

 

Chương V: các thẩm phán ngoại hạng

 

Điều 37

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 4 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Các thẩm phán xét xử ngoại hạng được bổ nhiệm bằng nghị định của Tổng thống nước Cộng hoà theo các điều kiện được nêu ở điều 65 của Hiến pháp.

 

Chức trách của Chánh án Toà phúc thẩm được thực hiện bởi một thẩm phán ngoại hạng của Toà phá án, được chỉ định theo các hình thức được nêu ở đoạn trên.

 

Nếu chưa đảm nhiệm vị trí công việc này khi chỉ định họ là Chánh án phù hợp với khoản trên, thẩm phán được bổ nhiệm đồng thời vào vị trí thẩm phán xét xử ngoại hạng của Toà phá án. Trong trường hợp này, các quy định của khoản thứ 3 điều 39 không được áp dụng. Việc bổ nhiệm này được công bố, trong trường hợp cần, vượt quá số biên chế cơ cấu Toà phá án. Số dôi ra này được bổ sung vào chỗ trống đầu tiên cần thiết trong Toà án này.

 

Không ai được đảm nhận vị trí Chánh án ở cùng một Toà phúc thẩm quá 7 năm.

 

Ít nhất 6 tháng trước khi hết thời hạn, Chánh án có thể đề nghị được bổ nhiệm vào vị trí phó Chánh thanh tra các cơ quan tư pháp. Việc bổ nhiệm này có tính đến thời gian 7 năm đảm nhận chức trách nhiệm vụ.

 

Quá thời hạn này, nếu họ không nhận một sự điều động khác, Chánh án được rut khỏi vị trí này bằng một nghị định của Tổng thống nước Cộng hoà và thực hiện ngay tại Toà phá án các chức trách mà họ đã được bổ nhiệm ban đầu. Cũng như vậy trong trường hợp, trước thời hạn, họ rút khỏi vị trí này theo yêu cầu nguyện vọng cá nhân hoặc theo các quy định của điều 45.

 

Ghi chú: Luật 2001-539 2001-06-25 điều 13: các quy định của điều 37 trong việc soạn thảo điều 4 của Luật tổ chức này áp dụng cho việc bổ nhiệm kể từ ngày 1/1/2002.

 

Điều 37-1

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 46 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Các quy định tại điều 27-1 được áp dụng cho việc bổ nhiệm vào chức vụ ngoại hạng, ngoại trừ các chức trách mà Hội đồng Thẩm phán tối cao đề xuất, các vị trí Chánh thanh tra và phó Chánh thanh tra các cơ quan tư pháp, cũng như các vị trí Công tố viên bên cạnh Toà phá án và Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà phúc thẩm.

 

 

Điều 38

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 15 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Tổng thống nước Cộng hoà ban hành nghị định bổ nhiệm Công tố viên Viện công tố ngoại hạng sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao, trừ những vị trí được quy định tại Hội đồng Bộ trưởng phù hợp với các quy định của Pháp lệnh số 58-1136 ngày 28/11/1958 về Luật tổ chức liên quan đến việc bổ nhiệm các vị trí dân sự và quân sự của Nhà nước.

 

 

Điều 38-1

Hình thành bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 6 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Không ai được phép đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh cùng một Toà án quá 7 năm.

 

Ghi chú: Luật 2001-539 2001-06-25 điều 13: các quy định của điều 38-1 áp dụng cho việc bổ nhiệm kể từ ngày 1/1/2002.

 

 

Điều 38-2

Hình thành bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 6 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Các vị trí Chánh án và Viện trưởng Viện Công tố ngoại hạng bên cạnh một Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng hay sơ thẩm được thực hiện lần lượt bởi một Chánh án và một Viện trưởng Viện Công tố của Toà phúc thẩm trong phạm vi Toà này hoạt động, được chỉ định theo các hình thức thức được nêu ở điều 37 và 38.

 

Ngoại lệ của khoản trước, các vị trí Chánh án và Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris được thực hiện lần lượt bởi một thẩm phán cao cấp và một Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà phá án.

 

Nếu chưa đảm nhận vị trí này khi chỉ định họ với tư cách là Chánh án hay Viện trưởng Viện Công tố phù hợp với khoản thứ nhất và thứ hai của điều này, thẩm phán được bổ nhiệm đồng thời vào vị trí Chánh án toà án hoặc Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà phúc thẩm, hoặc vào một vị trí thẩm phán cao cấp hay Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà phá án. Trong trường hợp này, các quy định của khoản thứ ba điều 39 không được áp dụng. Việc bổ nhiệm này được công bố, trong trường hợp cần thiết, vượt quá biên chế tỏ chức của toà án. Số dôi ra này sẽ được bố tri vào chỗ trống đầu tiên cần thiết ở toà này.

 

Không ai được đảm nhận vị trí Chánh án hay Viện trưởng Viện Công tố trong cùng một Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng và sơ thẩm quá 7 năm.

 

Quá thời hạn này, nếu không nhận được một sự điều động khác, thẩm phán được rút khỏi chức trách này bằng một nghị định của Tổng thống nước Cộng hoà và thực hiện ngay tại Toà phúc thẩm hay Toà phá án các chức trách mà họ đã được bổ nhiệm ban đầu. Cũng như vậy trong trường hợp, trước thời hạn này, họ được dời khỏi vị trí này theo nguyện vọng cá nhân hoặc theo quy định của điều 45.

 

Ghi chú: Luật 2001-539 2001-06-25 điều 13: các quy định của điều 38-2 áp dụng cho việc bổ nhiệm kể từ 1/1/2002.

 

 

Điều 39

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 7 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002)

 

Các quy định về việc đánh giá, đề bạt không áp dụng cho việc bổ nhiệm các thẩm phán ngoại hạng.

 

Trừ Thẩm phán cấp hai của Toà phá án, không một thẩm phán nào có thể được bổ nhiệm vào một vị trí ngoại hạng nếu họ không đảm nhận hai chức năng khi họ là thẩm phán cấp một. Nếu những chức năng này mang tính xét xử, thì chúng phải được thực hiện tại hai toà khác nhau.

 

Không một thẩm phán nào có thể được bổ nhiệm vào vị trí ngoại hạng của Toà phá án nếu họ chưa hay chưa từng là thẩm phán ngoại hạng hoặc nếu không còn đảm nhận một vị trí nào khác của cấp một, sau khi đã thực hiện chức năng Thẩm phán cấp hai của Toà phá án.

 

Các quy định của điều 12-1 không áp dụng cho các thẩm phán ngoại hạng của Toà phá án, Chánh án và Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà phúc thẩm.

 

 

Điều 40

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 29 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Có thể được bổ nhiệm trực tiếp vào vị trí ngoại hạng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu ở điều 16 trên đây:

 

1o Các thẩm phán cao cấp đương chức;

 

2o Các thẩm phán của ngạch tư pháp được biệt phái vào các vị trí giám đốc hay trưởng các phòng ban của Bộ Tư pháp hoặc hiệu trưởng Trường Đào tạo thẩm phán Quốc gia; tuy nhiên, để chuyển thẳng từ vị trí Giám đốc hay trưởng các phòng ban sang các vị trí ngoại hạng của Toà phá án, họ phải chứng minh đã được biệt phái làm việc 5 năm với tư cách là Giám đốc hay trưởng các phòng ban;

 

3o Thẩm phán cấp ba của Tham Chính viện đã có ít nhất 10 năm thực hiện chức trách này ;

 

4o Các giáo sư khoa Luật của Nhà nước đã giảng dạy ít nhất 10 năm với tư cách giáo sư hay thạc sĩ;

 

5o Các thẩm phán của Tham chính viện và Toà phá án, uỷ viên hoặc cựu uỷ viên của Đoàn luật sư, có ít nhất 20 năm thực hiện nghề nghiệp của mình.

 

Cũng có thể được bổ nhiệm vào vị trí ngoại hạng của Toà phúc thẩm, tuy nhiên ngoại trừ các vị trí Chánh án và Viện trưởng, các luật sư có tên tại một Đoàn luật sư Pháp chứng minh đã hành nghề ít nhất 25 năm.

 

Các ứng cử viên theo điểm 3, 4 và 5 cũng như các ứng cử viên theo khoản thứ 7 của điều này chỉ có thể được bổ nhiệm sau khi có ý kiến của Uỷ ban được nêu ở điều 34.

 

Đối với những người được bổ nhiệm làm thẩm phán mà trước đây là luật sư tại Tham chính viện và tại Toà phá án hoặc thuộc một Đoàn luật sư của Cộng hoà Pháp, Chính phủ ban hành một Nghị định quy định chi tiết điều kiện tính gộp các năm công tác trước khi được bổ nhiệm thẩm phán để tính chế độ hưu trí. Để được hưởng chế độ như trên, người đó phải trả một khoản đóng góp theo mức và theo thể thức do Nghị định trên quy định. Đối với những năm công tác trước khi được bổ nhiệm là thẩm phán, Nhà nước thay thể các thẩm phán đó để nhận số tiền hưu được hưởng (chế độ hưu trí cơ bản và chế độ hưu trí bổ sung ) trong phạm vi mức đóng góp bắt buộc tối thiểu.

 

Nghị định này xác định các điều kiện theo đó những người được tuyển dụng trước ngày có hiệu lực của Luật tổ chức số 92-189 ngày 25/2/1992 kể trên có thể hưởng các quy định của điều khoản này.

 

 

Chương V: về các Thẩm phán cao cấp và Công tố viên cao cấp của Toà phá án đảm nhận các công việc đặc biệt

 

Điều 40-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25 tháng 6 năm 2001 điều 25 (Công báo ngày 26 tháng 6 năm 2001)

 

Những thẩm phán mà năng lực và hoạt động của họ chứng tỏ rằng họ có thể đảm nhận được các chức năng tư pháp tại Toà phá án thì có thể được bổ nhiệm là Thẩm phán cao cấp hoặc Công tố viên cao cấp phụ trách những công việc đặc biệt bên cạnh Toà phá án nếu đáp ứng các điều kiện nêu ở điều 16 trên đây và nếu chứng minh được đã hành nghề ít nhất 25 năm.

 

Thẩm phán đảm nhận công việc đặc biệt thực hiện các chức năng quyền hạn của thẩm phán cao cấp tại Toà phá án.

 

Công tố viên đảm nhận các công việc đặc biệt thực hiện các chức năng quyền hạn dành cho Viện công tố bên cạnh Toà phá án.

 

Số lượng thẩm phán và công tố viên đảm nhận các công việc đặc biệt chỉ có thể vượt quá một phần mười số lượng các thẩm phán ngoài thứ bậc của Toà phá án và một phần mười số lượng các công tố viên ngoại hạng của Viện công tố bên cạnh toà nói trên.

 

 

Điều 40-2

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 36 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

 

Thẩm phán và Công tố viên đảm nhận công việc đặc biệt được bổ nhiệm trong một khoảng thời gian là 5 năm không gia hạn, theo các hình thức tương ứng được quy định về việc bổ nhiệm các thẩm phán xét xử của Toà phá án và bổ nhiệm Công tố viên bên cạnh toà này.

 

Chính phủ ban hành nghị định quy định các điều kiện tiếp nhận và thẩm tra các hồ sơ ứng cử viên thực hiện chức năng tư pháp trong các công việc đặc biệt.

 

Các chức trách của thẩm phán và công tố viên bên cạnh Toà phá án có thể được chấm dứt theo đề nghị của họ hoặc trong trường hợp phải chịu hình phạt được quy định ở điểm 6 và 7 của điều 45 và điều 40-3. Việc chấm dứt các chức năng nhiệm vụ đặc biệt của thẩm phán và công tố viên, nếu có thể, áp dụng các quy định của điều 40-5.

 

Điều 40-3

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 36 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

 

Quyền kỷ luật đối với các thẩm phán và công tố viên đảm nhận công tác đặc biệt bên cạnh Toà phá án được thực hiện riêng bởi các nhà chức trách có thẩm quyền theo các điều kiện được nêu ở chương VII. Các nhà chức trách này có thể, độc lập với những hình phạt được nêu ở điều 45, tuyên bố tất cả các hình thức kỷ luật khác, chấm dứt chức năng thẩm phán hoặc công tố viên đảm nhận công tác đặc biệt bên cạnh Toà phá án.

 

Điều 40-4

Sửa đổi bởi Luật số 95-64 ngày 19/1/1995, điều 9 Công báo ngày 20/1/1995

 

Thẩm phán và công tố viên đảm nhận công việc đặc biệt phải tuân thủ theo quy chế thẩm phán.

 

Tuy nhiên, họ không phải là thành viên của Hội đồng thẩm phán tối cao hay Uỷ ban đánh giá đề bạt cũng không tham gia chỉ định các thành viên của các toà này.

 

Họ không được nhận bất cử một sự đề bạt thăng chức nào cũng như không bị thuyên chuyển trong ngạch tư pháp.

 

Trong thời gian một năm sau khi thôi đảm nhận chức trách của mình, thẩm phán đó không được thực hiện bất cứ công việc nào liên quan đến chức năng, nhiệm vụ mà họ đã thực hiện ở Toà phá án.

 

Điều 40-5

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 36 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Thẩm phán và công tố viên đảm nhận công việc đặc biệt được biệt phái khỏi ngạch tư pháp với tư cách là công chức nhà nước. Trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ mới này, họ không được đề bạt bất cứ chức vụ gì ở cơ quan mới này.

 

Khi một trong các hình phạt được nêu ở điểm 4, 5, 6 và 7 của điều 45 bị áp dụng đối với một thẩm phán hay công tố viên đảm nhận công tác đặc biệt của Toà phá án với tư cách là công chức, hình phạt đó phát sinh cùng hiệu lực đối với ngạch gốc.

 

Khi hết thời hạn đảm nhận nhiệm vụ biệt phái, thẩm phán và công tố viên đảm nhận công tác đặc biệt của Toà phá án được biệt phái với tư cách là công chức được tái điều động về cơ quan cũ ở bậc tương đương với sự thăng tiến trung bình mà các thành viên khác của cơ quan này được hưởng, đến ngày biệt phái, cùng bậc, cấp với họ, tiếp nhận sự điều động cần thiết trong trường hợp dôi dư theo các điều kiện được nêu ở điều khoản này.

 

Một Uỷ ban, do phó Chánh án của Tham chính viện chủ trì, chịu trách nhiệm theo dõi điều kiện của việc tái điều động các công chức được biệt phái để bổ nhiệm các thẩm phán hoặc công tố viên đảm nhận công tác đặc biệt của Toà phá án. Uỷ ban này gồm có một thẩm phán của Tham chính viện đương nhiệm được Đại hội đồng của Tham chính viện chỉ định, một thẩm phán Toà phá án được toàn thể các thẩm phán ngoại của toà này chỉ định, một thẩm phán của Viện Thẩm kế được chỉ định bởi các thẩm phán thành viên của Viện, Tổng Giám đốc hành chính và công vụ, và tuỳ theo từng trường hợp, Giám đốc nhân sự của bộ mà cơ quan của người có liên quan trực thuộc hoặc trưởng cơ quan này. Trong trường hợp số phiếu của uỷ ban bằng nhau, số phiếu bên phía của Phó Chánh án có ý nghĩa quyết định.

 

Ít nhất là 3 tháng trước khi kết thúc thời hạn biệt phái, thẩm phán được biệt phái thông báo cho Uỷ ban trên công việc mà họ muốn đảm nhận cũng như nơi sẽ được điều động đến . Trong hai tháng tiếp sau yêu cầu tái điều động, Uỷ ban mời họ lựa chọn trên một danh sách có 3 vị trí điều động công việc mà họ sẽ được bổ nhiệm.

 

Uỷ ban quyết định danh sách điều động được nêu trên theo đề xuất của các bộ phận tiếp nhận của các cơ quan chức năng, trong trường hợp tiếp nhận thẩm phán biệt phái. Nếu công chức được biệt phái không chấp nhận bất cứ vị trí nào dành cho họ, hoặc thiếu các đề xuất cho phép Uỷ ban lập danh sách điều động, Uỷ ban này quyết định vị trí mà họ sẽ được bổ nhiệm khi hết thời hạn được biệt phái.

 

Trong vòng hai năm kể từ khi tái điều động vào chức trách của công chức được biệt phái, không một thay đổi nào về nhiệm vụ hoặc điều động của họ được thực hiện mà không có ý kiến thuận của Uỷ ban.

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

 

Điều 40-6

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 36 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Trước khi bổ nhiệm thẩm phán hoặc công tố viên, một hợp đồng lao động có lợi cho thẩm phán và công tố viên đảm nhận công việc đặc biệt, theo yêu cầu của họ, được tạm ngưng cho đến hết thời hạn đảm nhận chức trách ngay khi họ chứng minh được với người sử dụng họ là đã có ít nhất tối thiểu một năm làm việc kể từ ngày điều động.

 

Việc tạm ngưng có hiệu lực 15 ngày sau khi thông báo gửi đến người sử dụng lao động, theo yêu cầu của họ bằng thư giới thiệu với đề nghị có ý kiến tiếp nhận.

 

Chậm nhất trong vòng hai tháng sau khi hết hạn biệt phái, thẩm phán hoặc công tố viên đảm nhận công việc đặc biệt phải trình bày nguyện vọng quay trở lại công việc cũ đồng thời gửi cho người sử dụng lao động một thư giới thiệu với yêu cầu có ý kiến tiếp nhận.

 

Họ được trở lại công việc trước đây hoặc một công việc khác có mức lương tương đương trong hai tháng sau khi họ đã đề nghị chủ sử dụng lao động của mình. Họ được tạo điều kiện thuận lợi nghề nghiệp trong khi thực hiện chức trách ở Toà phá án. Mặt khác, theo nhu cầu, họ còn được hưởng sự tái thích nghi nghề nghiệp trong trường hợp thay đổi kỹ thuật hay phương pháp làm việc.

 

 

Điều 40-7

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 36 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Thẩm phán và công tố viên đảm nhận công việc đặc biệt với cách là công chức nhà nước, công chức chính quyền địa phương, công chức các cơ sở bệnh viện phải tuân theo chế độ pháp lý xã hội dành riêng cho họ.

 

Thẩm phán và công tố viên hoạt động với tư cách khác những tư cách đã nêu ở đoạn trên thì tuân thủ theo chế độ sau:

 

1o Về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các quy định áp dụng cho họ thuộc quyển IV của luật bảo hiểm xã hội giống như các điều kiện đối với các viên chức không thuộc Nhà nước;

 

2o Việc bảo đảm thanh toán rủi ro bệnh tật, tuổi già, thương binh, chết và sinh nở được tính theo chế độ bảo hiểm xã hội mà họ hưởng hoặc chế độ bảo hiểm xã hội chung mà họ đã tham gia đóng góp ;

 

3o Thay vì thuộc chế độ bổ sung hưu trí đặc biệt, họ được hưởng chế độ dành cho các viên chức không phải của Nhà nước theo các điều kiện quy định cho những người này.

 

Đối với việc áp dụng ba khoản trên đây, các nghĩa vụ của người sử dụng lao động, nếu được, gồm cả nghĩa vụ liên quan đến chế độ hưu trí bổ sung do Nhà nước đảm trách.

 

Chính phủ ban hành Nghị định quy định các phương thức áp dụng điều khoản này.

 

 

Chương V: về các Thẩm phán ngoại hạng

 

Điều 41

 

Hợp nhất bởi Luật tổ chức số 76-120 ngày 5 tháng 2 năm 1976 điều 11 (Công báo ngày 6 tháng 2 năm 1976)

 

 

Chương V ( thứ ba ): về biệt phái tư pháp

 

Điều 41

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 37 (Công báo ngày 29 tháng 2 năm 1992)

 

Các nhân viên toà án được tuyển dụng thông qua Trường Đào tạo Thẩm phán Quốc gia và các giáo sư, giảng viên các Trường đại học, trong các điều kiện được nêu ở các điều khoản sau, có thể thuộc đối tượng biệt phái tư pháp để thực hiện các chức trách ở bậc một và bậc hai.

 

Điều 41-1

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/ 6 / 2001 điều 8 IX, X (Công báo ngày 26/ 6/ 2001 có hiệu lực từ ngày 1/ 1/ 2002)

 

Đối tượng biệt phái tư pháp để thực hiện các chức trách ở bậc hai là những người nêu ở điều 41 chứng minh đã có ít nhất 4 năm làm một hay nhiều công việc với tư cách nêu ở điều 41.

 

Đối tượng biệt phái tư pháp để thực hiện các chức trách ở bậc một những người được nêu ở điều 41 chứng minh đã có ít nhất 7 năm làm một hay nhiều công việc với tư cách này.

 

 

 

 

Điều 41-2

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 / 2/ 1992

điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Việc biệt phái tư pháp được công bố, sau khi có ý kiến thuận của Uỷ ban được nêu ở điều 34, bằng một quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, hoặc trong trường hợp cần thiết là Thứ trưởng Bộ phụ trách đơn vị có người được biệt phái. Uỷ ban xác định các chức trách mà một người được biệt phái sẽ đảm nhận.

 

Những người nêu ở điều 41 thuộc đối tượng biệt phái tư pháp đặc biệt phải tuân thủ quy chế này.

 

 

Điều 41-3

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992

điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Trước khi thực hiện chức trách tư pháp, những người đã nêu ở điều 41 thuộc đối tượng biệt phái tư pháp phải hoàn thành một kỳ thực tập dài 6 tháng theo nội dung được uỷ ban quy định ở điều 34.

 

Trong quá trình thực tập, những người nêu ở điều 41 phải tuân thủ các quy định của điều 19 và của khoản đầu tiên của điều 20. Trước khi bắt đầu kỳ thực tập, những người này phải tuyên thệ trước Toà phúc thẩm ở nơi thực tập như sau: “Tôi xin thề giữ bí mật về các tài liệu công tố, điều tra và phán quyết của toà mà tôi được biết trong quá trình thực tập”.

 

 

Điều 41-4

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992

điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Những người được nêu ở điều 41, thuộc đối tượng biệt phái tư pháp được bổ nhiệm vào một chức danh tư pháp theo các hình thức được nêu ở điều 28.

 

Trước khi được điều động vào một chức danh tư pháp, những người này phải tuyên thệ theo các điều kiện quy định ở điều 6.

 

 

Điều 41-5

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992

điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Biệt phái tư pháp có thời hạn 5 năm và không được gia hạn.

 

Trong thời gian biệt phái này, chỉ có thể chấm dứt sự biệt phái theo yêu cầu của họ hoặc trong trường hợphọ bị kỷ luật theo điểm 6 và 7 của điều 45 và khoản đầu tiên của điều 41-6. Nếu việc biệt phái chấm dứt sẽ áp dụng các quy định ở điều 41-7.

 

 

Điều 41-6

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Quyền kỷ luật những người nêu ở điều 41 thuộc đối tượng biệt phái tư pháp được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo các điều kiện được quy định ở chương VII. Người có thẩm quyền có thể quyết định, độc lập với các hình phạt quy định ở điều 45, theo một hình phạt khác với những hình thức kỷ luật, chấm dứt biệt phái đối với người đươck biệt phái.

 

Khi hình thức kỷ luật được áp dụng đối với những người nêu ở điều 41 đối tượng cho việc biệt phái tư pháp là những hình thức được nêu ở điểm 4, 5, 6 và 7 của điều 45, các hình thức phạt này có cùng hiệu lực đối với ngạch gốc.

 

 

Điều 41-7

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992

điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Áp dụng điều 41-9, những người thuộc đối tượng biệt phái tư pháp sau khi kết thúc biệt phái được quay trở lại ngạch gốc tương đương với ngạch, bậc mà những người cùng cơ quan với họ được hưởng theo các điều kiện được nêu ở điều khoản này.

 

Uỷ ban được nêu ở điều 40-5 chịu trách nhiệm giám sát các điều kiện tái điều động công vụ của cán bộ được biệt phái.

 

Muộn nhất là 3 tháng trước khi hết hạn biệt phái tư pháp, cán bộ được biệt phái thông báo cho Uỷ ban trên loại công việc mà họ mong muốn thực hiện cũng như nơi điều động được điều đến. Trong hai tháng tiếp theo yêu cầu tái điều động, Uỷ ban này mời họ lựa chọn trên một danh sách 3 sự điều động công việc mà họ sẽ được bổ nhiệm.

 

Uỷ ban quyết định danh sách điều động nêu ở khoản trên theo đề xuất của các bộ phận tiếp nhận của các cơ quan có thẩm quyền nhận người được điều động. Nếu người được điều động không chấp nhận bất cứ vị trí nào dành cho họ hoặc thiếu các đề xuất cho phép Uỷ ban thiết lập danh sách điều động, Uỷ ban sẽ ngừng vị trí sẽ bổ nhiệm khi họ kết thúc thời gian biệt phái.

 

Trong vòng 2 năm kể từ khi tái điều động chức trách nhiệm vụ của người được biệt phái, không một thay đổi về chức trách hay điều động nào có thể can thiệp mà không có ý kiến tán thành của Uỷ ban.

 

Chính phủ ban hành nghị định quy định rõ các điều kiện áp dụng điều khoản này.

 

 

Điều 41-8

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992

điều 37 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Số cán bộ biệt phái tư pháp không thể vượt quá một phần hai mươi ví trí công tác của mỗi bậc.

 

 

Điều 41-9

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/ 6/ 2001 điều 8 IX, X (Công báo ngày 26/ 6/ 2001 có hiệu lực từ ngày 1/ 1 / 2002)

 

Những người được biệt phái có thể được bổ nhiệm vào vị trí bậc một và bậc hai theo thứ bậc tư pháp ít nhất là 3 năm trong các cơ quan tư pháp.

 

Đối với việc bổ nhiệm vào vị trí bậc một, những người được điều động phải chứng minh đã làm việc ít nhất 7 năm ở các cơ quan tư pháp và một hay nhiều các cơ quan đã liệt kê ở điều 41.

 

Việc bổ nhiệm được công bố áp dụng các khoản trên dựa trên định mức bổ nhiệm ấn định cho mỗi cấp thứ bậc ở điểm 1 điều 25 và điều 25-1. Việc bổ nhiệm này tuân theo các điều kiện nêu ở điều 25-2. Tuy nhiên, câu cuối cùng của khoản cuối của điều 25 không được áp dụng.

 

 

Chương V thứ tư : về các thẩm phán thực hiện chức danh tạm thời

 

Điều 41-10

Hình thành bởi Luật số 95-64 ngày 19 tháng 1 năm 1995 điều 1 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Có thể được bổ nhiệm để thực hiện các chức năng thẩm phán sơ thẩm hay hội thẩm trong hội đồng xét xử của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, những người dưới 65 tuổi có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này.

 

Những người này hoặc phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu ở điểm 1, 2 hoặc 3 của điều 22, hoặc là uỷ viên hay cựu uỷ viên các đoàn nghề nghiệp tư pháp và pháp lý tự do tuân thủ quy chế pháp lý hoặc chức danh được công nhận và chứng minh được có ít nhất 7 năm hành nghề chuyên môn.

 

 

Điều 41-11

Hình thành bởi Luật số 95-64 ngày 19 tháng 1 năm 1995 điều 1 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Khi được điều động tới một Toà án sơ thẩm, các thẩm phán được tuyển dụng trong khuôn khổ của chương này được phân bổ vào các cơ quan khác nhau của Toà án theo các phương thức xác định trong Pháp lệnh hàng năm quy định ở Luật tổ chức toà án và giải quyết những tranh chấp về dân sự và hình sự trừ sự phân định của Hội đồng hoà giải lao động. Họ không được đảm nhận các công việc của toà án mà họ phái điều động đi nữa.

 

Khi được điều động với tư cách là hội thẩm trong hội đồng xét xử của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng, các thẩm phán này được phân bổ vào các cơ quan khác nhau của toà án theo các phương thức được xác định trong Pháp lệnh hàng năm được quy định ở Luật tổ chức toà án và giải quyết các tranh chấp về hình sự và dân sự.

 

Điều 41-12

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 98-105 ngày 24 tháng 12 năm 1998 điều 8 (Công báo ngày 26/2/1998)

 

Các Thẩm phán được tuyển dụng trong khuôn khổ chương này được bổ nhiệm trong một khoảng thời gian là 7 năm không gia hạn theo các hình thức được quy định áp dụng cho các thẩm phán xét xử.

 

Việc bổ nhiệm được tiến hành, sau khi có ý kiến thuận của Uỷ ban nêu ở điều 34, trong số các ứng cử viên do Đại hội đồng Thẩm phán xét xử của Toà phúc thẩm đề nghị. Điều 27-1 không áp dụng cho những người này.

 

Những Thẩm phán được bổ nhiệm sau một khoá đào tạo do Trường đào tạo Thẩm phán Quốc gia tổ chức và thực tập tại toà án theo các hình thức được quy định ở điều 19.

 

Trước khoá đào tạo này, các Thẩm phán phải tuyên thệ theo các điều kiện nêu ở điều 6.

 

Chính phủ ban hành quy định xác định các điều kiện nộp và nghiên cứu các hồ sơ ứng cử viên, phương thức tổ chức và thời gian thực tập cũng như các điều kiện trong đó việc trả lương và bảo hiểm xã hội cho các thực tập sinh nêu ở điều khoản này được đảm bảo.

 

 

Điều 41-13

Hình thành bởi Luật số 95-64 ngày 19 tháng 1 năm 1995 điều 1 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Các Thẩm phán được tuyển dụng trong khuôn khổ chương này tuân thủ theo quy chế này.

 

Tuy nhiên, họ không thể là uỷ viên của Hội đồng thẩm phán tối cao, cũng không phải là uỷ viên của Uỷ ban đề bạt và không tham gia chỉ định các uỷ viên khác của các toà cấp này.

 

Các điều 13 và 76 không áp dụng đối với những đối tượng này.

 

Các Thẩm phán được hưởng phụ cấp theo các điều kiện được quy định trong Nghị định của Chính phủ.

 

 

Điều 41-14

Hình thành bởi Luật số 95-64 ngày 19 tháng 1 năm 1995 điều 1 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Ngoại lệ của điều 8, các thẩm phán được tuyển dụng trong khuôn khổ chương này có thể thực hiện một hoạt động nghề nghiệp đồng thời với chức năng tư pháp, với điều kiện hoạt động này không ảnh hưởng đến danh dự của thẩm phán và sự độc lập của họ. Các thành viên hành nghề pháp lý và tư pháp tự do phải tuân thủ quy chế pháp lý hoặc chức danh được công nhận chỉ có thể thực hiện các chức năng tư pháp trong phạm vi của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi người này hành nghề chuyên môn.

 

Các thẩm phán này không thể thực hiện đồng thời bất cứ một hoạt động nào của công chức nhà nước trừ công việc giáo sư và giảng viên của các trường đại học.

 

Trong trường hợp thay đổi hoạt động nghề nghiệp, Thẩm phán thông báo điều đó với Chánh án Toà phúc thẩm, người có thể, nếu được, cho họ biết rằng công việc mới đó của họ không phù hợp với việc thực hiện các chức năng tư pháp.

 

Thẩm phán không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp xảy ra giữa mối quan hệ với hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của mình hoặc khi họ muốn giữ mối quan hệ nghề nghiệp với một trong các bên. Theo giả thuyết này, Chánh án Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng hoặc Thẩm phán phụ trách hành chính của toà án nơi họ làm việc sẽ quyết định, theo yêu cầu của thẩm phán hay của một trong các bên, rằng vụ việc sẽ chuyển cho một thẩm phán khác của toà phụ trách hoặc nếu họ thực hiện chức năng hội thẩm, vụ việc sẽ được chuyển cho một hội đồng xét xử khác. Quyết định chuyển này không bị kháng cáo.

 

 

Điều 41-15

Hình thành bởi Luật số 95-64 ngày 19 tháng 1 năm 1995 điều 1 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Quyền kỷ luật đối với các thẩm phán được tuyển dụng trong phạm vi chương này được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo các điều kiện được quy định ở chương VII. Người có thẩm quyền này có thể tuyên bố hình phạt chấm dứt chức năng thẩm phán theo hình phạt được quy định ở điểm 1 của điều 45 một cách độc lập với các hình thức kỷ luật khác.

 

 

Điều 41-16

Hình thành bởi Luật số 95-64 ngày 19 tháng 1 năm 1995 điều 1 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Thẩm phán tuyển dụng trong phạm vi chương này chỉ có thể bị chấm dứt chức năng nhiệm vụ theo đề nghị của họ hoặc trong trường hợp họ bị kỷ luật theo quy định tại điều 41-15.

 

Trong vòng một năm kể từ khi chấm dứt các chức trách tư pháp, các thẩm phán này sẽ không tham gia bất cứ vị trí công vụ nào có liên quan tới các chức trách tư pháp mà họ đã thực hiện.

 

 

Chương V thứ năm: về các Thẩm phán cơ sở

 

Điều 41-17

 

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Có thể được bổ nhiệm là thẩm phán cơ sở, để thực hiện một phần giới hạn chức trách Thẩm phán của Toà án sơ thẩm, nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện quy định ở khoản 2 và 5 của điều 16:

 

1o Các cựu Thẩm phán của cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính ;

 

2o Những người từ 35 tuổi trở lên có đủ năng lực và kinh nghiệm đảm nhiệm chức trách thẩm phán. Những người này phải đáp ứng đủ các điều kiện ấn định ở điểm 1 điều 16, hoặc là uỷ viên hay cựu uỷ viên các hội nghề nghiệp tư pháp và pháp lý tự do theo quy chế pháp lý. Ngoài ra, những người này phải chứng minh đã hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp được ít nhất là 4 năm.

 

3o Những người chứng minh đã hoạt động ít nhất 25 năm ở các vị trí quản lý trong lĩnh vực pháp lý có thể thực hiện các chức trách tư pháp ;

 

4o Những cựu công chức trong các cơ quan tư pháp loại A và B mà kinh nghiệm của họ cho phép họ có thể đảm đương các chức trách tư pháp ;

 

5o Những hoà giải viên tư pháp đã hành nghề ít nhất là 5 năm.

 

 

Điều 41-18

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Thẩm phán xét xử phụ trách hành chính của Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng tổ chức hoạt động và công việc của Toà án cơ sở .

 

Việc phân bổ các Thẩm phán cơ sở vào các cơ quan khác nhau của Toà án hàng năm do Pháp lệnh quy định.

 

Pháp lệnh này được quy định theo hình thức đã nêu trong Luật tổ chức toà án.

 

 

Điều 41-19

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Các thẩm phán cơ sở được bổ nhiệm 7 năm không gia hạn, theo các hình thức đã quy định như đối với thẩm phán xét xử.

 

Điều 27-1 không áp dụng đối với những thẩm phán cơ sở này.

 

Trước khi ra quyết định, Hội đồng Thẩm phán tối cao có thể quyết định cho họ tham gia học một khoá đào tạo cơ bản do Trường Đào tạo Thẩm phán Quốc gia tổ chức và một kỳ thực tập ở toà án được tiến hành theo các phương thức quy định ở điều 19. Khoản 2, điều 25-3 được áp dụng đối với các thực tập sinh.

 

Hiệu trưởng, Trường Đào tạo Thẩm phán Quốc gia lập ra một bản danh sách thí sinh thực tập ban đầu, dưới hình thức bản báo cáo, gửi đến Hội đồng Thẩm phán tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, các Thẩm phán cơ sở phải tuyên thề theo các điều kiện được quy định ở điều16.

 

Các thẩm phán cơ sở không phải tham gia khoá đào tạo cơ bản theo quy định của khoản 3 sau khoá đào tạo do Trường thẩm phán Quốc gia tổ chức và một kỳ thực tập tại toà án theo quy định của điều 19.

 

Chính phủ ban hành quy định xác định các điều kiện nộp và hướng dẫn hồ sơ của các ứng cử viên, các phương thức tổ chức và thời gian đào tạo cũng như các điều kiện đảm bảo về phụ cấp và bảo hiểm xã hội của các thực tập sinh được nêu ở điều khoản này .

 

 

 

 

Điều 41-20

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Các Thẩm phán cơ sở phải tuân thủ quy chế này.

 

Tuy nhiên, họ không thể là uỷ viên Hội đồng Thẩm phán tối cao hay uỷ viên của Uỷ ban đề bạt, cũng như không tham gia vào việc chỉ định các thành viên của các cơ quan này.

 

Họ không thể được đề bạt thăng tiến bất cứ cấp bậc gì. Họ không thể bị thuyên chuyển nếu không họ không đồng ý.

 

Các điều 13 và 76 không áp dụng cho những thẩm phán này.

 

 

Điều 41-21

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Các thẩm phán cơ sở thực hiện chức trách của mình theo chế độ bán thời gian. Họ được nhận trợ cấp theo các điều kiện được quy định trong Nghị định của Chính phủ

 

 

Điều 41-22

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Ngoại lệ ở khoản thứ nhất của điều 8 là các thẩm phán cơ sở có thể thực hiện một hoạt động nghề nghiệp đồng thời với các chức trách tư pháp với điều kiện là hoạt động này không làm ảnh hưởng đến danh dự chức năng và sự độc lập của họ. Các thành viên tổ chức nghề nghiệp pháp lý và tư pháp tự do phải tuân thủ quy chế pháp lý hoặc chức danh được công nhận và những nhân viên của họ chỉ có thể thực hiện các chức năng thẩm phán cơ sở trong phạm vi của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng nơi họ hành nghề; họ không thể thực hiện một hoạt động nghề nghiệp nào trong phạm vi Toà án cơ sở nơi mà họ được điều động đến.

 

Không có ngoại lệ áp dụng cho các quy định của khoản hai điều 8, các Thẩm phán không thể thực hiện đồng thời bất cứ một hoạt động công vụ nào, trừ trường hợp thực hiện công vụ với tư cách giáo sư và giảng viên các trường đại học.

 

Trong trường hợp thay đổi hoạt động nghề nghiệp, thẩm phán cơ sở thông báo điều đó cho Chánh án Toà phúc thẩm trong phạm vi họ được điều động, người có thẩm quyền cho họ biết, nếu có thể, rằng hoạt động mới của họ không phù hợp với việc thực hiện chức năng tư pháp của họ.

 

Các Thẩm phán cơ sở không thể giải quyết các tranh chấp về một mối quan hệ với các hoạt động nghề nghiệp của họ hoặc khi họ giữ mối quan hệ nghề nghiệp với một trong các bên. Trong trường hợp này, Chánh án Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng trong phạm vi cơ quan nơi người này làm việc quyết định, theo đề nghị của một trong các bên, rằng vụ việc được chuyển cho một Thẩm phán cơ sở khác của toà. Quyết định chuyển này không bị kháng cáo.

 

Các Thẩm phán cơ sở không được đề cập đến nội dung các tài liệu liên quan đến hoạt động chuyên môn của mình trong lúc còn công tác cũng như sau khi nghỉ công tác.

 

Điều 41-23

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Quyền cảnh cáo và kỷ luật đối với các thẩm phán cơ sở được thực hiện theo các điều kiện được xác định ở chương VII. Độc lập với hình phạt cảnh cáo được quy định ở điều 44 và hình phạt phạt nêu ở điểm 1 điều 45, việc chấm dứt chức trách có thể được áp dụng theo danh nghĩa phạt kỷ luật.

 

 

Điều 41-24

Hình thành bởi Luật số 2003-153 ngày 26 tháng 2 năm 2003 điều 1 (Công báo ngày 27 tháng 2 năm 2003)

 

Các Thẩm phán cơ sở không thể đảm nhận chức trách nhiệm vụ khi đã quá tuổi 75.

 

Thẩm phán cơ sở chỉ có thể ngừng đảm nhận chức năng, nhiệm vụ nếu họ yêu cầu hoặc trong trường hợp họ bị kỷ luật ngừng đảm nhận chức năng, nhiệm vụ được quy định ở điều 41-23.

 

Trong vòng một năm kể từ khi ngừng đảm nhận chức năng tư pháp, các Thẩm phán cơ sở không tham gia các vị trí công vụ liên quan đến chức năng này.

 

 

Chương VI : về thù lao

 

Điều 42

 

Các Thẩm phán nhận thù lao bao gồm cả lương và các khoản phụ kèm theo.

 

Lương của các Thẩm phán do Nghị định của Chính phủ quy định

 

 

Chương VII : Kỷ luật

 

Phần I : Các quy định chung

 

Điều 43

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 79-43 ngày 18 tháng 1 năm 1979 điều 7 I, V (Công báo ngày 19 tháng 1 năm 1979 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 1979)

 

Thẩm phán không hoàn thành chức trách, mất danh dự, phẩm giá, thiếu sự tế nhị đều coi như vi phạm kỷ luật.

 

Lỗi này cũng được áp dụng đối với công tố viên hoặc thẩm phán hành chính trung ương trực thuộc Bộ Tư pháp có tính đến nghĩa vụ phát sinh từ sự phụ thuộc thứ bậc.

 

Điều 44

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 38 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Bên cạnh hình thức kỷ luật, Chánh thanh tra các cơ quan tư pháp, Chánh án, Viện trưởng, Giám đốc và thủ trưởng các cơ quan hành chính trung ương có quyền cảnh cáo đối với các thẩm phán dưới quyền của họ.

 

Sự cảnh cáo bị tự động xoá khỏi hồ sơ sau 3 năm nếu không có bất kỳ sự cảnh cáo hay một hình thức kỷ luật nào được áp dụng đối với họ trong khoảng thời gian này.

 

 

Điều 45

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 16 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Các hình thức kỷ luật áp dụng cho các Thẩm phán:

 

1o Khiển trách kem theo ghi tên vào hồ sơ;

 

2o Thuyên chuyển nơi công tác;

 

3o Cấm làm một số công việc;

 

4o Hạ bậc;

 

4o b Tạm đình chỉ công tác trong thời gian tối đa một năm kèm theo trừ toàn bộ hay một phần lương;

 

5o Hạ bậc;

 

6o Buộc vê hưu không được quyền hưởng trợ cấp hưu trí;

 

7o Miễn nhiệm có thể hoặc không kèm theo cắt mọi chế độ.

 

 

Điều 46

 

Nếu một Thẩm phán bị truy tố cùng lúc vì nhiều lỗi thì chỉ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật được quy định ở điều trên.

 

Một một lỗi chỉ có thể chịu một trong các hình thức kỷ luật đã nêu. Tuy nhiên, các mức kỷ luật ở điểm 3,4 và 5 của điều trên có thể ghép với hình thức thuyên chuyển.

 

 

Điều 47

Hợp nhất bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 54 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

 

Điều 48

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 17 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Quyền thi hành kỷ luật đối với các Thẩm phán xét xử do Hội đồng Thẩm phán tối cao quyết định và đối với Công tố viên hoặc Thẩm phán hành chính trung ương của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

 

Đối với các Thẩm phán ở vị trí biệt phái hoặc tạm nghỉ việc, hoặc đã nghỉ hẳn, việc tiến hành kỷ luật do Hội đồng Thẩm phán tối cấp quyết định hoặc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đối với Công tố viên hoặc thẩm phán hành chính.

 

Phần II: kỷ luật các Thẩm phán xét xử

 

Điều 49

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 18 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Hội đồng kỷ luật các Thẩm phán xét xử được thành lập phù hợp với quy định ở điều 17 của Luật tổ chức về Hội đồng Thẩm phán tối cao.

 

 

Điều 50

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 39 (Công báo ngày 29 tháng 2 năm 1992)

 

Bộ trưởng Bộ tư pháp có thể, trong trường hợp khẩn cấp và sau khi có ý kiến của lãnh đạo cấp trên, đề xuất với Hội đồng Thẩm phán tối cao cấm các Thẩm phán xét xử, đối tượng bị điều tra, được đảm nhận chức trách cho đến khi có quyết định cuối cùng về thi hành kỷ luật. Quyết định cấm tạm thời không được công bố rộng rãi vì lợi ích của cơ quan. Quyết định cấm tạm thời không kèm theo việc tước quyền hưởng lương.

 

Nếu hết thời hạn 2 tháng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp không có ý kiến đề xuất gì lên Hội đồng thẩm phán tối cao theo các điều kiện nêu ở điều 50-1, lệnh cấm đảm nhận công tác tạm thời hoàn toàn không còn hiệu lực.

 

 

Điều 50-1

 

Hình thành bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 40 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Hội đồng thẩm phán tối cao tiếp nhận những đơn tố cáo về những hành vi vi phạm của thẩm phán do Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi đến.

 

 

Điều 50-2

Hình thành bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 17 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Hội đồng Thẩm phán cấp cao cũng tiếp nhận các đơn tố cáo về các hành vi vi phạm của thẩm phán do Chánh án Toà phúc thẩm hay Chánh án toà phúc thẩm cấp trên gửi đến.

 

Một bản sao được gửi tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp, người có quyền yêu cầu điều tra, thanh tra các cơ quan tư pháp.

 

 

 

Điều 51

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25 tháng 2 năm 1992 điều 37 (Công báo ngày 29 tháng 2 năm 1992)

 

Ngay khi Hội đồng kỷ luật được thành lập, thẩm phán bị điều tra có quyền trao đổi về hồ sơ của mình và các văn bản điều tra sơ bộ nếu được tiến hành.

 

Chánh án Toà phá án, với tư cách chủ tịch Hội đồng kỷ luật, chỉ định một báo cáo viên trong số các uỷ viên của Hội đồng. Người này có trách nhiệm tiến hành điều tra.

 

Hội đồng Thẩm phán tối cao có thể cấm thẩm phán đang bị điều tra, ngay cả trước khi trao đổi về hồ sơ của họ, được hành nghề cho đến khi có quyết định cuối cùng. Lệnh cấm này không bao gồm việc tước quyền hưởng lương. Quyết định này không được công bố công khai.

 

 

Điều 52

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 70-642 ngày 17/7/1970 điều 10 (Công báo ngày 19/7/1970)

 

Trong quá trình điều tra, báo cáo viên tìm hiểu các vấn đề thông qua chính thẩm phán bị điều tra hoặc tìm hiểu thông qua một thẩm phán ít nhất cùng cấp bậc với họ và nếu có thể cả nguyên đơn và nhân chứng. Báo cáo viên phải hoàn thành tất cả các hoạt động điều tra cần thiết.

 

Thẩm phán phạm tội có thể yêu cầu sự trơ giúp của một trong các đồng nghiệp, Thẩm phán của Tham chính viện và thẩm phán của Toà phá án hoặc một luật sư có tên trong Đoàn luật sư.

 

Thủ tục phải được thông báo cho người có liên quan và Hội đồng ít nhất là 48 giờ trước mỗi phiên xử.

 

 

Điều 53

Khi kết quả một cuộc điều tra xét thấy là không cần thiết phải xử hoặc khi cuộc điều tra kết thúc, Thẩm phán bị yêu cầu trình diện trước Hội đồng kỷ luật.

 

Điều 54

Thẩm phán đã nêu được yêu cầu đến trình diện.Trong trường hợp ốm hay vắng mặt có lý do chính đáng họ có thể yêu cầu nhờ sự trợ giúp và đại diện bởi một trong các đồng nghiệp, một Thẩm phán của Tham chính viện hoặc một Thẩm phán của Toà phá án hoặc một luật sư có tên trong Đoàn luật sư.

 

 

 

Điều 55

 

 

Thẩm phán có quyền được trao đổi về hồ sơ của mình tất cả các văn bản điều tra và bản báo cáo do báo cáo viên lập ra. Hội đồng kỷ luật có quyền tiếp cận chính các tài liệu này.

 

 

Điều 56

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 18 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Vào ngày xét xử, sau khi nghe người đứng đầu cơ quan tư pháp trình bày và sau khi đọc báo cáo, thẩm phán bị xét xử được mời trình bày giải trình và lý lẽ bào chữa đối với lỗi mà họ bị khiển trách.

 

Trong trường hợp vắng mặt người đứng đầu cơ quan tư pháp, một thẩm phán trong ban lãnh đạo ở cấp ít nhất là tương đương với cấp phó sẽ đảm nhận thay thế.

 

 

Điều 57

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 19 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Phiên toà của Hội đồng kỷ luật là công khai. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu cần bảo vệ trật tự công hay đời sống riêng tư hoặc nếu xảy ra tình huống đặc biệt ảnh hưởng đến quyền lợi của công lý, Hội đồng kỷ luật có thể cấm công chúng tham dự toàn bộ phiên toà xét xử hoặc một phần phiên xét xử.

 

Hội đồng kỷ luật nghị án kín.

 

Quyết định được công bố công khai.

 

Nếu Thẩm phán nói trên được triệu tập không trình diện tại toà, trừ trường hợp bất khả kháng, có thể bị cưỡng chế.

 

 

Điều 58

 

Quyết định đã tuyên được thông báo cho Thẩm phán có liên quan theo thủ tục hành chính. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày thông báo.

 

 

 

 

Phần III: kỷ luật Công tố viên

 

 

Điều 58-1

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 19 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau khi nhận đơn kiện hay được thông báo về hành vi vi phạm có thể dẫn đến thi hành kỷ luật đối với công tố viên, trong trường hợp khẩn cấp và theo đề nghị của lãnh đạo các cấp và sau khi có ý kiến của Ban có thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán tối cao đối với Công tố viên Viện công tố, cấm công tố viên đang bị điều tra thực hiện chức trách của mình cho đến khi có quyết định cuối cùng về thi hành kỷ luật. Quyết định cấm tạm thời không được công bố công khai vì lợi ích của cơ quan. Quyết định cấm tạm thời không kèm theo việc tước hưởng lương.

 

Nếu hết thời hạn hai tháng, Hội đồng Thẩm phán cấp cao không giải quyết, việc cấm tạm thời sẽ ngừng hiệu lực.

 

 

Điều 59

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 20 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Không một hình thức kỷ luật nào được áp dụng đối với Công tố viên mà không có ý kiến của Ban có thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán tối cao.

 

Các quy định của phần này được áp dụng cho các Thẩm phán hành chính trung ương của Bộ Tư pháp.

 

 

Điều 60

Bãi bỏ bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

Điều 61

Bãi bỏ bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

Điều 62

Bãi bỏ bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

Điều 63

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 20 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông báo cho Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Toà phá án, chủ tịch Ban có thâm quyền của Hội đồng thẩm phán tối cao về việc kỷ luật các Công tố viên, về các hành vi dẫn đến kỷ luật một Công tố viên.

 

Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phá án cũng được Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phúc thẩm hoặc Viện trưởng Viện công tố bên cạnh toà phúc thẩm cấp trên thông báo về các hành vi vi phạm dẫn đến việc thi hành kỷ luật công tố viên.

 

Bản sao các văn bản được gửi cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp, người có quyền yêu cầu các cơ quan tư pháp mở cuộc điều tra.

 

Ngay từ khâu này, công tố viên bị điều tra có quyền trao đổi về hồ sơ của mình và các tài liệu điều tra ban đầu nếu đã được tiến hành.

 

Chủ tịch của Ban kỷ luật chỉ định một thành viên Ban làm báo cáo viên. Người này chịu trách nhiệm tiến hành điều tra. Hình thức được áp dụng giống các quy định tại điều 52.

 

 

Điều 64

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 21 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Khi một cuộc điều tra được xét thấy là không cần thiết phải xét xử hoặc đã kết thúc, công tố viên liên quan được yêu cầu có mặt trước Ban có thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán tối cao.

 

Các quy định được nêu ở điều 54, 55 và 56 được áp dụng theo các thủ tục trước Ban này.

 

 

Điều 65

Điều chỉnh bởi Luật tổ chức số 2001-539 ngày 25/6/2001 điều 21 (Công báo ngày 26/6/2001)

 

Nếu công tố viên nói trên được triệu tập ra toà, trừ trường hợp bất khả kháng, không thể có mặt có thể bị cưỡng chế. Phiên xử lý kỷ luật của Ban có thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tối cao đựơc xử lý công khai. Tuy nhiên, nếu cần thiết để bảo vệ trật tự công hay cuộc sống riêng tư hoặc có những tình huống đặc biệt ảnh hưởng đến quyền lợi của công lý, Ban có thẩm quyền của Hội đồng thẩm phán tối cao có thể cấm công chúng tham dự toàn bộ hoặc một phần phiên toà xét xử.

 

Ban có thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán tối cao đưa ra ý kiến về hình thức kỷ luật hành vi vi phạm của công tố viên; ý kiến này được chuyển tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

 

Điều 65-1

Bãi bỏ bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

Điều 66

Điều chỉnh bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 21 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

Khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định kỷ luật nặng hơn mức đề nghị của Ban có thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán tối cao, Bộ trưởng phải tham khảo lại ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao. Sau khi đã nghe những nhận xét đánh giá về công tố viên bị kỷ luật, Hội đồng thẩm phán tối cao đồng ý với hình thức kỷ luật mới thì quyết định này được lưu vào hồ sơ của công tố viên có liên quan.

 

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được gửi tới công tố viên có liên quan theo thủ tục hành chính. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày thông báo.

 

 

Điều 66-1

 

Bãi bỏ bởi Luật số 94-101 ngày 5 tháng 2 năm 1994 điều 24 (Công báo ngày 8/2/1994)

 

 

Chương VIII: Vị trí

 

Điều 67

Điều chỉnh bởi Luật số 92-189 ngày 25/2/1992 điều 12 (Công báo ngày 29/2/1992)

 

Tất cả các Thẩm phán được xếp vào một trong các vị trí sau:

 

1o Đang công tác;

 

2o Biệt phái;

 

3o Chờ việc;

 

4o Tham gia nghĩa vụ quân sự ;

 

5o Nghỉ đẻ ;

 

Các phương thức xếp hạng các thẩm phán biệt phái vào các cơ quan công quyền Nhà nước được quy định bởi quy chế đặc biệt của các cơ quan này.

 

 

Điều 68

 

Các quy định về quy chế chung đối với công chức liên quan đến các vị trí được liệt kê trên đây áp dụng cho các Thẩm phán với điều kiện không trái với các quy định của ngạch tư pháp và các quy định riêng dưới đây.

 

 

 

Điều 69

Bãi bỏ bởi Luật tổ chức số 67-130 ngày 20 tháng 2 năm 1967 điều 8 (Công báo ngày 21/2/1967)

 

 

Điều 70

 

Tổng số thẩm phán được xếp vào vị trí biệt phái không thể vượt quá 20% biên chế của cơ quan tư pháp.

 

Giới hạn này không áp dụng cho các Thẩm phán nêu ở đoạn hai của điều 69 trên đây.

 

 

Điều 71

 

Hết thời gian tạm nghỉ và sau khi đã đi làm lại, trong trường hợp nghỉ dài hạn, nếu còn khả năng các thẩm phán được tái điều động về bậc của mình. Nếu không đủ khả năng, họ được ngừng đảm nhận chức trách nhiệm vụ và nếu có thể, được xem xét nghỉ hưu.

 

Thẩm phán từ chối vị trí dành cho họ theo các điều kiện kể trên được bổ nhiệm vào chức vụ khác tương đương với cấp bậc của họ; nếu từ chối vị trí này, họ được chấp nhận tạm thôi đảm nhận chức vụ và nếu có thể có quyền về hưu.

 

 

 

 

Điều 72

Điều chỉnh bởi Luật số 95-64 ngày 19/1/1995 điều 10 (Công báo ngày 20/1/1995)

 

Tổng thống nước Cộng hoà, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và sau khi có ý kiến của Ban có thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán tối cao đối với các Thẩm phán tuỳ theo họ thực hiện chức năng xét xử hay công tố quyết định việc biệt phái, nghị tạm thời hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự. Ý kiến này căn cứ vào các quy định của đoạn 3 điều 12, điều 68 và điều 4, nếu đó là một Thẩm phán xét xử.

 

Các Nghị định về biệt phái được ký nháy bởi Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính, bởi Bộ trưởng nơi thẩm phán được biệt phái đến. Tuy nhiên, trong trường hợp biệt phái để thực hiện các chức năng ở một quốc gia có ký kết với Pháp các hiệp định hợp tác kỹ thuật, ở một tổ chức quốc tế hay ở một nước khác, chỉ cần có ký nháy của Bộ trưởng có liên quan. Trong trường hợp gia hạn biệt phái nếu các điều kiện giống hệt với những điều kiẹn được nêu ở Nghị định ban đầu thì không cần thiết Bộ trưởng phải ký nháy.

 

Việc tái điều động các Thẩm phán được công bố phù hợp với các quy định của các điều 28, 37 và 38 của Pháp lệnh này.

 

 

Chương IX: ngừng chức trách

 

Điều 73

Điều chỉnh bởi Luật số 92-125 ngày 6/2/1992 điều 3 (Công báo ngày 8/2/1992)

 

 

Ngừng vĩnh viễn chức trách nhiệm vụ kéo theo việc từ bỏ ngạch công chức theo các điều kiện quy định ở điều 77 dưới đây, tước tư cách thẩm phán, kết quả:

 

10 Từ chức hoặc chấp nhận từ chức;

20 Nghỉ hưu hoặc ngừng chức trách nhiệm vụ và không được hưởng tiền trợ cấp;

3o Bãi chức;

4o Bổ nhiệm trực tiếp vào một trong các cơ quan hành chính trung ương của Nhà nước; các cơ quan hành chính địa phương hoặc những cơ sở công của Nhà nước phù hợp với những quy định của điều 72 – 2 dưới đây.

 

Điều 74

 

Ngoài trường hợp từ chức đương nhiên, đương sự có thể có đơn yêu cầu xin từ chức. Việc từ chức chỉ được chấp nhận bởi người có thẩm quyền bổ nhiệm và có hiệu lực kể từ ngày người có thẩm quyền quyết định.

 

Điều 75

 

Quyết định từ chức là không thể huỷ hỏ. Quyết định không phải là vật cản cho việc thực hiện hình thức kỷ luật vì những hành vi đã nêu sau quyết định này.

 

Điều 76

Sửa đổi bởi luật tổ chức số 84 – 833 ngày 13/9/1984 điều 1

( công báo ngày 14/9/1984 )

 

 

Đều kiện lùi giới hạn độ tuổi có thể tham khảo các văn bản áp dụng giống như toàn bộ nhân viên Nhà nước, giới hạn độ tuổi đối với thẩm phán ngạch tư pháp được quy định là 65 tuổi.

 

Tuy nhiên, đối với thẩm phán đảm nhận chức vụ Chánh án và Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà phá án, độ tuổi giới hạn là 68 tuổi.

 

 

Điều 76-1

Sửa đổi bởi luật số 95 – 64 ngày 19/1/1995 điều 11

( công báo ngày 20/1/1995 )

 

Các tẩm phán đảm nhận chức vụ, trừ yêu cầu khác, đến ngày 30/6 sau ngày họ đạt đến giới hạn tuổi.

 

 

Điều 76 -2

Sửa đổi bởi luật số 92 – 189 ngày 25/1/1992 điều 13 ( công báo ngày 29/1/1992 )

 

Các thẩm phán có thể yêu cầu được biệt phái, hoặc được trở lại vị trí công tác cũ sau khi hết thời hạn biệt phái, hoặc được bổ nhiệm vào một ngạch mới được Trường hành chính Quốc gia tuyển chọn theo các điều kiện và thể thức được quy định bởi quy chế đặc biệt của ngạch nói trên đối với những công chức xuất thân từ ngạch khác.

 

Các thẩm phán có thể được biệt phái, được trở lại vị trí công tác sau khi biệt phái vào các ngạch giảng viên và giáo sư các trường đại học theo các điều kiện được quy định bởi quy chế đặc biệt của ngạch nói trên.

 

Điều 76 -3

Hình thành bởi luật số 92 – 189 ngày 25/2/1992 điều 14

(Công báo ngày 29/2/1992 )

 

Chính phủ ban hành Nghị định ấn định danh sách các Thẩm phán được Trường hành chính Quốc gia tuyển chọn, được nêu ở điều 76 -2

 

Điều 77

Sửa đổi bởi Luật tổ chức số 94 -101 ngày 5/2/1994 điều 22

( Công báo ngày 8/2/1994 )

 

Tất cả các Thẩm phán được chấp nhận nghỉ hưu được hưởng chức danh thẩm phán danh dự. Tuy nhiên, chức danh thẩm phán danh dự có thể bị rút lại vào thời điểm nghỉ hưu của thẩm phán bằng một quyết định của người có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu sau khi có ý kiến của Hội đồng Thẩm phán tối cao.

 

Khi thẩm phán nghỉ hưu, nếu họ thuộc đối tượng bị kỷ luật, họ sẽ không được hưởng chức danh danh dự trước khi hoàn tất thủ tục kỷ luật và chức danh danh dự có thể bị từ chối theo các điều kiện quy định ở khoản 1, ít nhất là hai tháng sau khi chấm dứt thủ tục này.

 

Điều 78

 

Các thẩm phán danh dự được gắn với tư cách này ở cấp xét xử mà họ công tác.

 

Họ tiếp tục được hưởng những danh dự và đặc quyền gắn với chức danh này và có thể tham dự những nghi lễ quan trọng của cơ quan xét xử.

 

Họ đứng sau hàng các thẩm phán cùng bậc.

 

Điều 79

Sửa đổi bởi Luật tổ chức số 94 -101 ngày 5/2/1994 điều 23

( Công báo ngày 8/2/1994 )

 

Các thẩm phán danh dự tuân thủ các điều kiện dành cho họ.

 

Việc rút chức danh thẩm phán danh dự có thể được áp dụng đối với các thẩm phán khi nghỉ hưu hoặc đối vi phạm kỷ luật theo điều 43, vi phạm trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ thẩm phán.

 

Chức danh thẩm phán danh dự chỉ được rút lại theo các hình thức quy định ở chương VII.

 

 

Điều 79 -1

Xây dựng bởi luật số 92 – 189 ngày 25/2/1992 điều 15

( Công báo ngày 29/2/1992 )

 

( Các quy định được công bố không phù hợp với Hiến pháp bởi quyết định của Hội đồng lập hiến số 92 – 303 DC ngày 21/2/1992 )

 

( Các quy định được công bố không thể tách dời các điều của luật này bởi quyết định của Hội đồng lập hiến số 92 – 305 DC ngày 21/2/1992 )

 

 

Chương X: Các quy định khác và các quyết định chuyển tiếp

Điều 80

 

Quy chế hành chính công xác định ngày có hiệu lực của Pháp lệnh này và quyết định các thể thức áp dụng cũng như các biện pháp chuyển tiếp cần thiết cho việc thi hành. Nhất là, quy chế sẽ quy định các điều kiện của thẩm phán ngạch hành chính trung ương thuộc Bộ Tư pháp, các điều kiện trong đó các thẩm phán hoà giải, căn cứ vào ngày có hiệu lực của Pháp lệnh này, sẽ được xếp vào ngạch tư pháp mới. Đối với các thẩm phán hoà giải không được xếp hạng và sẽ có quy định riêng biệt, phần ngoại lệ ở điều 2 của quy chế này, sẽ được áp dụng đối với họ.

 

Nghị định số 58-1277 ngày 22 /12/1958 xếp hạng lại các thẩm phán hoà giải theo ngạch tư pháp mới.

 

 

Điều 80-1

Xây dựng bởi luật tổ chức sô 67 – 130 ngày 20/2/1967 điều 4

( Công báo ngày 21/2/1967 )

 

Một nghị định hành chính công sẽ quy định các điều kiện bổ sung vào chức vụ thẩm phán cấp hai của Toà phá án. Có thể sẽ dự kiến các biện pháp chuyển tiếp cần thiết áp dụng các quy định này và các quy định nêu ở khoản hai điều 28.

 

Điều 81

 

Các thẩm phán ở khu vực hải ngoại của Pháp là một bộ phận của các cơ quan tư pháp cũng áp dụng quy chế này.

 

Một quy chế hành chính công sẽ quy định các thể thức áp dụng khoản trước. Văn bản này xác định tập trung vào các điều kiện đặc biệt đối với việc xếp hạng thẩm phán của Pháp ngoài hải ngoại theo ngạch tư pháp. Ban hành quyết định chuyển tiếp các quy định đặc biệt về bổ dụng và giới hạn độ tuổi.

 

Điều 82

Bãi bỏ bởi luật tổ chức số 94-101 ngày 5/2/1994 điều 24

( Công báo ngày 8/2/1994 )

 

Điều 83

Sửa đổi bởi Luật tổ chức số 60-87 ngày 26/2/1960 điều 1

( Công báo ngày 28/2/1960 )

 

Trong thời gian 5 năm kể từ ngày 1/1/1960, các công dân Pháp có nguồn gốc đạo hồi của bộ phận người Angeri, người Oasis và Saoura, để được tuyển chọn là các học viên tư pháp, họ phải tham gia kỳ thi được tổ chức theo điều 17 ở trên, điều kiện tham dự giống như những điều kiện của các thí sinh khác, hoặc sẽ phải làm các bài thi bình thường của kỳ thi này hoặc các bài thi không bắt buộc theo những điều kiện được quy định bởi quy chế hành chính công, điều 23 của pháp lệnh này.

 

Ngoài ra, giới hạn độ tuổi sẽ được xác định rõ trong quy chế hành chính công, đối với các thí sinh là đạo hồi của pháp sẽ được tính lùi lại 5 tuổi.

 

Những quy định của khoản trước sẽ có hiệu lực đến ngày 1/1/1966.

 

Điều 84

 

Tất cả các quy định liên quan đến thẩm phán được nêu trong quy chế trái với luật này đều bị bãi bỏ và nhất là:

 

Điều 81, 82 và 84 của quyết nghị tổ chức của Nghị viên nguyên lão về Hiến pháp ngày 16 tháng nóng ( lịch Cộng hoà Pháp ) năm thứ X;

 

Các điều 48,49,50,57,58,59,60,61.64 và 65 của luật sửa đổi ngày 20/4/1810 về tổ chức của các cơ quan tư pháp và hành chính;

 

Điều 77 Nghị định ngày 6/7/1810 quy định về tổ chức và nhiệm vụ của Toà hoàng gia, Toà đại hình và Toà đặc biệt;

 

Nghị định ngày 1/3/1852 về chế độ nghỉ hưu và kỷ luật thẩm phán;

 

Điều 10 và 18 của luật sửa đổi ngày 30/8/1833 về cải cách tổ chức cơ quan tư pháp;

 

Điêu 20, 21,22,24 và 25b của luật sửa đổi ngày 12/7/1905 về: 1o thẩm quyền của thẩm phán hoà giải; 2o cơ cấu tổ chức lại các toà hoà giải;

 

Điều 38 luật ngày 17/4/1906 quy định về ngân sách thu – chi chung;

 

Phần I của sắc lệnh ngày 13/2/1908 quy định về quy chế hành chính chung đối với việc tuyển chọn và đề bạt các thẩm phán.

 

Phần II, III và IV của luật sửa đổi ngày 28/4/1919 về tổ chức tư pháp, lương bổng, tuyển chọn và đề bạt thẩm phán;

 

Nghị định ngày 28/5/1923 về đề bạt các thẩm phán biệt phái;

 

Nghị định ngày 18/5/1926 sửa đổi các quy định về sự tuyên thề của thẩm phán;

 

Nghị định ngày 5/11/1926 về các điều kiện bỏ nhiệm thẩm phán hoà giải;

 

Nghị định ngày 21/7/1927 quy định về đề bạt thẩm phán;

 

Nghị định ngày 2/10/1927 mở rộng áp dụng cho thẩm phán của Marốc, sắc lệnh ngày 21/7/1927 quy định về đề bạt thẩm phán;

 

Nghị định sửa đổi ngày 5/6/1934 về bãi chức, hạ ngạch, thuyên chuyển của các thẩm phán công tố khi bị kỷ luật;

 

Luật ngày 30/7/1947 về tổ chức toà hoà giải;

 

Điều 1đến Đ 5 của luật số 51 – 346 ngày 20/3/1951 mở rộng cho các thẩm phán theo trật tự tư pháp, một vài quy định của luật ngày 19/10/1946 về cơ chế chung cho công chức;

 

Điều 4 của luật ngày 31/12/1954 về phát triển tín dụng chi tiêu cho Bộ tư pháp để thực hiện năm 1955;

 

Nghị định ngày 11/3/1957 quy định về công vụ và thi cử đối với việc bổ nhiệm thẩm phán hoà giải.

 

Nghị định số 58 – 1277 ngày 22/12/1958 về việc sắp xếp lại thẩm phán hoà giải theo ngạch tư pháp mới.

 

Điều 85

 

Pháp lệnh này sẽ đượng công bố trên Công báo của nước cộng hoà Pháp và thực hiện như Luật tổ chức.

 

--------------------------------------

 

 

 

 

 

[1] Thẩm phán trong pháp lệnh này được hiểu là cả thẩm phán xét xử và thẩm phán công tố ( hay còn gọi là Công tố viên )

Tìm kiếm