CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Sắp xếp :

VKSND tỉnh Cao Bằng tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 07/03/2012

Viện kiểm sát nhân dân ra đời cùng với sự ra đời của Hiến pháp nước ta Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959, với chức năng cơ bản là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân… Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, gồm: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương và Viện Kiểm sát quân sự; Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...

Viện kiểm sát Tp. Đà Nẵng tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 06/03/2012

Quá trình hoạt động của VKSND thành phố Đà Nẵng: Từ 1992 - 1996: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng nam Đà Nẵng và Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong giai đoạn này, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, có những đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Bên cạnh việc kiểm sát tốt các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát còn kiểm sát tốt việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành Kiểm sát trong công tác bảo vệ pháp luật, giữ vững pháp chế XHCN...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành KSND từ ngày 24/02/2012 đến 01/3/2012 02/03/2012

Báo Tiền Phong số 55ngày 24/02/2012, có bài: “Vì sao chưa khởi tố vụ lừa đảo 500 tỷ đồng” của tổ phóng viên pháp luật. Nội dung: Đầu năm 2011 Nguyễn Anh Quân với tư cách là Tổng giám đốc Công ty cổ phần BETA, Bộ Quốc Phòng đã ký các hợp đồng vay vốn và hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty HANIC là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với danh nghĩa công ty Cổ phần BETA là nhà đầu tư thứ phát tại dự án Thanh Hà A - CIENCO5, qua đó Quân đã chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng của các khách hàng nộp tiền mua đất. Tháng 4/2011, những người nộp tiền nhưng không được nhận đất đã có đơn tố cáo đòi trả lại tiền...

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 01/03/2012

Qua thực tiễn công tác kiểm sát chúng tôi thấy rằng, hoạt động thi hành án hình sự, từ khi Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành, vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc nhưng chưa được khắc phục kịp thời. Cụ thể là...

Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) 29/02/2012

Ngày 24.2.2012, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao trân trọng giới thiệu toàn văn chỉ thị. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã bàn và thống nhất ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Đây là nghị quyết cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về lĩnh vực xây dựng Đảng, có ý nghĩa rất quan trọng, được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm...

VKSNDTC kháng nghị Giám đốc thẩm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất ở Lâm Đồng 25/02/2012

Nội dung vụ án: bà Hồ Thị Hai, sinh năm 1955, trú tại số 124/24 Thống Nhất, tổ 10, khu phố 1, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trình bày: Gia đình bà sử dụng lối đi chung với gia đình ông Cao Đô sinh, ở bên cạnh, lối đi có chiều dài 22 mét, rộng 2 mét, từ trước 1975. Năm 2008, Ủy ban nhân dân huyện Đức Trọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1931, trú tại số 116 Thống Nhất, Khu 1, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cấp luôn cả ngõ đi chung này. Bà Liên rào lối đi, nên nhà bà Hai và ông Đô không còn lối đi. Bà Hai kiện ra tòa án yêu cầu bà Liên trả lại lối đi trên cho bà và ông Đô. Bà Liên không đồng ý. Ông Đô có cùng yêu cầu như bà Hai trình bày...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 17/02/2012 đến 23/02/2012 24/02/2012

Báo Pháp luật Việt Namsố 49ngày 18/02/2012, có bài: “Nhiều chứng cứ quan trọng bị bỏ qua” của tác giả Đức Nam. Nội dung: Năm 2007 và 2008 bà Đinh Trường Giang ở phường Đồng Quang, Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đưa tiền và nhờ ông Nguyễn Văn Khiến, Giám đốc doanh nghiệp Thái An ở cùng phường mua hộ 5 thửa đất tại xóm Sơn Tiến, xã Quyết Thắng, Tp. Thái Nguyên. Việc mua bán có hợp đồng ký ngày 28/01/2008, có căn cứ chứng minh việc bà Giang trả tiền cho ông Khiến và bà Giang đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên: Kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm vì có vi phạm trong việc áp dụng pháp luật 23/02/2012

Ngày 15/02/2012, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 01/KN-VKS-DS kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 34/2011/DSST ngày 30/12/2011 của Toà án nhân dân huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên do vi phạm về áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ kiện dân sự "Tranh chấp di sản thừa kế" giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Bảy và bị đơn là bà Trần Thị Biện, đều trú tại xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Trần Văn Nam trú tại phường Hoà Bình, Tp. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 10/02/2012 đến 16/02/2012 17/02/2012

Báo Thanh Niênsố 41 ngày 10/02/2012, có bài: “Viện trưởng Viện kiểm sát tố bị công an bắt giữ trái luật” của tác giả Kim Cương. Nội dung: Hồi 16 giờ ngày 07/02/2012, ông Phan Châu Tuấn, Viện trưởng VKSND huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đang đi xe máy biển số xanh trên đường từ cơ quan về nhà đã bị 2 cán bộ Công an huyện Dầu Tiếng áp giải về trụ sở Công an huyện vì lý do trong xe máy có chứa “đồ”. Sau khi thực hiện khám xét xe không thấy có “đồ” gì...

KIẾN NGHỊ GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH BÌNH PHƯỚC BÃI BỎ QUI ĐỊNH TRÁI PHÁP LUẬT VỀ “về việc tổ chức cho phạm nhân lao động tăng gia sản xuất” 16/02/2012

Ngày 23/11/2011 Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước ra Công văn số 1183/CV-CAT(PC81 “về việc tổ chức cho phạm nhân lao động tăng gia sản xuất”, trong đó có nội dung: “Trong trường hợp thời vụ được sử dụng phạm nhân; người bị kết án, bản án đã có hiệu lực pháp luật chờ chuyển Trại; bị cáo chờ xét xử trong nhóm tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, có mức án từ 5 năm tù trở xuống, không có tiền án, tiền sự, thành khẩn khai báo, chấp hành tốt nội quy trại tạm giam để tổ chức lao động tăng gia sản xuất nhưng phải đảm bảo kịp thời các yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án, yêu cầu chuyển Trại”. Đối với “bị cáo chờ xét xử trong nhóm tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, có mức án từ 5 năm tù trở xuống, không có tiền án, tiền sự, thành khẩn khai báo”...

VKSND tỉnh Sóc Trăng sơ kết thực hiện Chỉ thị số 03 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự 15/02/2012

Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành sơ kết việc thực hiện Chỉ thị số 03/CT-VKSTC-VPT1, ngày 19/6/2008 củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Sơ kết nhằm đánh giá kết quả công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát, rút ra hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong công tác này, đồng thời đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa về số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự trong thời gian tới...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 03/02/2012 đến 09/02/2012 13/02/2012

Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 29 ngày 07/02/2012, có bài: “Nhiều sai sót trong hồ sơ vụ án” của tác giả Duy Đông. Nội dung: Vụ án Phạm Văn Duy ở phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, phạm tội “Cố ý gây thương tích” có liên quan đến việc ông Từ Ngọc Cương, thư ký TAND thành phố Biên Hòa, bị bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ chưa thể đưa ra xét xử được vì hồ sơ vụ án có nhiều sai sót. Đó là việc ngày 22/9/2011, Phạm Văn Duy được chị gái và Luật sư đưa đến Công an Tp Biên Hòa đầu thú nhưng Công an không lập biên bản đầu thú, hồ sơ vụ án lại có “Biên bản về việc bắt người” với nội dung Phạm Văn Duy bị Công an phường Long Bình bắt giữ tại Công an phường vào ngày 22/9/2011, sổ trực ban của Công an phường cũng không có vụ việc bắt người này. Công an đã bắt ép Duy viết đơn xin từ chối luật sư bào chữa, chỉ đến khi Viện kiểm sát có Cáo trạng truy tố Duy thì Luật sư mới được TAND Tp. Biên Hòa cấp Giấy chứng nhận bào chữa...

Một số kinh nghiệm từ việc kháng nghị giám đốc thẩm bản án dân sự của Tòa án ND Tp. Hồ Chí Minh 10/02/2012

Ngày 28/4/2010 Toà án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm xem xét vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn: bà Lý Thị Điệu, sinh 1936, trú tại: 553 An Dương Vương, phường 8, quận 5 Tp. Hồ Chí Minh( bà Điệu ủy quyền cho anh Trần Hoàng Hiệp, tham gia tố tụng). Bị đơn: ông Lý Tích Chiến, sinh 1963 và bà Nguyễn Thị Thùy sinh 1961( là vợ ông Lý Tích Chiến), cùng trú tại A31/2 Bis Đường 39, KP 6, phường Bình Thuận, quận 7 Tp. Hồ Chí Minh( bà Thùy ủy quyền cho ông Chiến tham gia tố tụng). Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan...

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 20/01/2012 đến 03/02/2012 05/02/2012

Báo Thanh Niên số 31 ngày 31/01/2012, có bài: “Không để chìm xuồng” của tác giả Mai Hà - Hoàng Việt, số 32 ngày 01/02/2012, có bài: “Cần sớm khởi tố vụ gian lận xăng dầu” và số 33 ngày 02/02/2012, có bài: “Đã đủ cơ sở để khởi tố vụ án”. Nội dung: Vụ rút ruột, pha chế xăng dầu với số lượng lớn làm giảm chất lượng xăng dầu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng xảy ra tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong dư luận nhưng việc xử lý không nghiêm túc, chỉ có một vài cán bộ có liên quan tại các công ty “con” của Tập đoàn bị đình chỉ công tác...

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác phòng ngừa tội phạm giết người 03/02/2012

Năm 2011 tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến rất phức tạp, tội phạm giết người có chiều hướng gia tăng, qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản số 16, ngày 04/01/2012, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đề nghị có biện pháp tăng cường công tác chỉ đạo phòng ngừa loại tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung để bạn đọc tham khảo. Năm 2011, địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 53 vụ án giết người, với 84 bị can, tăng 15 vụ, 33 bị can so với năm 2010. Nhiều vụ phạm tội có tổ chức, hành vi phạm tội mang tính côn đồ, manh động và liều lĩnh; mục đích giết người để che giấu một tội phạm khác như Hiếp dâm, Hiếp dâm trẻ em, hoặc cướp tài sản, …

Tìm kiếm