Báo Lao động số 231 ngày 07/10/2011,có bài “Cán bộ Viện KSND nhận tiền của chuyên gia chạy án” của tác giả Kỳ Quan. Nội dung: Ngày 06/10, tại cuộc họp báo do UBND tỉnh chủ trì, ông Nguyễn Công Pha, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Long An cho biết ông Nguyễn Đức Thường, Trưởng phòng Kiểm sát điều tra xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội của Viện vừa nộp lại 10 triệu đồng cho cơ quan. Số tiền này bị nghi do đối tượng Lê Văn Phổ ngụ tại huyện Cần Giuộc vừa bị bắt về hành vi lừa đảo chuyển cho ông Thường vào ngày 03/6/2011 để “chạy án”. Trước đó ông Phổ bị tố cáo đã nhận của bị can Phạm Thị Bé (phạm tội chứa mại dâm) 480 triệu đồng. Bà Bé bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt 3 năm tù giam, đến ngày 18/7/2011 tại phiên tòa phúc thẩm bà được giảm xuống còn 2 năm tù giam.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng
liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 07/10/2011 đến 13/10/2011
Báo Lao động số 231 ngày 07/10/2011,có bài “Cán bộ Viện KSND nhận tiền của chuyên gia chạy án” của tác giả Kỳ Quan. Nội dung: Ngày 06/10, tại cuộc họp báo do UBND tỉnh chủ trì, ông Nguyễn Công Pha, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Long An cho biết ông Nguyễn Đức Thường, Trưởng phòng Kiểm sát điều tra xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội của Viện vừa nộp lại 10 triệu đồng cho cơ quan. Số tiền này bị nghi do đối tượng Lê Văn Phổ ngụ tại huyện Cần Giuộc vừa bị bắt về hành vi lừa đảo chuyển cho ông Thường vào ngày 03/6/2011 để “chạy án”. Trước đó ông Phổ bị tố cáo đã nhận của bị can Phạm Thị Bé (phạm tội chứa mại dâm) 480 triệu đồng. Bà Bé bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt 3 năm tù giam, đến ngày 18/7/2011 tại phiên tòa phúc thẩm bà được giảm xuống còn 2 năm tù giam.
Các báo Thanh Niên số 280, Tuổi trẻ số 272 cùng ngày 07/10/2011 đều nêu và phân tích về vụ việc trên.
Yêu cầu lãnh đạo VKSND tỉnh Long An kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 9, Cục 6, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 280 ngày 07/10/2011,có bài “10 năm, hơn 10 phiên tòa… chưa xong một vụ án” của tác giả Đặng Vũ. Nội dung: Vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Trần Thị Thoa ở phường 10, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh khởi kiện ông Liên Di Khải ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân trong việc chung vốn mua 6900 m2 đất được xét xửở cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Năm 2005, Tòa án nhân dân tối cao lại có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm và án giám đốc thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm, phúc thẩm đểđiều tra thêm và xét xử lại từđầu nhưng sau đó tháng 5 và tháng 11 năm 2010, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn coi thường bản án giám đốc thẩm xử, theo lối mòn cũ. Vì vậy, bà Thoa đã có đơn tố cáo Thẩm phán làm sai lệch chứng cứ, bóp méo sự thật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét giải quyết. Tác giả cho rằng mặc dù vụ án đã xảy ra từ 10 năm nay với hơn 10 phiên tòa xét xử, các cơ quan pháp luật vẫn cần tiếp tục phải kiểm tra xem xét lại .
Yêu cầu VKSND thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 5, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Lao động số 232 ngày 08 /10/2011,có bài “sắp nghỉ hưu, Viện trưởng VKSND tỉnh “trẻ” lại 4 tuổi” của tác giả Lam Chi. Nội dung: ông Lê Xuân Đường sinh ngày 20/11/1952 tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hiện là Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Trị , mặc dù không được phòng Tư pháp huyện đồng ý nhưng ngày 12/7/2011 vừa qua vẫn được UBND xã Gio Mỹ cấp giấy khai sinh có ngày tháng năm sinh là 20/11/1956, trong khi cả giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của ông đều ghi sinh năm 1952. Lý do xin cấp giấy khai sinh mới là do ông bị mất giấy khai sinh cũ. Việc UBND xã cấp giấy khai sinh mới cho ông Đường tạo ra một nghịch lý là ông kém em gái ruột của ông là bà Lê Thị Huệ 1 tuổi vì bà Huệ công tác tại Công ty thương mại Quảng Trị có năm sinh là 1955.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Trị kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 9, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo điện tử Viêtnamnet ngày 12/10/2011,có bài “Lãnh đạo TAND huyện nhận gần 500 triệu đồng tiền chạy án” của tác giả Thu Hằng. Nội dung: Bà Nguyễn Thị Thủy ởấp Hòa Phú xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang tố cáo trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án dân sự tranh chấp đất đai của gia đình bà từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2010, ba cán bộ TAND huyện Gò Công Tây là Thẩm phán Lê Thị Tám, Phó Chánh án Phan Thị Uyên và Chánh án Võ Thị Kim Loan đã nhiều lần gợi ý đương sự chi tiền để “xét xử thắng kiện”, đồng thời mượn tiền của bà để chi tiêu đến hơn 460 triệu đồng. Khi bị thua kiện bà đòi tiền lại không được nên phải tố cáo.
Yêu cầu VKSND tỉnh Tiền Giang nắm tình hình, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Cục 6, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Sài Gòn giải phóng điện tử ngày 11/10/2011, có bài: “ Vụ tân Viện trưởng VKSND huyện Cần Giuộc bị tố cáo nhận hối lộ: Đối chất với các bị án và người liên quan”. Nội dung: ông Võ Hoàng Nguyên trước khi được điều động về làm Quyền Viện trưởng VKSND huyện Cần Giuộc là Phó Viện trưởng VKSND huyện Bến Lức, tỉnh Long an có vợ là Phó Chánh án TAND huyện Bến Lức và con rể là thư ký của Tòa này, bị tố cáo đã nhiều lần nhận hối lộ của một số bị can để giúp chạy án. Trong số này có vụ ông Nguyễn Văn C (nguyên Phó Công an xã Thạnh Đức) cùng vợ cả tổ chức đánh đập và cướp tài sản của “vợ bé” nhưng đã không bị quy tội “ Cướp đoạt tài sản”, và vụ ông Nguyên đã bỏ lọt tội phạm khi ngồi ghế công tố xét xử vụ án ông Nguyễn Văn Lộc là chồng một nữ Thẩm phán TAND huyện Bến Lức cùng với hơn 20 người xông vào nhà ông Trương Hoàng Ngọc đánh đập dã man ông Ngọc và đập phá nhà cửa, tài sản.
Yêu cầu lãnh đạo VKSND tỉnh Long An kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, Vụ 9 và Cục 6, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thế Hùng