Báo Công lý số 69, ngày 26/8/2011, có bài “Vụ án đơn giản kéo dài 6 năm chưa dứt” của tác giả Nguyễn Quang. Nội dung: Cuối năm 2005 Công an thành phố Trà Vinh khởi tố vụ án và bị can đối với ông Lý Quốc Nghiệp trú tại ấp Ô Chích B, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Vụ án đã được Tòa án xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên phạt Lý Quốc Nghiệp 4 năm tù. Tuy nhiên, VKSND tối cao đã có kháng nghị Giám đốc thẩm bản án này. Ngày 30/9/2009, Tòa hình sự TAND tối cao đã xử giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND thị xã Trà Vinh và TAND tỉnh Trà Vinh để điều tra xét xử lại từđầu. Sau gần một năm điều tra lại, Cơ quan điều tra Công an thành phố Trà Vinh có kết luận điều tra nhưng không làm rõ được các yêu cầu của bản án giám đốc thẩm, nên VKSND thành phố Trà Vinh tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 14/6/2011, Cơ quan điều tra Công an thành phố Trà Vinh có kết luận điều tra bổ sung nhưng không có gì khác so với kết luận điều tra trước, nên ngày 30/6/2011, Viện trưởng VKSND thành phố Trà Vinh đã ký Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự và bị can đối với Lý Quốc Nghiệp. Ngay sau đó Viện trưởng VKSND tỉnh Trà Vinh có Quyết định hủy bỏ 2 quyết định trên của VKSND thành phố Trà Vinh và yêu cầu phải tiếp tục truy tố bị can Nghiệp. Dư luận cho rằng có khuất tất gì đằng sau vụ án này nên vụ án đơn giản này mới kéo dài thời gian đến như vậy...
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 26/8/2011 đếnngày 31/8/2011
Báo Công lý số 69, ngày 26/8/2011, có bài “Vụ án đơn giản kéo dài 6 năm chưa dứt” của tác giả Nguyễn Quang. Nội dung: Cuối năm 2005 Công an thành phố Trà Vinh khởi tố vụ án và bị can đối với ông Lý Quốc Nghiệp trú tại ấp Ô Chích B, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Vụ án đã được Tòa án xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên phạt Lý Quốc Nghiệp 4 năm tù. Tuy nhiên, VKSND tối cao đã có kháng nghị Giám đốc thẩm bản án này. Ngày 30/9/2009, Tòa hình sự TAND tối cao đã xử giám đốc thẩm vụ án và tuyên hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND thị xã Trà Vinh và TAND tỉnh Trà Vinh để điều tra xét xử lại từđầu. Sau gần một năm điều tra lại, Cơ quan điều tra Công an thành phố Trà Vinh có kết luận điều tra nhưng không làm rõ được các yêu cầu của bản án giám đốc thẩm, nên VKSND thành phố Trà Vinh tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ngày 14/6/2011, Cơ quan điều tra Công an thành phố Trà Vinh có kết luận điều tra bổ sung nhưng không có gì khác so với kết luận điều tra trước, nên ngày 30/6/2011, Viện trưởng VKSND thành phố Trà Vinh đã ký Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự và bị can đối với Lý Quốc Nghiệp. Ngay sau đó Viện trưởng VKSND tỉnh Trà Vinh có Quyết định hủy bỏ 2 quyết định trên của VKSND thành phố Trà Vinh và yêu cầu phải tiếp tục truy tố bị can Nghiệp. Dư luận cho rằng có khuất tất gì đằng sau vụ án này nên vụ án đơn giản này mới kéo dài thời gian đến như vậy.
Yêu cầu VKSND tỉnh Trà Vinh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh số 2134 ngày 30/8/2011, có bài “Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Tiền Giang bị chất vấn” của tác giả Ân Thiên Cương. Nội dung: hai bị can Nguyễn Ngọc Luân và Nguyễn Thị Tuyết Vân trú tại phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang cầm đầu vụ án buôn lậu 336 kg vàng xảy ra tại tỉnh Tiền Giang đã bị bắt tạm giam để điều tra. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhưng hai bị can này đã được VKSND tỉnh Tiền Giang cho tại ngoại nên nhiều cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Tiền Giang và dư luận không đồng tình. Vì vậy ngày 25/8/2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Tiền Giang đã bị một sốđại biểu HĐND tỉnh Tiền Giang chất vấn. Sau giải trình của Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, dư luận cho rằng những căn cứ để giải quyết cho bị can tại ngoại không chính đáng, việc cho 2 bị can này tại ngoại sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều tra và xét xử vụ án và có biểu hiện không bình thường. Tác giả cho rằng việc này cần được lãnh đạo VKSND tối cao và lãnh đạo tỉnh Tiền Giang chỉ đạo kiểm tra làm rõ.
Yêu cầu VKSND tỉnh Tiền Giang kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Lao động số 200, ngày 30/8/2011, có bài “Chiếm đoạt tài sản, vẫn vô can” của nhóm phóng viên báo. Nội dung: Trong vụ việc giải thể Công ty TNHH Đông Nam Long có trụ sở tại 247A Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh việc phân chia tài sản là 560 ha cao su trồng tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước giữa bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền và ông Trần Văn Thìn là 2 thành viên sáng lập Công ty đã được thỏa thuận ký kết và xác định rõ bằng văn bản. Tuy nhiên, ông Thìn với tư cách là Giám đốc công ty đã không thực hiện các bước giải thể Công ty theo quy định, không cho bà Tuyền nhận 363,2 ha cao su đã được phân chia, không cho bà bán số diện tích cao su đã được chia, đuổi người của bà Tuyền ra khỏi Công ty nhằm chiếm đoạt tài sản của bà. Khi bà có đơn tố cáo ông Thìn có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an tỉnh Bình Phước đã khởi tố vụ án và bị can đối với ông Thìn nhưng VKSND tỉnh Bình Phước lại cho rằng ông Thìn không phạm tội.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Phước kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật thành phố Hồ chí Minh số 234, ngày 31/8/2011, có bài “Đi nhậu với lãnh đạo VKS, một phụ nữ té sông chết” của tác giả Hùng Anh. Nội dung: ngày 20/8/2011, anh Lâm Văn Chía điều khiển chiếc phà 60 tấn chở 6 người đàn ông và 6 phụ nữđi du ngoạn ăn nhậu trên sông Vàm CỏĐông. Khoảng 14 giờ cùng ngày, nhóm khách yêu cầu dừng phà tại khu vực ấp Nhựt Long, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An để tắm sông nhưng có một phụ nữ tên là Đinh Thị Kim Phượng, sinh năm 1991, không tắm vì không biết bơi. Khoảng 16 giờ khi anh Chía và hai trẻ bán vé số đang hái bần chín ở bãi bồi thì nghe tiếng kêu cứu, anh Chía quay lại phà thì được các vị khách cho biết chị Phượng rơi xuống sông, anh lặn tìm nhưng không thấy vì nước quá sâu và lạnh. Được biết tại cuộc nhậu này có ông Nguyễn Kim Đoạn là Viện trưởng và ông Nguyễn Hương Giang, Phó Viện trưởng VKSND huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Những người tham gia cuộc ăn nhậu này đã hỗ trợ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng. Lãnh đạo VKSND tỉnh và Huyện ủy Cần Giuộc đã yêu cầu ông Nguyễn Kim Đoạn và Nguyễn Hương Giang viết bản tường trình.
Yêu cầu VKSND tỉnh Long An kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 9, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Người cao tuổi số 944, ngày 12/8/2011, có bài “Xử phúc thẩm, oan vẫn hoàn oan” của tác giả Trần Ngọc Kha. Nội dung: Vụ án Đỗ Thị Hương ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh bị Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xử 09 tháng tù về tội “Hủy hoại tài sản” là một vụ án có rất nhiều sai sót về tố tụng cũng như về chứng cứ vì không có cơ sởđể xác định người bị hại, cũng như mức độ thiệt hại, không đủ cơ sởđể xử lý hình sự, nhưng các cơ quan pháp luật 2 cấp huyện và tỉnh Quảng Ninh vẫn cố tình ghép tội bà Hương là người đã đứng ra tố cáo nhiều đường dây tham nhũng ở huyện Vân Đồn. Vụ việc có dấu hiệu hình sự hóa một vụ việc dân sự nhằm trả thù người tố cáo.
Yêu cầu Vụ 3 kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thế Hùng- TH