CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hội thảo về kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự ở VKSND Đồng Nai

18/06/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Tại Hội thảo, trong Báo cáo chuyên đề “Những dạng vi phạm thường gặp trong công tác kiểm sát các bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp huyện năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010”, đồng chí Trần Trung Nghĩa – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, đưa ra một số kinh nghiệm, kỹ năng cần thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.Khi tiếp nhận bản án, quyết định từ Tòa án
Hội thảo về kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự ở VKSND Đồng Nai:
Kinh nghiệm và giải pháp
 
Tại Hội thảo, trong Báo cáo chuyên đề “Những dạng vi phạm thường gặp trong công tác kiểm sát các bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp huyện năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010”, đồng chí Trần Trung Nghĩa – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, đưa ra một số kinh nghiệm, kỹ năng cần thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.Khi tiếp nhận bản án, quyết định từ Tòa án chuyển đến, cán bộ, Kiểm sát viên cần phải đọc thật kỹ, xem xét cả hình thức và nội dung, đối chiếu với những căn cứ pháp luật mà văn bản tố tụng đó viện dẫn với từng điều luật như: Thông báo thụ lý vụ án được quy định tại Điều 174; Bản án được quy định tại Điều 187; Quyết định tạm đình chỉ được quy định tại Điều 189; Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 194; Quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Điều 195….Sau đó, cán bộ, Kiểm sát viên cần đóng dấu ghi rõ ngày, tháng, năm công văn đến, vào sổ thụ lý và chuyển vào hồ sơ kiểm sát. Các quyết định giải quyết vụ việc dân sự (tạm đình chỉ, đình chỉ) thường vi phạm về tố tụng trong việc áp dụng các căn cứ để đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết, về tiền tạm ứng án phí, án phí. Nội dung quyết định thường không đúng với các căn cứ pháp luật để ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự nên cán bộ, Kiểm sát viên cần nắm chắc điều luật cần áp dụng để kiểm sát. Căn cứ quy định trong Mục 2 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên phải kiểm tra kỹ căn cứ áp dụng; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng tham mưu cho Lãnh đạo rút hồ sơ nghiên cứu, báo cáo Viện trưởng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự để thu thập chứng cứ.Tăng cường việc thông tin báo cáo hai chiều về các trường hợp cần kháng nghị phúc thẩm, trường hợp vụ việc phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau có thể tranh thủ ý kiến của Viện kiểm sát cấp trên. Do thời hạn kháng nghị phúc thẩm chỉ có 15 ngày đối với bản án và 07 ngày đối với quyết định. Vì vậy, đối với trường hợp Viện kiểm sát huyện yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ nghiên cứu, Tòa án cấp huyện chuyển chậm làm mất quyền kháng nghị của Viện kiểm sát huyện hoặc thời hạn kháng nghị Viện kiểm sát ngang cấp đã hết, thì cần báo cáo Viện Kiểm sát cấp trên kháng nghị. Đồng thời, có văn bản kiến nghị về việc Tòa án vi phạm Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/9/2005 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thời hạn chuyển hồ sơ. Công văn kiến nghị ngoài việc gửi Tòa án có vi phạm cũng cần phải gửi cho Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, để các cơ quan này tác động, can thiệp để Tòa án chấp hành việc chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đúng thời hạn luật định.Một giải pháp hết sức quan trọng và cần thiết là phát hiện vi phạm toàn diện cả về nội dung cũng như hình thức, vì thực tế cho thấy, muốn thực hiện được giải pháp này đòi hỏi cán bộ, Kiểm sát viên khi nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án, phải thấy cho được tính mâu thuẫn trong nội dung bản án, quyết định đó. Đồng thời, phải có quan điểm của riêng mình trong đường lối giải quyết án, phải xem xét tính có căn cứ từ những nhận định của Hội đồng xét xử đối với vụ án.Vi phạm phổ biến thường thấy nhất trong các bản án, quyết định hiện nay là Tòa án thường hay giải quyết vụ việc vượt quá yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vi phạm quyền tự định đoạt của đương sự và đánh giá chứng cứ không khách quan, không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa, không tiến hành định giá tài sản mà nguyên đơn, bị đơn không thỏa thuận được giá….Đây là những vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Do đó, nếu bản án, quyết định nào vi phạm một trong những quy định trên thì được xác định là vi phạm tố tụng nghiêm trọng, Viện kiểm sát kháng nghị cần tập trung vào những vi phạm trên.Để đảm bảo việc kháng nghị có chất lượng, Viện kiểm sát cần nắm thông tin từ nhiều nguồn như: Đơn khiếu nại việc thu thập chứng cứ, đơn kháng cáo, qua thông tin nội bộ, dư luận quần chúng, qua công tác tiếp công dân, nhằm làm cơ sở ban đầu cho việc kiểm sát bản án, quyết định; Cần phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ phát hiện vi phạm vì cán bộ làm công tác kiểm sát dân sự đòi hỏi phải nắm chắc các quy định của pháp luật, nhất là các quy định mới, các văn bản pháp luật có quy định về thời hạn, thời hiệu, điều kiện áp dụng, các văn bản pháp luật chuyên ngành của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan.
 
Quang Sơn
 
Tìm kiếm