CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

LIÊN NGÀNH CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT TỈNH HÀ NAM KIỂM TRA VIỆC PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

23/12/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch nối liền Bắc - Nam, ngoài ra còn có quốc lộ 21, 38 và đường sắt Bắc - Nam, đường thuỷ nội địa chạy qua, do vậy mật độ, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn dẫn đến số vụ tai nạn giao thông xảy ra tương đối nhiều. Để tăng cường công tác việc phối hợp giữa hai ngành Công an - Viện kiểm sát cùng cấp về phân loại, xử lý các vụ tai nạn giao thông, ngày 07/10/2011 liên ngành Công an - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch số 972/KH-LN ngày 07/10/2011 về phối hợp kiểm tra việc phân loại, giải quyết các vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Thực hiện kế hoạch nêu trên đoàn kiểm tra liên ngành Công an - Viện kiểm sát tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại Công an thành phố Phủ Lý, Công an huyện Duy Tiên và Công an huyện Thanh Liêm. Kết quả kiểm tra cho thấy trong thời điểm từ 01/12/2010 đến 30/9/2011...
LIÊN NGÀNH CÔNG AN - VIỆN KIỂM SÁT TỈNH HÀ NAM KIỂM TRA VIỆC PHÂN LOẠI, XỬ LÝ CÁC VỤ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
 
 
Liên ngành Tư pháp tỉnh Hà Nam họp triển khai công tác phối hợp
 
Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch nối liền Bắc - Nam, ngoài ra còn có quốc lộ 21, 38 và đường sắt Bắc - Nam, đường thuỷ nội địa chạy qua, do vậy mật độ, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn dẫn đến số vụ tai nạn giao thông xảy ra tương đối nhiều. 
Để tăng cường công tác phối hợp giữa hai ngành Công an - Viện kiểm sát cùng cấp về phân loại, xử lý các vụ tai nạn giao thông, ngày 07/10/2011 liên ngành Công an - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Kế hoạch số 972/KH-LN ngày 07/10/2011 về phối hợp kiểm tra việc phân loại, giải quyết các vụ vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông.
Thực hiện kế hoạch nêu trên đoàn kiểm tra liên ngành Công an - Viện kiểm sát tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại Công an thành phố Phủ Lý, Công an huyện Duy Tiên và Công an huyện Thanh Liêm. Kết quả kiểm tra cho thấy trong thời điểm từ 01/12/2010 đến 30/9/2011, địa bàn thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên và Thanh Liêm đã xảy ra 102 vụ tai nạn giao thông và hơn 100 vụ va chạm giao thông, hậu quả làm chết 104 người, bị thương 55 người, thiệt hại về tài sản ước tính hàng tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông trong thời gian qua chủ yếu là do ý thức chấp hành Luật giao thông của người tham gia giao thông chưa cao, nhận thức của người dân về trật tự an toàn giao thông còn hạn chế như lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, thả súc vật, phơi rơm, rạ trên đường; nhiều phương tiện tham gia giao thông cũ nát vẫn đưa vào sử dụng; hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác thanh tra, kiểm tra giao thông phát hiện xử lý vi phạm chưa nghiêm, thiếu kiên quyết…
Kết thúc kế hoạch kiểm tra, liên ngành Công an - Viện kiểm sát tỉnh đã ban hành kết luận chỉ ra những ưu điểm trong công tác phân loại, xử lý như: Công tác phối hợp giữa hai ngành Công an - Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ tai nạn giao thông được thực hiện tốt, hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều được thông báo kịp thời đến Viện kiểm sát cùng cấp và các ngành chức năng để tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập chứng cứ; việc phân loại các vụ tai nạn giao thông cơ bản chính xác; việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, chuyển xử lý hành chính đều có căn cứ, đúng pháp luật…
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên Đoàn kiểm tra liên ngành đã chỉ ra một số tồn tại, thiếu sót yêu cầu khắc phục về công tác phối hợp phân loại giải quyết các vụ tai nạn giao thông vẫn còn một số vụ không có Kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường, nhưng lại không tiến hành phân loại, giải quyết giữa 2 ngành; việc khám nghiệm hiện trường, vẽ sơ đồ hiện trường, khám xe… của một số vụ tai nạn chưa đảm bảo khách quan, chính xác; việc xây dựng hồ sơ một số vụ tai nạn giao thông còn sơ sài, hoạt động điều tra, xác minh chưa đầy đủ, kịp thời để giải quyết triệt để vụ tai nạn; tiến độ phân loại, giải quyết một số vụ còn chậm, vi phạm khoản 2, Điều 103, BLTTHS quy định về thời hạn giải quyết tin báo…
         Tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của các đơn vị được kiểm tra, Đoàn kiển tra liên ngành đã đề nghị Liên ngành Trung ương có văn bản hướng dẫn xử lý đối với những trường hợp người bị hại từ chối giám định thương tích, hoặc áp dụng bảng quy chuẩn thương tật theo Thông tư số 12/TT-LB ngày 26/7/1995 để làm căn cứ phân loại, giải quyết và đề nghị cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm kịp thời, giảm thiếu số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Thị Thu Hiền
 
Tìm kiếm