CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSND TỈNH CAO BẰNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM SÁT VIÊN THAM GIA PHIÊN TOÀ DÂN SỰ

31/05/2013
Cỡ chữ:   Tương phản
Nhằm nâng cao năng lực của kiểm sát viên trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp nói chung và nâng cao kỹ năng tham gia phiên toà sơ thẩm của Kiểm sát viên, từng bước xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định số 1934/QĐ-VKS...
VKSND TỈNH CAO BẰNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY TRÌNH
KIỂM SÁT VIÊN THAM GIA PHIÊN TOÀ DÂN SỰ
 
Nhằm nâng cao năng lực của kiểm sát viên trong công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp nói chung và nâng cao kỹ năng tham gia phiên toà sơ thẩm của Kiểm sát viên, từng bước xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định số 1934/QĐ-VKS ngày 28/ 12/ 2012 về việc ban hành Quy trình kiểm sát viên tham gia phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là phiên toà dân sự). Sau một thời gian chuẩn bị và thí điểm thực hiện tại phòng 5, ngày 10/ 5/ 2013, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng đã mở Hội nghị triển khai thực hiện Quy trình Kiểm sát viên tham gia phiên toà dân sự để thống nhất thực hiện ở hai cấp kiểm sát Cao Bằng. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Lãnh đạo, Kiểm sát viên Phòng 5, Viện kiểm sát cấp huyện, Đồng chí Mã Thanh Sơn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị.
 
Đồng chí Nguyễn Thuý Loan, Phó trưởng phòng 5 trình bày nội dung Quy trình
Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Thuý Loan, Phó Trưởng phòng 5 triển khai toàn bộ nội dung Quy trình gồm 04 chương, trong đó tập trung quan trọng nhất là chương II và chương III, quy định về nội dung thực hiện và thang điểm gồm: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án; Kiểm sát các văn bản tố tụng; nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử; lập hồ sơ kiểm sát; chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi; dự thảo bản phát biểu tại phiên toà; đề xuất, báo cáo trước khi tham gia phiên toà; Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà và Hoạt động sau phiên toà. Thang điểm cơ bản được quy định là 100 điểm, trong đó Hồ sơ kiểm sát 20 điểm; Bản phát biểu của kiểm sát viên 15 điểm; Đề cương xét hỏi 10 điểm; hoạt động tại phiên toà 25 điểm; Hoạt động sau phiên toà 20 điểm. Ngoài ra, quy trình cũng quy định về chấm điểm khuyến khích với tổng là 10 điểm đối với các vụ án phức tạp, sử dụng thành thạo máy tích, vụ án có Luật sư tham gia…
Kết luận Hội nghị, đồng chí Mã Thanh Sơn, Bí thư Ban cán sự, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện đúng quy trình. Ban chỉ đạo theo dõi sát sao, đánh giá nghiêm túc việc thực hiện quy trình của các đơn vị. Kịp thời thông báo rút kinh nghiệm những việc làm được, chưa làm được của các đơn vị và chú ý tổng hợp, phổ biến những kinh nghiệm hay các Kiểm sát viên và các đơn vị.
 
Đại biểu tham gia hội nghị
Cùng với việc ban hành quy trình kiểm sát viên tham gia phiên toà rút kinh nghiệm vào cuối năm 2010; Quyết định giao cho lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ viết chuyên đề nghiệp vụ vào năm 2011; Quyết định thành lập tổ nghiên cứu chuyên đề nghiệp vụ vào năm 2012… Việc ban hành và thực hiện Quy trình kiểm sát viên tham gia phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp trong năm 2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng, tạo điều kiện để các Kiểm sát viên có kinh nghiệm, phát huy năng lực, kiến thức của mình trong quá trình giải quyết các vụ án. Đồng thời, các Kiểm sát viên mới được bổ nhiệm có điều kiện để học hỏi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình. Từ đó xây dựng được đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên “vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tiến trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị./.
Thanh Tùng
Tìm kiếm