CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 - phần 3 (ngày 09/01/2012)

09/01/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Tiếp tục chương trình làm việc, buổi sáng ngày 09/01/2012, dưới sự điều hành của Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục làm việc với các nội dung: Đại biểu của các đơn vị: Cục Thống kê tội phạm VKSNDTC, VKSND tỉnh Quảng Ninh, VKSND tỉnh Điện Biên phát biểu tham luận.

 
 
Tường thuật trực tuyến Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 - phần 3 (ngày 09/01/2012)
Thưa quý vị, các đồng chí và các bạn!
 
Tiếp tục chương trình làm việc, buổi sáng ngày 09/01/2012, dưới sự điều hành của Phó Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục làm việc với các nội dung: Đại biểu của các đơn vị: Cục Thống kê tội phạm VKSNDTC, VKSND tỉnh Quảng Ninh, VKSND tỉnh Điện Biên phát biểu tham luận. Tiếp đó, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Viện trưởng thường trực VKSNDTC chủ trì, triển khai một số nội dung về công tác tổ chức cán bộ. Phần tiếp theo, Hội nghị tiến hành tổng kết công tác thi đua khen thưởng của ngành trong năm 2011; cuối chương trình làm việc buổi sáng nay, đồng chí PGS, TS. Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC sẽ phát biểu kết luận Hội nghị.
 
 
Được sự ủy quyền của Lãnh đạo VKSNDTC, thay mặt Hội đồng Thi đua khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân, đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Chánh Văn phòng VKSNDTC, Thường trực Hội đồng thi đua ngành, trình bày Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2011 của ngành Kiểm sát  nhân dân.
 
Theo báo cáo tổng kết: Trong năm 2011, toàn ngành Kiểm sát nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Ngành, thể hiện ở những kết quả đạt được như sau:
Một là, kết quả thực hiện phong trào thi đua trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự
Phát huy những thành tích đạt được trong năm 2010, Viện kiểm sát các cấp đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nắm, quản lý và kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm cũng như quá trình tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra nên đã góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm, khởi tố điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng quy định pháp luật, hạn chế bỏ lọt tội phạm. Đồng thời, chú trọng nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo và Kiểm sát viên các cấp trong việc phê chuẩn các quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn nên số người bị bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ cao.
Các đơn vị đã có các biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, nhất là các vụ án hình sự phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng; phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu không để xảy ra bị can đình chỉ vì không phạm tội và truy tố người không có tội; chỉ tiêu đề ra yêu cầu điều tra trong quá trình kiểm sát điều tra ; chỉ tiêu hạn chế trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; chỉ tiêu nâng cao số lượng và chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm... lấy đó làm cơ sở để ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị, các cụm thi đua của các địa phương. Cán bộ, Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ Kiểm sát điều tra đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phương pháp công tác, thực hiện việc kiểm sát điều tra ngay từ đầu, phối hợp với Điều tra viên để thu thập, đánh giá chứng cứ bảo đảm chính xác, khách quan. Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử đã đổi mới công tác nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án nên các chỉ tiêu thi đua đều đạt kết quả cao: tỉ lệ án truy tố đạt 98,9% số vụ (tăng 3,6%) ; tỉ lệ trả hồ sơ giữa các cơ quan tố tụng chiếm tỉ lệ 4,29% giảm so với cùng kỳ năm 2010.
Viện kiểm sát các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, nhất là các vụ án trọng điểm, án được dư luận xã hội quan tâm; đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được 2169 vụ án trọng điểm; phối hợp tổ chức 6.305 phiên tòa xét xử lưu động để tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân và 1.982 phiên tòa để tổ chức rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, kỹ năng tranh tụng cho đội ngũ Kiểm sát viên, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Cùng với việc phối hợp giải quyết án, các đơn vị còn hướng trọng tâm công tác thi đua vào việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chuyên sâu các chuyên đề nghiệp vụ, tham mưu cho lãnh đạo Viện trong việc tổ chức, tập huấn, hội thảo về công tác kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; về nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.v.v… nhằm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ở lĩnh vực này. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo ngành Kiểm sát nhân dân về các Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 48 - CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới … qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Qua kết quả công tác kiểm sát, toàn ngành đã ban hành 422 kiến nghị (tăng 91 kiến nghị) yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án khắc phục các vi phạm trong hoạt động giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và trong hoạt động điều tra, xét xử ; thông qua việc giải quyết các vụ án hình sự các đơn vị trong ngành đã tổng hợp, rút ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và đã ban hành 55 bản kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có các biện pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong hoạt động quản lý tài chính, ngân hàng và các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông.v.v…
Có nhiều đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này nhưng tiêu biểu là các đơn vị : Vụ 1C, Vụ 3, Các Viện phúc thẩm 1, 2, 3 và các Viện kiểm sát địa phương như Quảng Ninh, Hải Dương, TP.Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Bình Định, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Tây Ninh…
Hai là, kết quả phong trào thi đua trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang phát triển mạnh mẽ và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính tăng nhiều so với năm 2010. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành đã thi đua phấn đấu không ngừng học tập, nâng cao năng lực, đổi mới phương pháp nghiên cứu để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công tác kiểm sát trong tình hình mới. Vụ 5, Vụ 12 và Viện kiểm sát các địa phương đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án có tính chất phức tạp, kéo dài, được dư luận quan tâm; đồng thời tăng cường kiểm sát bản án, quyết định của Toà án các cấp trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động để phát hiện vi phạm, kháng nghị theo các thủ tục tố tụng. Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được chấp nhận cao : 82,5% đối với án dân sự, 73,6% đối với án kinh doanh, thương mại, lao động hành chính ; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được chấp nhận 92,8% đối với án dân sự, 88% đối với án kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính.
Thông qua công tác kiểm sát, nhiều Viện kiểm sát địa phương đã quan tâm phát hiện vi phạm trong tố tụng của Tòa án và trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng và ban hành 1.804 bản kiến nghị (tăng 122 bản kiến nghị) đối với các Tòa án cùng với nhiều kiến nghị yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước khắc phục, phòng ngừa vi phạm.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã tổ chức tốt việc tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự và luật tố tụng hành chính nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, Kiểm sát viên của ngành để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ khi Luật có hiệu lực thi hành.
Các đơn vị có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này là các Viện kiểm sát Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Nghệ An, thành phố Đà Nẵng, Phú Yên, Đắk Lắk, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai, Vụ 5, Vụ 12...
Phong trào thi đua trong công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã đạt được nhiều thành tích. Viện kiểm sát các địa phương đã nghiêm túc thực hiện quy chế kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam của cơ quan điều tra cùng cấp để bảo đảm cho việc bắt giữ, tạm giam và thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam đúng theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát các cấp cũng đã tiến hành các cuộc kiểm sát bất thường và thường kỳ 5200 lần tại các nhà tạm giữ (tăng 4,67%), 315 lần tại các trại tạm giam; đã ban hành 1309 kháng nghị, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam khắc phục sửa chữa vi phạm pháp luật.
Các đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt công tác này là : Viện kiểm sát Tuyên Quang, Hưng yên, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hậu Giang, Sóc Trăng...
Phong trào thi đua trong lĩnh vực kiểm sát thi hành án hình sự và thi hành án dân sự đạt được nhiều tiến bộ. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiến hành chuyển giao công tác kiểm sát trại giam do Bộ Công an quản lý cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, chú trọng hướng dẫn quy trình kỹ năng kiểm sát trực tiếp việc tuân theo pháp luật tại các trại giam. Cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, Viện kiểm sát các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành hữu quan, kiểm sát chặt chẽ số bị án bị phạt tù, án có hiệu lực pháp luật chưa thi hành để yêu cầu thi hành; đã ban hành 924 kiến nghị, kháng nghị (tăng 716 kiến, kháng nghị) yêu cầu Toà án, cơ quan Công an khắc phục nhiều vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án. Viện kiểm sát các cấp còn đẩy mạnh công tác kiểm sát việc thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ tại các cơ sở xã, phường. Qua kiểm sát tại 1535 Ủy ban nhân dân cấp xã, đã ban hành 666 bản kiến nghị, kháng nghị yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường biện pháp quản lý, giáo dục những đối tượng này.
Trong công tác kiểm sát việc xét giảm thời hạn án phạt tù và thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2011,Viện kiểm sát các cấp đã tích cực thực hiện kiểm sát hồ sơ, cử cán bộ tham gia các Đoàn thẩm định liên ngành tại các trại giam, trại tạm giam. Đã phát hiện, đề nghị đưa ra khỏi danh sách đặc xá các trường hợp không đảm bảo điều kiện, đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất.
Toàn ngành đã tiến hành kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định, tổ chức thi hành án dân sự; yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đẩy nhanh tiến độ thi hành các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật ; hoàn thành kiểm sát trực tiếp tại 625 Cơ quan thi hành án dân sự. Qua kiểm sát phát hiện vi phạm, đã ban hành 684 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục. Trên cơ sở các vi phạm đã phát hiện,Viện kiểm sát đã yêu cầu khởi tố về hình sự đối với 07 trường hợp để điều tra. Đồng thời, Viện kiểm sát các cấp cũng đã phối hợp tốt với các ngành hữu quan giải quyết dứt điểm nhiều việc thi hành án dân sự phức tạp, kéo dài.
Các đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua ở lĩnh vực này là Vụ 10, các Viện kiểm sát thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, An Giang, Tiền giang..
Phong trào thi đua trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp đã hướng trọng tâm vào việc tạo động lực để cán bộ, Kiểm sát viên phấn đấu cải tiến phương pháp công tác, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người đến khiếu nại với thái độ hoà nhã, trách nhiệm và tăng cường giải thích pháp luật nên hạn chế các trường hợp khiếu nại đông người, không để ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an trên địa bàn.
Số lượng đơn gửi đến ngành Kiểm sát được phân loại, xử lý kịp thời, chính xác. Những đơn thuộc trách nhiệm của ngành đều được nghiên cứu, trả lời có trách nhiệm, không để tồn đọng, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.
Viện kiểm sát các cấp đã tiến hành triển khai Kế hoạch sơ kết 05 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 02 ngày 10/8/2005 của Liên ngành Tư pháp Trung ương về việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo. Kết quả sơ kết đã phát hiện ra nhiều hạn chế và đề ra các biện pháp khắc phục, đồng thời kiến nghị các giải pháp với cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này.
Vụ 3, Vụ 5, Vụ 7 và các Viện kiểm sát địa phương như Quảng Ninh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Nam, Bình Dương... là những đơn vị thực hiện tốt các chỉ tiêu thi đua trong khâu công tác này.
Ba là, phong trào thi đua trong các công tác quản lý tổng hợp, hậu cần
Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cải cách tư pháp, công tác tổ chức cán bộ đã có chuyển biến tích cực trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tập trung kiện toàn bộ máy. Đến nay việc thành lập các phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và việc tách một số phòng nghiệp vụ ở các địa phương đã hoàn thành. Việc kiện toàn bộ máy đã nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tạo động lực mới cho phong trào thi đua của các đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị cán bộ ngành Kiểm sát năm 2011 để quán triệt đến cán bộ chủ chốt của ngành những chủ trương của Đảng và quy định của nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát trong giai đoạn mới. Các đơn vị và cán bộ làm công tác tổ chức ở Viện kiểm sát các cấp đã tham mưu tốt cho lãnh đạo Viện trong việc bổ sung cán bộ đảm bảo số lượng, chất lượng làm công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự, hành chính thương mại, lao động và thi hành án; thẩm tra, đề nghị xét kỷ luật đúng quy định của pháp luật và thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho các cán bộ trong ngành có đủ tiêu chuẩn để tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, ứng cử cấp ủy và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhằm tăng vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân.
Công tác Thanh tra, kiểm tra trong ngành từng bước được đổi mới với phương châm gắn việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác theo chương trình với việc tự kiểm tra của từng cấp kiểm sát, từng đơn vị nghiệp vụ trong ngành. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm sát trong lĩnh vực hoạt động tư pháp và đình chỉ, tạm đình chỉ trong giải quyết án hình sự. Qua công tác kiểm tra, thanh tra đã yêu cầu lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ trong thực hiện các quy định của pháp luật, quy định của ngành.
Công tác xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và tuyên truyền pháp luật đã có những chuyển biến tích cực và có nhiều kết quả tốt. Trong năm qua, Viện khoa học kiểm sát đã tổ chức nghiên cứu các đề tài, công trình khoa học nhằm triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng liên quan đến cải cách tư pháp mà trọng tâm là các đề án “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị”, “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp”. Viện khoa học còn cùng các đơn vị trong ngành, tổ chức nghiên cứu và tham gia xây dựng nhiều dự án Luật, Pháp lệnh. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát địa phương đã xây dựng các đề tài khoa học, các chuyên đề nghiệp vụ, có giá trị thực tiễn cao, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã biên soạn, phát hành cuốn sách “Sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Kiểm sát nhân dân”; nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của ngành Kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát quân sự Trung ương đã biên soạn cuốn “Lịch sử ngành Kiểm sát quân sự Việt Nam”. Việc phát hành các cuốn sách trên không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn góp phần giáo dục cho cán bộ, Kiểm sát viên của ngành Kiểm sát hiểu thêm về lịch sử và tự hào về quá trình trưởng thành của ngành Kiểm sát nói chung và ngành Kiểm sát quân sự nói riêng.
Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát và trang tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tích cực hưởng ứng phong trào thi đua bằng việc vừa đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của ngành, vừa tích cực tuyên truyền về các sự kiện chính trị của đất nước. Cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên của các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng các bài viết, đưa tin kịp thời, chính xác.
Các hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục được mở rộng và đạt nhiều kết quả tốt. Phong trào thi đua trên các lĩnh vực từ quản lý các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, công tác lễ tân đối ngoại, quản lý thực hiện các dự án quốc tế đến công tác nghiên cứu kế hoạch tổng hợp nhằm tham mưu cho Ban Cán sự, tập thể lãnh đạo Viện chỉ đạo có hiệu quả hoạt động đối ngoại của ngành. Các quan hệ song phương, đa phương tiếp tục được mở rộng với những hướng hợp tác mới so với các năm trước, trong đó tập trung tăng cường hợp tác với Viện kiểm sát, Viện công tố các nước, các tổ chức quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia; tổ chức thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, nâng cao hiệu quả hợp tác tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với các nước.
Tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Luật tương trợ tư pháp; Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tổ chức Hội nghị Viện kiểm sát các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào lần thứ II nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Mặc dù hệ thống các trang thiệt bị thông tin của ngành chưa đáp ứng yêu cầu nhưng để nâng cao chất lượng công tác thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Thống kê tội phạm đã có nhiều cố gắng khắc phục để duy trì ổn định đường truyền, đảm bảo việc truyền số liệu thống kê, kết nối mạng Internet, duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử của ngành. Cục Thống kê tội phạm còn cử cán bộ về các Viện kiểm sát địa phương nhất là những nơi gặp khó khăn để hướng dẫn giúp các Viện kiểm sát địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê và công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Đã hoàn thành việc tiếp nhận và cài đặt phần mềm quản lý án hình sự do Ban Quản lý dự án phối hợp với công ty FPT xây dựng vào máy chủ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ trong ngành, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên các cấp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; hoàn thành việc xây dựng Chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành.
Công tác Kế hoạch - Tài chính của toàn ngành trong năm qua đã có nhiều cố gắng đảm bảo tốt các điều kiện về kinh phí, vật chất cho hoạt động của ngành. Thực hiện công tác quản lý, điều hành ngân sách và phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị trong ngành đúng nguyên tắc tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Viện kiểm sát tối cao đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Cán bộ, công chức công tác tại Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân các cấp không quản ngại khó khăn, phấn đấu nỗ lực làm tròn trách nhiệm của đơn vị từ công tác tham mưu tổng hợp cho đến các công tác tài vụ, hành chính, quản trị, lưu trữ, đội xe… giúp cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thành tốt các kế hoạch, chương trình công tác kiểm sát đã đề ra.
Năm 2011, công tác khen thưởng đã được lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát tối cao và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp thực hiện kịp thời nên đã động viên và khuyến khích những tập thể, cá nhân có thành tích phấn khởi, thi đua lập nhiều thành tích mới cao hơn đem lại hiệu quả trong công tác, tạo nên khí thế cho phong trào thi đua mới.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành đã xét để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng và truy tặng 61 Huân chương Lao động các hạng cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen cho 80 tập thể, 59 cá nhân có thành tích trong sự nghiệp xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc" cho 14 cán bộ, công chức trong ngành; tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” cho 450 cho cán bộ trong ngành và 207 cán bộ ngành với các chức danh là Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các địa phương. Việc Viện trưởng VKSND tối cao quyết định tặng kỷ niệm chương cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các địa phương là biểu hiện trân trọng sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương đối với ngành ta trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kiểm sát nhân dân.

 

Tìm kiếm