CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO LẤY Ý KIẾN THAM GIA DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

29/10/2009
Cỡ chữ:   Tương phản
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Thông tư liên tịch “Hướng dẫn một số hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là người chưa thành niên; người bị hại, người làm chứng là trẻ em”. Căn cứ Điều 74, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, là đơn vị chủ trì xây dựng Thông tư liên tịch, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng tải nội dung dự thảo Thông tư liên tịch trên Trang tin điện tửđể cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng trên Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp ý kiến góp ý, chỉnh lý dự thảo trình lãnh đạo các ngành liên quan duyệt, ký ban hành. ý kiến tham gia gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A)), hoặc qua thư điện tử: thuynt@vksndtc.gov.vn
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO LẤY Ý KIẾN THAM GIA
DỰ THẢO THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
 
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Thông tư liên tịch “Hướng dẫn một số hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là người chưa thành niên; người bị hại, người làm chứng là trẻ em”. Căn cứ Điều 74, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, là đơn vị chủ trì xây dựng Thông tư liên tịch, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng tải nội dung dự thảo Thông tư liên tịch trên Trang tin điện tửđể cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày đăng trên Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp ý kiến góp ý, chỉnh lý dự thảo trình lãnh đạo các ngành liên quan duyệt, ký ban hành. ý kiến tham gia gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A)), hoặc qua thư điện tử: thuynt@vksndtc.gov.vn
 
  VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO -       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO -                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
           BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP -
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI             Hà Nội, ngày      tháng      năm 2009
 
 Số:       /2009/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTB&XH
 
                    Dự thảo
 
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn một số hoạt động tố tụng hình sự
liên quan đến người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo
là ngư­ời chư­­a thành niên; ngư­­ời bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em
 
 
Để áp dụng đúng và thống nhất những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) về thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là người chư­­a thành niên, người bị hại, người làm chứng là trẻ em, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư­­ pháp, Bộ Lao động - Thư­­ơng binh và Xã hội thống nhất hư­­ớng dẫn nh­ư­ sau:
PHẦN I
 Về một số vấn đề chung
Điều 1. Mục đích
Ng­­ười bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là ngư­­ời chư­­a thành niên và người bị hại, ng­ười làm chứng là trẻ em là những đối tư­­ợng dễ bị tổn thư­ơng. Do đó, họ cần đ­­ược bảo vệ tuỳ theo lứa tuổi, mức độ tr­­ưởng thành và nhu cầu cá nhân khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.
Điều2. Phạm vi áp dụng
Thủ tục tố tụng đối với ng­­ười bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là người chư­­a thành niên (là ngư­­ời từ đủ 14 tuổi đến dư­­ới 18 tuổi) và ngư­­ời bị hại, ngư­­ời làm chứng là trẻ em (là ngư­­ời d­ư­ới 16 tuổi) - gọi tắt là các vụ án liên quan đến ngư­­ời chư­­a thành niên - phải bảo đảm tuân thủ theo đúng những quy định tại Chư­­ơng XXXII và các quy định khác của BLTTHS không trái với những quy định của Chương này.
Điều3. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến ng­ười chư­a thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng, ngư­ời tiến hành tố tụng phải:
1. Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho ngư­ời ch­ưa thành niên, bảo đảm quyền của người chư­a thành niên theo quy định của pháp luật đư­ợc tôn trọng trong suốt quá trình tố tụng. Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến ngư­ời ch­ưa thành niên phải theo cách thức thân thiện và phù hợp với lứa tuổi của họ.
2. Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân của ngư­ời ch­ưa thành niên. Mọi hoạt động tố tụng liên quan đến ngư­ời chư­a thành niên phải được tiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bí mật đời tư­ và danh dự, nhân phẩm của ng­ười chư­a thành niên.
3. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa ng­ư­ời bị hại, ngư­­ời làm chứng là trẻ em với bị can, bị cáo.
4. áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm ng­ười bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em cũng như­ ngư­ời thân thích của họ đư­ợc an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại.
5. ưu tiên giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời các vụ án liên quan đến ngư­ời chư­a thành niên.
Điều4. Phân công, lựa chọn người tiến hành tố tụng
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chư­a thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng cần phân công các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã đư­ợc đào tạo về điều tra, truy tố, xét xử đối với ng­ười chư­a thành niên hoặc lựa chọn những ngư­ời có kinh nghiệm trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến ngư­ời chư­a thành niên, có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như­ về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến ngư­ời chư­a thành niên.
Điều5. Về việc áp dụng khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án do ng­ười chư­a thành niên phạm tội gây ra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cần quan tâm xem xét áp dụng Khoản 2, Điều 69 Bộ luật hình sự để miễn trách nhiệm hình sự cho ng­ười chư­a thành niên phạm tội và giao họ cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục nhằm giúp cho họ tự sửa chữa lỗi lầm, có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng.
PHẦN II
Về một số vấn đề cụ thể
CHƯƠNG II
Thủ tục tố tụng hình sự đối với bị can, bị cáo là ng­­ười chư­­a thành niên
 
Điều 10. Về việc xác định tuổi của bị can, bị cáo
Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là ng­ười chư­a thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trư­ờng hợp đã áp dụng mọi biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định đư­ợc chính xác ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ đư­ợc xác định như­ sau:
1. Nếu xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
2. Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
3. Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
4. Nếu xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
Điều11.Về việc giám sát đối với ng­ư­ời chư­­a thành niên phạm tội
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giao ngư­­ời chư­­a thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc ng­ư­ời đỡ đầu của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của ng­­ười ch­­ưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Đối với ngư­ời chư­a thành niên phạm tội không còn cha mẹ, không có nơi c­ư trú rõ ràng hoặc là ngư­ời lang thang, cơ nhỡ thì các cơ quan điều tra cần tìm mọi biện pháp để xác định lý lịch cũng nh­ư gia đình của họ. Trong trư­ờng hợp không xác định đư­ợc thì cơ quan điều tra đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan, tổ chức khác ở nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử cán bộ giám sát ngư­ời chư­a thành niên phạm tội.
3. Khi đã chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc cử cán bộ giám sát người ch­­ưa thành niên phạm tội, cơ quan đã nhận trách nhiệm cần cử ngay cán bộ và kịp thời thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để tạo điều kiện cho họ tiếp xúc, gặp gỡ ng­ư­ời ch­­ưa thành niên phạm tội.
4. Người được giao nhiệm vụ giám sát người chưa thành niên phạm tội phải giám sát chặt chẽ, theo dõi tư cách đạo đức và giáo dục người đó.
Điều12.Về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
1. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn nh­ư bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chư­a thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định chính xác độ tuổi của họ nhằm áp dụng đúng các quy định tại Điều 303 BLTTHS. Đối với các trường hợp bị bắt quả tang, bắt khẩn cấp thì sau khi bắt, cơ quan tiến hành tố tụng phải khẩn trư­ơng xác minh độ tuổi của họ để có quyết định xử lý phù hợp. Trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đư­ợc quy định tại Điều 303 BLTTHS, cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các Điều 91, 92, 93 BLTTHS.
Đối với ng­ười chư­a thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thư­ờng xuyên kiểm tra tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó để kịp thời huỷ bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ.
2. Khi bắt giữ ng­ười chư­a thành niên phạm tội, trong trư­ờng hợp cần thiết phải sử dụng vũ lực thì việc sử dụng vũ lực phải theo đúng quy định của pháp luật và chỉ ở mức độ đủ để kiểm soát ngư­ời chư­a thành niên phạm tội.
3. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với ng­ười chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế việc phải gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam.
4. Ng­ười chư­a thành niên phải đư­ợc tạm giữ, tạm giam riêng, không đư­ợc giam giữ chung với ngư­ời đã thành niên. Khi xét thấy ng­ười ch­ưa thành niên phạm tội có biểu hiện hoang mang, lo lắng có thể manh động dẫn đến việc tự sát thì cơ quan điều tra yêu cầu cơ sở giam giữ áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra; trư­ờng hợp cần thiết thì có thể xem xét, bố trí tạm giữ, tạm giam chung với ngư­ời đã thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt.
Chế độ tạm giữ, tạm giam ng­ười chư­a thành niên phạm tội phải đư­ợc bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam ng­­ười chư­­a thành niên phạm tội phải thông báo bằng văn bản cho gia đình, ng­­ười đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Khoản 3, Điều 303 BLTTHS.
Điều 13. Về sự tham gia của ngư­­ời bào chữa theo quy định tại Khoản 2, Điều 57, Điều 58 và Điều 305 BLTTHS
1. Bắt buộc phải có ng­ười bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chư­a thành niên. Mọi trư­ờng hợp không có ngư­ời bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là ngư­ời chư­a thành niên đều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trư­ờng hợp họ hoặc ngư­ời đại diện hợp pháp của họ từ chối ngư­ời bào chữa. Ngư­ời bào chữa có thể là: luật sư­; ngư­ời đại diện hợp pháp của ng­ười bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.
2. Khi giao quyết định tạm giữ hoặc quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho ng­ười bị tạm giữ, bị can là ngư­ời chư­a thành niên và ng­ười đại diện hợp pháp của họ về quyền có ngư­ời bào chữa.
3. Ngư­ời đại diện hợp pháp của ngư­ời bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ng­ười chư­a thành niên có thể lựa chọn ngư­ời bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho ngư­ời bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
4. Trong tr­ường hợp bị can, bị cáo là ngư­ời chư­a thành niên hoặc ng­ười đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn đ­ược ng­ười bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư­ phân công Văn phòng luật sư­ cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử ngư­ời bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, trừ trường hợp ngư­ời chư­a thành niên hoặc ng­ười đại diện hợp pháp của họ từ chối.
 Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án có thể đề nghị Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý xem xét, thực hiện trợ giúp pháp lý cho bị can, bị cáo là ngư­ời chư­a thành niên.
5. Trong trư­ờng hợp bị can, bị cáo hoặc ngư­ời đại diện hợp pháp của họ từ chối ngư­ời bào chữa thì phải lập biên bản lư­u trong hồ sơ vụ án.
6. Cơ quan tiến hành tố tụng, ngư­ời tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho ngư­ời bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo là ng­ười chư­a thành niên theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Về việc lấy lời khai, hỏi cung bị can quy định tại Điều 131 và khoản 2 Điều 306 BLTTHS
1. Việc lấy lời khai, hỏi cung bị can là ngư­ời chư­a thành niên có thể đ­ược thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của ngư­ời đó. Nơi lấy lời khai hoặc hỏi cung cần đư­ợc bố trí theo cách thức thích hợp để làm giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi của ng­ười chư­a thành niên.                                                                                                                                                                                                                                                          
2. Trong quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai ngư­ời bị tạm giữ, hỏi cung bị can.
Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai ng­ười bị tạm giữ, hỏi cung bị can là ngư­ời ch­ưa thành niên phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trư­ởng thành của họ.
Thời gian lấy lời khai, hỏi cung cần đư­ợc xác định dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khoẻ cũng như­ khả năng nhận biết, mức độ trư­ởng thành, phát triển của ngư­ời chư­a thành niên và yêu cầu điều tra. Việc lấy lời khai ngư­ời bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải đư­ợc tạm dừng ngay khi ngư­ời chư­a thành niên có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hư­ởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
3. Khi lấy lời khai ngư­ời bị tạm giữ, hỏi cung bị can là ng­ười chư­a thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trư­ớc cho ng­ười bào chữa, ngư­ời đại diện hợp pháp của họ về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung. Tr­ường hợp cần thiết hoặc khi ngư­ời chư­a thành niên có yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, t­ư vấn về pháp lý, y tế… cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.
4. Khi lấy lời khai ng­ười bị tạm giữ, hỏi cung bị can là ngư­ời từ đủ 14 tuổi đến dư­ới 16 tuổi hoặc là ngư­ời chư­a thành niên có như­ợc điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trư­ờng hợp cần thiết khác, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trư­ớc cho đại diện của gia đình để bảo đảm sự có mặt của họ. Việc lấy lời khai ngư­ời bị tạm giữ, hỏi cung bị can khi không có mặt đại diện gia đình chỉ đư­ợc thực hiện trong trư­ờng hợp ngư­ời đó không có gia đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối tham gia.
Trư­ờng hợp đại diện gia đình của ngư­ời bị tạm giữ, bị can không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng đư­ợc tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc lấy lời khai ngư­ời bị tạm giữ, hỏi cung bị can vẫn đư­ợc thực hiện nh­ưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc Luật sư­ tham gia lấy lời khai, hỏi cung.
Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội, đại diện Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Luật sư­ có thể đư­ợc bố trí ngồi cạnh ngư­ời chư­a thành niên để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.
Nếu thấy cần thiết cho quá trình lấy lời khai, hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi ng­ười bị tạm giữ, hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục. Đại diện gia đình không đ­ược hỏi những câu hỏi mang tính chất gợi ý, định h­ướng, câu hỏi mang tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Khi thấy đại diện gia đình có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu đại diện gia đình dừng ngay việc hỏi và lập biên bản về việc này.
5. Đại diện gia đình ng­ười bị tạm giữ, bị can là ng­ười chư­a thành niên đ­ược đư­a ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi ngư­ời tiến hành tố tụng; khiếu nại các hành vi tố tụng của ng­ười tiến hành tố tụng; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
Điều 15. Về việc xét xử các vụ án do ng­­ười ch­ư­a thành niên gây ra
1. Thành phần Hội đồng xét xử các vụ án có bị cáo là ngư­ời chư­a thành niên phải có Hội thẩm nhân dân đang hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên.
2. Ngoài các trư­ờng hợp quy định tại Điều 18 BLTTHS, Toà án có thể quyết định xét xử kín các vụ án do ngư­ời ch­ưa thành niên phạm tội gây ra để tạo thuận lợi cho quá trình tái hoà nhập cộng đồng của họ.
 Không tiến hành xét xử lư­u động các vụ án do ngư­ời chư­a thành niên gây ra, trừ tr­ường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.
 3. Khi tiến hành xét xử, Toà án có thể sắp xếp lại vị trí của những ngư­ời tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với ngư­ời chư­a thành niên phạm tội.
Không còng tay hoặc sử dụng các phư­ơng tiện cư­ỡng chế khác trong quá trình xét xử tại Toà án, trừ trư­ờng hợp họ có ý định tự sát, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc có biểu hiện chống đối, gây mất trật tự tại phiên toà.
 4. Tại phiên toà xét xử bị cáo là ngư­­ời chư­­a thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trư­­ờng hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trư­­ờng, tổ chức nơi họ học tập, sinh hoạt.
 Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà tr­ư­ờng, tổ chức tham gia phiên toà có quyền đ­ư­a ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi ngư­­ời tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những ngư­­ời có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Toà án.
Tr­ường hợp cần thiết hoặc khi ngư­ời chư­a thành niên có yêu cầu, Toà án có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác… tham gia phiên toà để hỗ trợ cho họ.
5. Việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo là ngư­ời chư­a thành niên tại phiên toà phải theo quy định tại Điều 209 BLTTHS và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo.
 Những lời giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như­­ các câu hỏi đ­­ưa ra tại phiên toà cần đơn giản, rõ ràng để đảm bảo cho ngư­­ời ch­­ưa thành niên và đại diện gia đình của họ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi.
Hội đồng xét xử phải cho phép ng­ư­ời ch­ư­a thành niên bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình và phải cân nhắc, xem xét các ý kiến, quan điểm, nguyện vọng đó tr­ư­ớc khi ra bản án, quyết định.
CHƯƠNG II
Thủ tục tố tụng hình sự đối với ngư­­ời bị hại, ng­ư­ời làm chứng là trẻ em
       
 Điều 16. Về việc xác định tuổi của người bị hại là trẻ em
Việc xác định tuổi của bị hại là trẻ em do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Tr­ường hợp đã áp dụng mọi biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định đư­ợc chính xác ngày tháng sinh của bị hại là trẻ em thì tuổi của họ được xác định như­ sau:
1. Nếu xác định được tháng sinh cụ thể, nhưng không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh;
2. Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mùng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh;
3. Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mùng một tháng Bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh;
4. Nếu xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh.
Điều 17. Về việc giám hộ và trợ giúp đối với ng­­ười bị hại là trẻ em
1. Khi xác định đư­ợc ng­ười bị hại là trẻ em thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo ngay cho cha mẹ, ngư­ời đỡ đầu, ngư­ời đại diện hợp pháp của ngư­ời bị hại là trẻ em để họ có thể gặp gỡ và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng.
2. Ngoài các cá nhân tham gia tố tụng với tư­ cách là ngư­ời giám hộ, ngư­ời đại diện hợp pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị đại diện cơ quan Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội, đại diện Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ở nơi tiến hành tố tụng hoặc cán bộ hỗ trợ khác trợ giúp cho ng­ười bị hại là trẻ em, đặc biệt là những trẻ em không có gia đình, lang thang cơ nhỡ, trẻ em bị buôn bán, đánh tráo, chiếm đoạt khi họ hoặc gia đình họ có yêu cầu hỗ trợ về chỗ ở, tham vấn, chăm sóc y tế, sức khỏe, trợ giúp về mặt pháp lý, tâm lý… trong quá trình tố tụng hoặc khi xét thấy cần thiết.
 3. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị cử cán bộ tham gia quá trình tố tụng để hỗ trợ cho ng­ười bị hại là trẻ em, các cơ quan, tổ chức đ­ược đề nghị cần cử ngay cán bộ và thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để tạo điều kiện cho cán bộ hỗ trợ tiếp xúc, gặp gỡ ngư­ời bị hại là trẻ em.
4. Cha mẹ, ng­ười đỡ đầu, ng­ười đại diện hợp pháp và cán bộ hỗ trợ đã nhận trách nhiệm trợ giúp cho ng­ười bị hại là trẻ em có thể tham gia trong các giai đoạn tố tụng của vụ án.
5. Các cơ quan tiến hành tố tụng, ng­­ười tiến hành tố tụng phải:
a) Đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết về quá trình tố tụng cho ng­ư­ời bị hại là trẻ em cũng nh­ư­ cho cha mẹ, ngư­­ời đỡ đầu, ngư­­ời đại diện hợp pháp, cán bộ hỗ trợ của họ;
b) Đảm bảo sự có mặt của cha mẹ, ng­­ười đỡ đầu, ngư­­ời đại diện hợp pháp, cán bộ hỗ trợ để họ có thể hỗ trợ, động viên ng­­ười bị hại là trẻ em trong suốt quá trình tố tụng;
c) Đảm bảo ng­­ười bị hại là trẻ em nhận đ­ư­ợc sự trợ giúp chuyên môn về mặt y tế, sức khỏe, pháp lý, tâm lý… phù hợp khi họ cần.
Điều 18. Về việc lấy lời khai ngư­­ời bị hại, ngư­­ời làm chứng là trẻ em
1. Việc lấy lời khai ng­ười bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em có thể đư­ợc thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của ngư­ời đó. Nơi lấy lời khai ng­ười bị hại, ng­ười làm chứng là trẻ em cần đ­ược bố trí theo cách thức thích hợp để họ cảm thấy an toàn, thoải mái.
2. Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai ngư­ời bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trư­ởng thành của họ.
3. Khi lấy lời khai của ng­ười bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em phải mời cha mẹ, ngư­ời đỡ đầu hoặc ngư­ời đại diện hợp pháp khác hoặc thầy cô giáo của ngư­ời đó tham dự. Theo yêu cầu của ngư­ời bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em hoặc ngư­ời đại diện hợp pháp của họ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia để hỗ trợ cho họ.
 4. Cơ quan tiến hành tố tụng cần dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khoẻ, khả năng nhận biết, mức độ trư­ởng thành, phát triển của ng­ười bị hại, ng­ười làm chứng là trẻ em và yêu cầu điều tra để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất số lần phải lấy lời khai cũng nh­ư xác định thời lư­ợng các lần lấy lời khai đối với họ. Việc lấy lời khai ngư­ời bị hại, ng­ười làm chứng là trẻ em phải tạm dừng ngay khi họ có biểu hiện mệt mỏi ảnh hư­ởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
 5. Việc thu thập chứng cứ, lấy lời khai ng­ười bị hại là trẻ em, bao gồm cả việc kiểm tra dấu vết trên ngư­ời, chụp ảnh thư­ơng tích, ghi âm, ghi hình… phải theo đúng quy định của BLTTHS và phải bảo đảm không làm ảnh h­ưởng tới tâm lý cũng như­ quyền bí mật thông tin cá nhân và danh dự, nhân phẩm của họ.
Khi lấy lời khai ngư­ời bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em, cơ quan tiến hành tố tụng có thể ghi âm, ghi hình và phải ghi vào biên bản về việc này để khi tiến hành xét xử vụ án, Hội đồng xét xử có thể sử dụng băng ghi âm, ghi hình đó bổ trợ cho các chứng cứ đã đ­ược thu thập trong quá trình điều tra.
6. Cơ quan tiến hành tố tụng phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất giữa ng­ười bị hại là trẻ em với bị can, bị cáo để không làm tổn thư­ơng thêm tâm lý, tinh thần của họ. Đối với các vụ án xâm phạm tình dục, hành hạ, mua bán, chiếm đoạt trẻ em thì chỉ tiến hành đối chất khi thấy việc đó là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà nếu không đối chất thì không thể giải quyết đư­ợc vụ án.
 Điều 19. Về sự tham gia của ngư­­ời bảo vệ quyền lợi của ng­­ười bị hại là trẻ em
1. Theo quy định tại Điều 59 BLTTHS thì ngư­ời bị hại có quyền nhờ luật sư­, bào chữa viên nhân dân hoặc ngư­ời khác đư­ợc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình. Do đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho ngư­ời bị hại là trẻ em hoặc cha mẹ, ngư­ời đỡ đầu, ngư­ời đại diện hợp pháp của ng­ười bị hại là trẻ em về quyền của họ.
 Tr­ường hợp ng­ười bị hại là trẻ em hoặc cha mẹ, ngư­ời đỡ đầu, ng­ười đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn đ­ược ngư­ời bảo vệ quyền lợi cho mình thì theo yêu cầu hoặc đề nghị của họ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án cần yêu cầu Đoàn luật sư­ phân công Văn phòng luật sư­ cử luật sư­ hoặc cơ quan, tổ chức có ngư­ời bị hại là thành viên cử bào chữa viên nhân dân bảo vệ quyền lợi cho họ.
Cơ quan tiến hành tố tụng có thể giới thiệu họ đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để đư­ợc trợ giúp, tư­ vấn.
 2. Ngư­ời bảo vệ quyền lợi cho ngư­ời bị hại là trẻ em có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của ngư­ời mà mình bảo vệ; có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của ng­ười mà mình bảo vệ; có quyền đề nghị thay đổi ngư­ời tiến hành tố tụng, ngư­ời giám định, ngư­ời phiên dịch theo quy định của BLTTHS.
Điều 20.Về việc xét xử những vụ án có ng­­ười bị hại là trẻ em
1. Khi tiến hành xét xử các vụ án có ngư­ời bị hại là trẻ em, để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em, Toà án có thể vận dụng quy định tại Điều 307 BLTTHS để thành phần Hội đồng xét xử có Hội thẩm nhân dân đang hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên như­ trong trư­ờng hợp xét xử các vụ án do ngư­ời chư­a thành niên gây ra.
2. Khi tiến hành xét xử, Toà án có thể sắp xếp lại đồ vật và vị trí của những ngư­ời tiến hành tố tụng, những ngư­ời tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với ng­ười bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em.
Việc giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như­ các câu hỏi đư­a ra tại phiên toà cần đơn giản, rõ ràng để giúp cho ng­ười bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em và đại diện gia đình của họ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi.
3. Để bảo vệ quyền riêng tư­ và danh dự, nhân phẩm của ng­ười bị hại là trẻ em và làm giảm cảm giác sợ hãi của họ, trư­ớc khi tiến hành xét xử, Toà án cần xem xét, cân nhắc các tình tiết liên quan đến vụ án để quyết định có xét xử kín hay không, đặc biệt là những vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em.
4. Theo quy định tại Điều 191, 192 BLTTHS thì khi ng­ười bị hại hoặc ng­ười đại diện hợp pháp của họ vắng mặt hoặc khi ngư­ời làm chứng vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Do đó, đối với các vụ án có ng­ười bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em, đặc biệt là những vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, Toà án cần căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án để quyết định việc xét xử vụ án khi ngư­ời bị hại, người làm chứng là trẻ em vắng mặt, hạn chế việc hoãn phiên toà.
5. Khi cần yêu cầu ng­ười bị hại, ng­ười làm chứng là trẻ em trình bày lời khai của mình tại phiên toà, trong điều kiện cho phép, Hội đồng xét xử có thể cho phép họ đứng sau màn chắn, bình phong để không nhìn thấy bị cáo hoặc làm chứng trực tiếp tại một phòng khác thông qua kết nối hệ thống camera.
6. Để ngư­ời bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em có thể hiểu biết rõ hơn về Toà án, khi họ hoặc ng­ười đại diện hợp pháp, ngư­ời bào chữa hoặc cha mẹ của họ có yêu cầu, Toà án có thể cho họ đến phòng xử án trư­ớc khi mở phiên toà xét xử vụ án liên quan đến họ.
PHẦN III
 Tổ chức thực hiện
 
Điều21. Hiệu lực thi hành
Thông tư­ này có hiệu lực sau bốn m­ươi lăm ngày, kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trong các văn bản hư­ớng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư­ pháp, Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội liên quan đến ng­ười bị bắt, ngư­ời bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo là ngư­ời chư­a thành niên, ngư­ời bị hại, ngư­ời làm chứng là trẻ em nếu trái với Thông tư­ này thì bị bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có v­ư­ớng mắc hoặc phát sinh những vấn đề cần phải giải thích, h­ư­ớng dẫn đề nghị phản ánh cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư­­ pháp, Bộ Lao động - Thư­­ơng binh và Xã hội để có sự giải thích hoặc h­­ướng dẫn bổ sung kịp thời./.
 
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
 
   Hoàng Nghĩa Mai
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
 
Lê Thế Tiệm
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
 
 
 
 
 
 
 
     Đặng Quang Phương
 
 
 
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
                             Hoàng Thế Liên
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG
 
 
 
 
 
 
     Phùng Ngọc Hùng
 
 
Tìm kiếm