CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSNDTC kiến nghị sửa đổi một số điều, khoản trong BLTTDS

15/08/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
Tại Hội nghị sơ kết công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự do VKSNDTC chủ trì vừa được tổ chức ở Thừa Thiên - Huế, bên cạnh những kinh nghiệm được đúc rút qua 3 năm thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự của ngành Kiểm sát, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5) - VKSNDTC cũng đã có một số đề nghị để cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi một số điều, khoản trong BLTTDS.Khi phát hiện những vi phạm trong việc gửi thông báo thụ lý, nội dung thông báo, thời hạn gửi bản án, quyết định… VKS đã tập hợp và ban hành văn bản kiến nghị, song việc khắc phục của Tòa án còn hạn chế nhưng BLTTDS không có điều luật nào quy định về trách nhiệm mà Tòa án phải thực hiện theo kiến nghị của VKS. Cũng chính vì thế mà nhiều trường hợp VKS 2 cấp đã kiến nghị đối với Chánh án Tòa án để án quá hạn nhưng Tòa án vẫn chưa có biện pháp khắc phục và cũng không có văn bản trả lời.Quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTDS
VKSNDTC kiến nghị sửa đổi
một số điều, khoản trong BLTTDS
 
 
 
(Đồng chí Nguyễn Văn Cơ, Vụ trưởng Vụ 5 trình bày báo cáo
 sơ kết công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự tại Hội nghị)
 

Tại Hội nghị sơ kết công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự do VKSNDTC chủ trì vừa được tổ chức ở Thừa Thiên - Huế, bên cạnh những kinh nghiệm được đúc rút qua 3 năm thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự của ngành Kiểm sát, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5) - VKSNDTC cũng đã có một số đề nghị để cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi một số điều, khoản trong BLTTDS.Khi phát hiện những vi phạm trong việc gửi thông báo thụ lý, nội dung thông báo, thời hạn gửi bản án, quyết định… VKS đã tập hợp và ban hành văn bản kiến nghị, song việc khắc phục của Tòa án còn hạn chế nhưng BLTTDS không có điều luật nào quy định về trách nhiệm mà Tòa án phải thực hiện theo kiến nghị của VKS. Cũng chính vì thế mà nhiều trường hợp VKS 2 cấp đã kiến nghị đối với Chánh án Tòa án để án quá hạn nhưng Tòa án vẫn chưa có biện pháp khắc phục và cũng không có văn bản trả lời.Quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTDS: “…trường hợp không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết” mà không quy định phải thông báo bằng văn bản cho VKS đã gây khó khăn cho VKS thực hiện quyền kiến nghị theo Điều 124 BLTTDS. Vì thế nên VKS không thể thực hiện quyền kiến nghị việc Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT theo Điều 124 BLTTDS…Theo Điều 191 BLTTDS thì hậu quả của việc tạm đình chỉ là Tòa án không xóa tên vụ án trong sổ thụ lý. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì Tòa án tiếp tục đưa vụ kiện ra giải quyết, song BLTTDS không có quy định khi Tòa án tiếp tục giải quyết phải thông báo cho VKS biết. Đã có nhiều vụ án, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự từ năm 2001, đến năm 2005 mới tiếp tục giải quyết và chỉ khi VKS nhận được quyết định của Tòa án đưa vụ án ra xét xử thì mới biết là lý do tạm đình chỉ đã hết, vì thế VKS không có căn cứ để kiểm sát việc chấp hành thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án.Cả khoản 2 và khoản 3 Điều 193 BLTTDS đều quy định việc xử lý án phí trong cùng một trường hợp “người khởi kiện không có yêu cầu khởi kiện” (điểm b khoản 1 Điều 168 và khoản c Điều 192 BLTTDS) nhưng hậu quả xử lý án phí lại khác nhau: khoản 2 Điều 192 thì quy định án phí được “sung công quỹ” trong khi đó khoản 3 Điều 193 lại quy định tiền tạm ứng án phí mà đương sự nộp được “trả lại cho người nộp tiền tạm ứng án phí”…Thực tiễn trong nhiều trường hợp khi kiểm sát hồ sơ, VKS thấy có nhiều tình tiết cần phải làm sáng tỏ thông qua giám định để có căn cứ kháng nghị nhưng do BLTTDS không quy định quyền trưng cầu giám định của VKS nên cần bổ sung, sửa đổi Điều 90 BLTTDS về quyền trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định của VKS.Điều 186 BLTTDS cần bổ sung thêm quy định sau khi hòa giải thành, Tòa án cần phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cùng quyết định công nhận thỏa thuận của các bên đương sự cho VKS cùng cấp để VKS tiến hành kiểm sát.Khoản 2 Điều 252 BLTTDS quy định thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án sơ thẩm là 7 ngày, VKS cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày VKS nhận được quyết định. Việc quy định thời hạn như vậy là quá ngắn nên cần phải sửa đổi thời hạn kháng nghị quyết định của VKS theo hướng: 10 ngày đối với VKS cùng cấp, 15 ngày đối với VKS cấp trên trực tiếp, kể từ ngày VKS nhận được quyết định.Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần sửa Thông tư liên tịch để làm rõ một số vấn đề như: Khi chưa hết thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp thì Tòa án sơ thẩm không được chuyển hồ sơ cho Tòa phúc thẩm để tránh trường hợp Tòa án chuyển hồ sơ cho Tòa án phúc thẩm mới chuyển bản án, quyết định cho VKS hoặc lấy lý do hồ sơ phải chuyển cho Tòa Phúc thẩm do đương sự kháng cáo mà không chuyển hồ sơ cho VKS để kháng nghị. Thực hiện nghiêm túc quy định thời gian chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu kháng nghị phúc thẩm (Thông tư liên tịch quy định chuyển ngay) nhưng nhiều Tòa án, lấy lý do hồ sơ chưa đánh bút lục, khi có bút lục mới chuyển hồ sơ cho VKS thì thời hạn kháng nghị còn rất ít hoặc đã hết…

ĐỨC BÌNH (lược trích)

 
Tìm kiếm