CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý

24/09/2018
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngày 28/8/2018, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP về việc hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Ngày 28/8/2018, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BTP về việc hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này:

Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

Các trường hợp thụ lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Thời hiệu khởi kiện của vụ việc còn dưới 05 ngày làm việc;

b) Ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc;

c) Các trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Trợ giúp pháp lý mà cơ quan tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm;

d) Các trường hợp để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lýquyết định.

Về thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;

b) Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờchứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.

Thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý cần bám sát yêu cầu trợ giúp pháp lý, tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của người được trợ giúp pháp lý.

 2. Việc hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật trong trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản quy định tại  khoản 2 Điều 32 của Luật Trợ giúp pháp lý do người tiếp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý thực hiện ngay cho người được trợ giúp pháp lý, không lập thành hồ sơ và được thống kê thành việc trợ giúp pháp lý trong Sổ thực hiện việc trợ giúp pháp lý.

3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tổ chức lấy ý kiến của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ về thái độ, trách nhiệm, chuyên môn của người thực hiện trợ giúp pháp lý và mức độ hài lòng đối với vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

Xác định vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc

Vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện xong yêu cầu hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý theo hình thức trợ giúp pháp lý thể hiện trong đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý.

2. Thuộc một trong các trường hợp không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý.

3. Bị đình chỉ theo quy định của pháp luật. 

Trách nhiệm thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Tổ chứcthực hiện trợ giúp pháp lýcó trách nhiệm tổ chức thẩm địnhchất lượngvụ việctrợ giúp pháp lý dongười thực hiện trợ giúp pháp lý củatổ chức mìnhthực hiện để có giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Kết quả thẩm địnhchất lượngvụ việc trợ giúp pháp lý được thể hiện bằng văn bản và lưu hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý có trách nhiệm quản lý và tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng.  

Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được dựa trên các tiêu chí và cơ cấu điểm sau đây: 

1. Tiêu chí về trách nhiệm nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý (30 điểm)

a) Tuân thủ pháp luật, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan (10 điểm);

b)Giải thích, hướng dẫn, cung cấp thông tin kịp thời về vụ việc cho người được trợ giúp pháp lý(10 điểm);

c) Bảo đảm thời gian, tiến độ thực hiện vụ việc (10 điểm).

2. Tiêu chí về thực hiện trợ giúp pháp lý (60 điểm)

a) Thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp với yêu cầu trợ giúp pháp lý và phạm vi được phân công (05 điểm);

b) Thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc (10 điểm);

c) Nghiên cứu và áp dụng đầy đủ các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm nội dung trợ giúp pháp lý đúng và phù hợp với pháp luật (20 điểm);

d) Tham gia các hoạt động tố tụng hoặc tham gia các hoạt động đại diện ngoài tố tụng để kịp thời có giải pháp bảo vệ bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý (20 điểm);

đ) Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý được thể hiện đầy đủ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý(05 điểm).

3. Tiêu chí về sự hài lòng của người được trợ giúp pháp lý trên cơ sở ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích (10 điểm).

Để đánh giá thực chất, chính xác về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đánh giá trên thang điểm 100, tạo ra sự công bằng minh bạch trong việc đánh giá chất lượng cũng như quản lý chất lượng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 10 năm 2018.

Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý;Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày 05/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008, Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 và Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/02/2010 của Bộ Tư pháp.

Xem toàn văn Thông tư 12/2018/TT-BTP tại đây.

Thành Luân

Tìm kiếm