CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy tổng kết Hiến pháp 1992

29/01/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Theo Điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”...
Vụ thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra án ma túy tổng kết Hiến pháp 1992
 
Theo Điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện KSND và Luật tố tụng hình sự được cụ thể hoá Viện KSND thực hiện hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma tuý (Vụ 1C) được thành lập tháng 01 năm 2007, có chức trách, nhiệm vụ giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án về ma túy do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm sát nhân dân địa phương về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án về ma túy. Phát hiện, tổng hợp vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra, Toà án và cơ quan, tổ chức khác có liên quan để tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật…
Với chức trách, nhiệm vụ nêu trên, trong thời gian qua Vụ 1C đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án ma tuý do Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an tiến hành điều tra, trong đó nhiều vụ án phạm tội có tổ chức, tính chất phức tạp, phạm vi lớn, nhiều đối tượng tham gia và có sự câu kết với các đối tượng nước ngoài, được dư luận quan tâm như: Vụ án Nguyễn Văn Đua cùng 29 đồng phạm có hành vi mua bán trái phép 50 bánh hêrôin; vụ án Lu Ming Cheng cùng 05 đồng phạm bị can quốc tịch Trung Quốc vận chuyển trái phép 7,9 tấn nhựa cần sa; vụ án Hà Ngọc Lương, Trần Lê quang cùng 27 bị can có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép 98 bánh hêrôin; vụ án Nnaji David Ete, người Nigeria là người tổ chức, cầm đầu cùng vợ là Phan Thị Thanh Lễ tổ chức đường dây mua bán, vận chuyển trái phép hơn 11 kg hêrôin từ Ấn Độ, Pakistan về Việt Nam rồi đưa sang Trung Quốc tiêu thụ` … Tất cả các vụ án Vụ 1C thực hành quyền công tố đều được giải quyết đúng quy định pháp luật, không để xảy ra oan, sai.
Để giải quyết tốt các án phạm tội về ma túy, Vụ 1C luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng công tố ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và khởi tố vụ án. Đơn vị phối hợp chặt chẽ với Cục C47, Bộ Công an để phân loại và xử lý chính xác các tin báo, tố giác tội phạm. Năm 2011, đơn vị đã tiếp nhận và chuyển C47 giải quyết tố giác có liên quan đến tội phạm về ma túy do đại diện các Doanh nghiệp được Việt Nam phản ánh. Đến nay, Cục C47, Bộ Công an đã khởi tố 02 vụ án để điều tra.
Bên cạnh đó, Vụ 1C chú trọng công tác kiểm sát về việc khởi tố bị can và phê chuẩn lệnh tạm giữ, tạm giam, đảm bảo số người bị bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ 100%. Bình quân mỗi năm Vụ 1C phê chuẩn 500 lệnh, quyết định. Thông qua đó đã quyết định hủy bỏ tạm giữ, tạm giam một số trường hợp, đảm bảo đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Cùng với việc thực hành quyền công tố, Vụ 1C luôn chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp. Trong quá trình điều tra, lãnh đạo đơn vị chỉ đạo Kiểm sát viên phải nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra bằng việc kiểm sát điều tra ngay từ khi mới khởi tố đối với tất cả các vụ án. Từ đó, yêu cầu Cơ quan điều tra xác định đúng thẩm quyền điều tra, nếu xác định vụ án không đúng thẩm quyền điều tra cần chủ động và kịp thời ra quyết định chuyển vụ án đến có quan có thẩm quyền để tiếp tục điều tra, khắc phục triệt để tình trạng sau khi kết thúc điều tra mới chuyển vụ án đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Đồng thời, Kiểm sát viên luôn nắm chắc tiến độ điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra (hiện nay 100% số vụ án do Vụ 1C giải quyết có yêu cầu điều tra) để Điều tra viên kịp thời bổ sung những vấn đề chưa được làm rõ, cần củng cố chứng cứ... đảm bảo việc giải quyết vụ án đúng thời hạn luật định.
Cần phải khẳng định rằng, việc “đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra” là một quyền quan trọng và cơ bản của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Thông qua Bản yêu cầu điều tra, Kiểm sát viên thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc thu thập, củng cố chứng cứ và hoàn thiện thủ tục tố tụng của một vụ án hình sự. Đây là quyền nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hiện hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp. Kiểm sát viên có trình độ, năng lực, bám sát tiến độ điều tra, nắm chắc hồ sơ vụ án thì đề ra được Bản yêu cầu điều tra có chất lượng, giúp ích rất nhiều cho Điều tra viên để giải quyết vụ án khách quan, toàn diện và triệt để, góp phần hạn chế oan, sai hoặc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung làm kéo dài việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên Vụ 1C thường xuyên nghiên cứu kỹ tài liệu, chứng cứ do Điều tra viên thu thập. Từ đó, chủ động thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Cơ quan điều tra và Điều tra viên, qua đó đã yêu cầu Điều tra viên thực hiện và chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Để việc giải quyết các vụ án phạm tội về ma túy đạt chất lượng tốt, đảm bảo đúng qui định của pháp luật, lãnh đạo đơn vị luôn chỉ đạo, đôn đốc Kiểm sát viên phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên để rà soát lại toàn bộ chứng cứ buộc tội, gỡ tội và các thủ tục tố tụng; trực tiếp tham gia cùng Điều tra viên lập bản cung tổng hợp đánh giá đầy đủ tính chất, mức độ phạm tội của từng bị can. Đồng thời, khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu kết luật hành vi phạm tội của các bị can. Do đó, đơn vị đã truy tố đạt tỷ lệ 100% số vụ án thuộc trách nhiệm giải quyết.
Cùng với việc làm tố chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Vụ 1C luôn chú trọng việc ban hành kiến nghị xử lý và phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực quảm lý nhà nước, từ năm 2007 đến nay, đơn vị đã tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao bàn hành 04 bản Kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Công an V/v xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong công tác quản lý vũ khí; quản lý cán bộ và quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Các nội dung kiến nghị đúng và có giá trị trong công tác quản lý đối với người nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh việc thực hiện chức năng công tố, với trách nhiệm là cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ của ngành, trong thời gian qua, Vụ 1C đã thực hiện tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý và kiểm tra đối với Viện kiểm sát địa phương, đảm bảo công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong nghành. Khi hồ sơ vụ án chuyển VKS địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên thụ lý đã phối hợp với Kiểm sát viên của đơn vị dự kiến được ủy quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tiến hành phúc cung tổng hợp. Đồng thời, Kiểm sát viên Vụ 1C đã chuyển hồ sơ trích cứu và dự thảo cáo trạng chuyển cho VKSND địa phương để cùng nghiên cứu và đóng góp ý kiến bổ sung trước khi ban hành cáo trạng truy tố.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, ngay từ đầu năm, Vụ 1C đã họp, thống nhất, phân công Kiểm sát viên, cán bộ theo dõi, quản lý địa bàn nắm tình hình vi phạm pháp luật về ma túy và theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm của VKS địa phương. Vì vậy, ngoài những việc địa phương tỉnh thị, trao đổi bằng văn bảo, có nhiều việc lãnh đạo, Kiểm sát viên Vụ 1C đã trực tiếp nắm tình hình thụ lý, giải quyết án của địa phương, đảm bảo việc giải quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật...
Hàng năm, đơn vị đã nghiên cứu và có văn bản trả lời thỉnh thị nhiều vụ án do Viện KSND địa phương thỉnh thị, trao đổi xin ý kiến về đường lối giải quyết vụ án, đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, được Viện kiểm sát địa phương chấp thuận, thống nhất thực hiện. Bên cạnh đó, đã nghiên cứu hồ sơ, đề xuất với lãnh đạo Viện KSND tối cao quyết định gia hạn tạm giam lần 3 đối với nhiều bị can và vụ án phạm tội về ma túy có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp do Viện KSND địa phương giải quyết.
Để việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án phạm tội về ma túy được thông suốt và đảm bảo chất lượng trong ngành Kiểm sát nhân dân, Vụ 1C đã trực tiếp nghiên cứu các bản cáo trạng và bản án do Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố gửi tới, thông qua nghiên cứu cáo trạng đã phát hiện một số cáo trạng của VKSND địa phương có thiếu sót, vi phạm chứng cứ và thủ tục tố tụng, đơn vị đã yêu cầu Viện kiểm sát địa phương kịp thời khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng công tác này, đáp ứng theo yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay,
Qua thực tiễn công tác của đơn vị chúng tôi nhận thức rằng: Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tố, tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra thì cần thiết phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Chú trọng các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các quyền hạn đó, nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên, cán bộ khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt tiêu chí xuyên suốt là bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật, chính xác, khách quan, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Tuy nhiên, để tăng cường trách nhiệm công tố theo yêu cầu cải cách tư pháp, bên cạnh việc thực hiện tốt các quyền được quy định trong luật tố tụng hình sự hiện hành cần phải có bước đột phá trong việc nghiên cứu sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự và các thể chế pháp luật khác theo hướng xây dựng một nên công mạnh, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi phạm tội đảm bảo cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình.
Thực hiện quan điểm của Đảng về tăng cường cải cách tư pháp tại Kết luật 79 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ: “Viện kiển sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay”. Đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu “Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sắt các hoạt động tư pháp”. Các văn kiện của đảng đều xác định rõ, trong điều kiện đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thì cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực của nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng.
Theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, Viện kiểm sát luôn được khẳng định là một cơ quan công tố duy nhất của Nhà nước ta, do Quốc hội thành lập, có vị trí độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Từ khi thành lập đến nay, Viện KSND luôn là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành. Qua thực tiễn thực hiện thời gian qua cho thấy, vị trí đó là phù hợp với thể chế chính trị, truyền thống pháp luật và điều kiện cụ thể ở nước ta, bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Là một đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện KSND tối cao, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, Vụ 1C có một số ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 như sau:
Để Viện KSND tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời gian tới thì cần có cơ chế kiểm sát các hoạt động tư pháp hữu hiệu. Qua thực tiễn hoạt động đã khẳng định: Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng tư pháp, là cơ quan có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và quyền năng tố tụng để thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp. Theo quan điểm của Vụ 1C, cần tiếp tục khẳng định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp như quy định tại Điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi.
Về vị trí của Viện kiểm sát trong bộ máy Nhà nước đề nghị tiếp tục quy định: Viện KSND là cơ quan tư pháp độc lập trong bộ máy nhà nước, được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, không phụ thuộc chính quyền địa phương, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Về nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát đề nghị tiếp tục quy định trong Hiến pháp là Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành và do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện KSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng VKSND các địa phương, Viện trưởng kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
 
Tìm kiếm