Ngày 23/6/2011 của Tòa án nhân dân Tp Thái Bình mở phiên tòa giải quyết vụ án về yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe, với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng gồm:
Nguyên đơn: anh Trần Văn Đính, sinh năm1974, trú quán xã Đông Động, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, là bố đẻ cháu Trần Văn Thành, sinh ngày 18/02/2006.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: chị Nguyễn Hồng Doan, sinh năm 1977, mẹ cháu Thành
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là ông: Phạm Ngọc Minh, sinh năm 1944, trú quán xã Đông Động, huyện Đông Hưng, Thái Bình.
Bị đơn: ông Nguyễn Văn Bản, sinh năm1942, trú quán số 240, Lê Thánh Tông, phường Bồ Xuyên, Tp. Thái Bình...
VKSND tỉnh Thái Bình: Kháng nghị bản án sơ thẩm
số 03 /2011/DS-ST ngày 23/6/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình
Ngày 23/6/2011 của Tòa án nhân dân Tp Thái Bình mở phiên tòa giải quyết vụ án về yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe, với sự tham gia của những người tiến hành tố tụng gồm:
Nguyên đơn: anh Trần Văn Đính, sinh năm1974, trú quán xã Đông Động, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, là bố đẻ cháu Trần Văn Thành, sinh ngày 18/02/2006.
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: chị Nguyễn Hồng Doan, sinh năm 1977, mẹ cháu Thành
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn là ông: Phạm Ngọc Minh, sinh năm 1944, trú quán xã Đông Động, huyện Đông Hưng, Thái Bình.
Bị đơn: ông Nguyễn Văn Bản, sinh năm1942, trú quán số 240, Lê Thánh Tông, phường Bồ Xuyên, Tp. Thái Bình.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: ông Phạm Văn Hoàng - Luật sư văn phòng luật sư Thái Bình - Đoàn luật sư Thái Bình, trú số 38 phố Hai Bà Trưng Tp Thái Bình tỉnh Thái Bình.
Nội dung vụ án: Cháu Trần Văn Thành bị ngã. Anh Trần Văn Đính (bố cháu Thành) đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa huyện Đông Hưng chụp X quang. Kết quả: cháu Thành bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay trái. Bệnh viện Đông Hưng yêu cầu anh Đính đưa cháu Thành đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình khám và điều trị. Anh Đính đưa cháu Thành đến phòng khám Ngoại - Chấn thương của ông Nguyễn Văn Bản, tại số 240, Lê Thánh Tông, Tp Thái Bình.
Ông Bản đã điều trị cho cháu Thành bằng phương pháp bó bột cố định vững, để tay gãy khỏi lắc lư, bột rạch dọc, mở rộng khe rạch.
Sau khi ông Bản điều trị, thương tích của cháu Thành không những không thuyên giảm mà sốt cao, tay sưng nhiều hơn. Ngày 17/3/2008, anh Đính phải đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái bình điều trị. Bệnh viện đã khám và làm thủ tục chuyển cháu Thành lên bệnh viện Nhi Trung ương điều trị vì cháu đã bị hoại tử cẳng tay trái, gãy trên lồi cầu xương cánh tay trái và chỉ định phải phẫu thuật ngay cho cháu.
Giám định số: 2200/C 21- P6 ngày 12/3/2010 của Viện khoa học Hình sự - Bộ Công an kết luận:..cháu Thành có các thương tổn do hậu quả hoại tử cẳng tay trái sau gãy trên lồi cầu xương cánh tay trái, mất ngón 1 bàn tay trái, hoại tử để lại sẹo co rúm, ảnh hưởng chức năng cẳng tay trái. Tổn hại sức khỏe là 34,88%.
Bản án nêu trên đã áp dụng các Điều 131, Điều 134 Bộ luật Tố tụng dân sự, các Điều 305, 308, 604, 605, 609 Bộ luật Dân sự; các Điều 3, 5, 11, 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, buộc:
Ông Nguyễn Văn Bản có trách nhiệm bồi thuờng cho cháu Trần Văn Thành (do anh Trần Văn Đính là đại diện hợp pháp): 21.258.000đ.
Bác yêu cầu của anh Đính về số tiền thuê xe, thuê nhà trong quá trình điều trị là 11.150.000 đồng.
Khoản yêu cầu về chi phí cấy ghép ngón tay trong tương lai của cháu Thành chưa có căn cứ giải quyết.
Sau khi kiểm sát bản án và các các tài liệu có trong hồ sơ, Viện kiểm sát nhân tỉnh Thái Bình thấy:
Ông Nguyễn Văn Bản khám chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa Ngoại - Chấn thương mặc dù đã có đã có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh do Sở y tế Thái Bình cấp (số 81/GCN/ST ngày 01/01/2005) nhưng đã vượt quá điều kiện và khả năng, trình độ cho phép, không tuân chỉ quy định về phạm vi chuyên môn được cho phép là:
a) Sơ cứu cấp cứu ban đầu ngoại khoa;
b) Khám và xử lý các vết thương thông thường;
c) Bó bột gãy xương nhỏ;
d) Tháo bột theo chỉ định của thầy thuốc bó bột.
Khi tiếp nhận cháu Thành, ông Bản không hướng dẫn anh Đính đưa cháu đến bệnh viện đa khoa Thái Bình khám và điều trị, mà giữ lại, tự khám và điều trị cho cháu Thành một cách sai quy định như đã nêu trên nên thương tích của cháu Thành, không khỏi mà còn nặng hơn. Lỗi thuộc về ông Bản do đã điều trị thương tích không đúng quy định, vượt quá khả năng chuyên môn, điều kiện của mình, gây nên hậu quả nghiêm trọng là hoại tử cẳng tay trái của cháu Thành.
Nguyên nhân hoại tử cẳng tay trái của cháu Thành do mạch máu thần kinh bị chèn ép giữa ổ gãy gây nên. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em là loại gãy thường gặp, tổn thương phức tạp, nếu không được cố định tốt, dễ dẫn đến chèn ép mạch máu, thần kinh.
Song quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân Tp Thái Bình do không áp dụng đầy đủ pháp luật (không áp dụng Thông tư 07/2007/TT-BYT ngày25/5/2007 của Bộ y tế hướng dẫn về hành vi, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân quy định về điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề), nên không xét đến phạm vi hành nghề, cũng như khả năng, điều kiện hành nghề của ông Bản có đúng quy định và được phép hay không, nên xác định lỗi do cả hai bên là hoàn toàn không đúng. Điều trị không đúng quy định, không điều trị kịp thời, làm cẳng tay trái của cháu Thành bị hoại tử là do lỗi của ông Bản nhưng Tòa đã bỏ qua. Do vậy ông Bản đương nhiên phải chịu trách nhiệm về thương tích sau chấn thương ngã ban đầu của nạn nhân và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân do hậu quả của hành vi mình gây ra.
Ngoài ra cháu Thành với thương tích trên đã phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình 62 ngày, bệnh viện Bỏng, Hà Nội 23 ngày, luôn phải có người chăm sóc (cháu 2 tuổi). Nhưng Tòa án không tính phần thu nhập bị mất cho người trông nom cháu là không đúng.
Cháu Thành 2 tuổi nên Tòa án tính tổn thất tinh thần cho cháu bằng 10 tháng lương tối thiểu là không thỏa đáng.Việc làm trên của Tòa án Tp. Thái Bình đã vi phạm nghiêm trọng Điều 609 Bộ luật Dân sự.
Mặt khác, cùng trong bản án nhưng ở phần Nhận định, Tòa khẳng định: ông Bản không có lỗi trong việc để xảy ra hoại tử cẳng tay trái cuả cháu Thành, nhưng ở phần Quyết định lại tuyên ông Bản phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cháu 21.588.000đ là không thống nhất.
Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra quyết định kháng nghị số11 QĐ/KNPT ngày 01/8/2011, đối với bản án số 03/2011/DSST ngày 23/6/2011 của Tòa án Tp Thái Bình theo thủ tục phúc thẩm và đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm sửa bản án theo hướng phân tích trên.
Ngày 9/11/82011 Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa công khai xét xử Phúc thẩm đối với bản án trên. Kết quả tại bản án số 18/2011/DS-PT cùng ngày Hội đồng xét xử đã nhận định:
“….hậu quả xảy ra cho cháu Thành lỗi phần lớn là do quá trình khám và điều trị của ông Nguyễn Văn Bản”
“Khoản tiền công chăm sóc cháu Thành trong 62 ngày điều trị ngoại trú ở bệnh viện đa khoa Thái Bình và 23 ngày điều trị ở Viện bỏng Lê Hữu Trác, cấp sơ thẩm chưa tính là thiếu sót”
“Khoản tiền tổn thất tinh thần chỉ chấp nhận ở mức 10 tháng lương tối thiểu đồng thời lại gộp chung vào với các khoản tiền bồi thường khác để chia đều cho ông Bản và anh Đính là chưa phù hợp. Vì vậy Hội đồng xét xử chấp nhận các yêu cầu của kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình.”
Hội đồng xét xử quyết định:- Sửa bản án sơ thẩm số 03/2011/DS-ST ngày 23/6/2011 của Tòa án nhân Tp Thái Bình: buộc ông Nguyễn Văn Bản phải bồi thường cho cháu Trần Văn Thành (do anh Trần Văn Đính làm đại diện) tổng số tiền là: 47.444.000 đồng; và chịu án phí dân sự : 2.372.200 đồng.
Thái Hưng