CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

HỘI NGHỊ GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

28/02/2013
Cỡ chữ:   Tương phản
Thực hiện Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII và Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28/12/2012 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992...
HỘI NGHỊ GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

 

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu khai mạc hội nghị
Thực hiện Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII và Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP ngày 28/12/2012 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ngày 28/02/2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành Kiểm sát nhân dân góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ở các điểm cầu: Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Hà Nội; Đại diện Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát quân sự trung ương và 63 Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Phó Trưởng ban Thường trực Ban biên tập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Cùng dự có đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Phước Tới, Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong, Bùi Mạnh Cường và đại diện Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trực thuộc Trung ương. Thành phần tham dự hội nghị gồm: Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trưởng phòng; Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương; Lãnh đạo Viện, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện của 63 Viện kiểm sát tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu tại hội nghị
 
Đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu tại hội nghị
 
 
 
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Viện KSND tối cao
Phát biểu khai mạc hội nghị, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, hiện nay nhân dân cả nước và các ngành, các cấp đang tích cực triển khai nghiên cứu, tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây là vấn đề trọng đại của đất nước; bởi lẽ, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, phản ánh ý chí và lợi ích của toàn dân tộc. Đồng chí Viện trưởng cho biết, thực hiện nhiệm vụ góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ngành Kiểm sát nhân dân đã khẩn trương tiến hành nhiều hoạt động như: Xây dựng và triển khai Kế hoạch lấy ý kiến trong toàn Ngành; phổ biến nội dung Dự thảo Hiến pháp và yêu cầu các cấp Kiểm sát quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia góp ý Hiến pháp; tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đóng góp ý kiến với nhiều hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả; mở chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin, tuyên truyền của Ngành nhằm thu hút, đăng tải các ý kiến tham gia. Trên thực tế đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của đông đảo cán bộ, công chức, người lao động ngành Kiểm sát đương chức cũng như đã nghỉ hưu. Bước đầu nghiên cứu, chuyển tải những nội dung cơ bản của Hiến pháp đã được Hội nghị Trung ương 5 thông qua và thể hiện trong các dự án luật mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao được phân công chủ trì soạn thảo như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự,… Những việc làm đó thể hiện thái độ nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân đối với quá trình xây dựng Hiến pháp. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nhận định, sửa đổi Hiến pháp là công việc rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến mỗi người dân và toàn xã hội, trong đó có thiết chế Viện kiểm sát nhân dân. Do vậy, các đại biểu cần phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, phát huy kiến thức, kinh nghiệm của mình tham gia thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến cụ thể, chất lượng cho hội nghị. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình bày tỏ, Hội nghị trực tuyến lần này của ngành Kiểm sát nhân dân có sự tham gia của cán bộ chủ chốt, kiểm sát viên ba cấp kiểm sát, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Ngành đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp, qua hội nghị này góp phần làm cho nhân dân hiểu sâu hơn về chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp, từ đó đóng góp tích cực vào việc sửa đổi Hiến pháp nói chung và chế định Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Thông qua Hội nghị góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của ngành Kiểm sát nhân dân, đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cám ơn sự quan tâm, tham dự hội nghị của đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; mong muốn với vị trí, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, các đồng chí theo dõi, ghi nhận và báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương, Quốc hội cùng cử tri cả nước những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Một số hình ảnh tại Hội nghị trực tuyến ngành Kiểm sát nhân dân góp ý kiến
 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo chương trình, hội nghị làm việc trong 01 ngày. Buổi sáng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn Ngành; buổi chiều, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thảo luận tại đơn vị về toàn bộ nội dung Dự thảo Hiến pháp. Kết quả thảo luận được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố để tổng hợp chung, báo cáo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các ý kiến thảo luận của đại biểu tại Hội nghị được đăng tải chi tiết tại chuyên mục “Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao để bạn đọc tham khảo.
Trường Thanh - Trường Giang
Tìm kiếm