CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Rút kinh nghiệm qua việc giám đốc thẩm vụ án Ngô Thị Phương, phạm tội: Sản xuất hàng giả

06/09/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự rút kinh nghiệm qua việc xét xử giám đốc thẩm vụ án Ngô Thị Phương, phạm tội làm hàng giả. Trang tin Viện kiểm sát tối cao trích đăng để bạn đọc tham khảo...
Rút kinh nghiệm qua việc giám đốc thẩm vụ án Ngô Thị Phương, phạm tội: Sản xuất hàng giả
Nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự rút kinh nghiệm qua việc xét xử giám đốc thẩm vụ án Ngô Thị Phương, phạm tội làm hàng giả. Trang tin Viện kiểm sát tối cao trích đăng để bạn đọc tham khảo.
Ngày 26/025/2008, Đội quản lý thị trường quận Tân Bình phát hiện và tạm giữ 14.916 áo thun lưới (trong đó có 12.440 áo thun nhãn hiệu ADIDAS và 2.476 áo thun nhãn hiệu NIKE), đóng kiện để xuât khẩu của Ngô Thi Phương, là giám đốc Công ty TNHH may và xuất nhập khẩu Hoàng Huỳnh ở số 101, Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình). Ngoài ra còn thu giữ 01 máy cắt, 01 bộ dập mẫu áo bằng bìa cát tông. Tạm giữ và giao cho chồng Phương là Huỳnh Ngọc Thái, quản lý 01 máy ép thủy lực tự chế.
Qua điều tra, hành vi làm giả hàng hóa của Ngô Thị Phương, thể hiện như sau: Từ tháng 12 năm 2007, thông qua giới thiệu là Lê Thị Hà, Nguyễn Tuấn Anh, kinh doanh quần áo tại Ukraine, đến đặt Phương may gia công áo thun lưới gắn nhãn hiệu ADIDAS và NIKE lương là 15.000đồng/cái, nhiều màu sắc khác nhau, giá 8000đ/cái. Tổng giá trị hợp đồng là 120.000.000đồng. Tuấn Anh ứng trước cho Phương 80.000.000đ( tương đương 70% giá trị lượng hàng hóa).
Phương đã mua vải và nguyên phụ liệu tại chợ Tân Bình, mang về cắt mẫu và đưa cho thợ ngoài may gia công với cách thức: Trải vải lên mặt bàn, dùng dập đo vẽ mẫu áo cho kín mặt vải , dùng máy cắt mỗi lần thành nhiều lớp, sau đó giao cho ông Cường ở Gò Vấp thêu Logo theo mẫu Tuấn Anh đưa, mỗi lần 1000 cái. Thực hiện xong, Cường giao lại cho Phương và nhận hàng mới về làm. Với loại hàng đã thêu, Phương giao cho thợ may bên ngoài để may gia công thành phẩm. Đến ngày 26/02/2008, Phương đã làm ra 14.916 áo thun lưới (gồm 12.440 áo thun nhãn hiệu ADIDAS và 2.476 áo thun nhãn hiệu NIKE), và dùng máy ép thủy lực dập, đóng kiện, gửi kho vận chuyển ra nước ngoài cho Nguyễn Tuấn Anh. Tính tổng chi phí thành phẩm 01 áo là 7.500đ, bán cho Tuấn Anh 8000đ, Phương lời 500đ/01 áo. Sau khi hàng được xuất đi, hai hãng ADIDAS và NIKE đã tố cáo và yêu cầu xử lý về hình sự với Ngô Thị Phương về hành vi làm giả hàng hóa và nhãn hiệu của hãng. Cục sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và Công nghệ xác nhận: Nhãn hiệu ADIDAS và NIKE đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng ký quốc tế. Giá bán áo thun nhãn hiệu ADIDAS trên thị trường Việt Nam là 500.000đ/cái (hàng thật) và áo thun nhãn hiệu NIKE là 630.000đ/cái (hàng thật). Như vậy, số áo thun Phương làm ra, tính theo giá trị hàng thật, là: 12.440 cái x 500.000đ/cái, thành tiền là 6.220.000đồng và 2.476 cái áo thun NIKE x 630.000đ cái, thành tiền là 1.559.880.000đ. Tổng lô hàng trên trị giá là 7.779.880.000đ. Giám định số 466 ngày 09/9/2008 của Phòng kỹ thuật hình sự, công an Tp Hồ Chí Minh kết luận: Nhãn hiệu Lôgô ADIDAS và NIKE do Ngô Thị Phương sản xuất không trùng giống với nhãn hiệu Lôgô do Công ty ADIDAS và NIKE cung cấp). Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận Tân Bình kết luận: “ Áo thun lưới không cổ, hàng Việt Nam giả nhãn hiệu ADIDAS và NIKE là 10.000đồng /01 cái”. Như vậy tổng giá trị hàng hóa vi phạm bị tạm giữ trên đây có giá trị 14.916 cái x 10.000đồng, thành tiền là 149.160.000đồng.
Tòa án nhân dân quận Tân Bình, tại bản án HSST số 21 ngày 22/01/2010 đã áp dụng khoản 1, khoản 4, Điều 156; các điểm g, p khoản 1, khoản 2, Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Ngô Thị Phương 2 năm 6 tháng tù về tội “ Sản xuất hàng giả”, phạt tiền bổ sung: 5000.000 đồng.
Khi nhận được bản án, bị cáo Ngô Thị Phương kháng cáo, xin hưởng án treo.
Tòa phúc thẩm hình sự, Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh tại bản án HSPT số 263 ngày 31/5/2010, áp dụng khoản 1, Điều 156, các điểm g, p khỏan 1, khoản 2, Điều 46; khoản 1, khoản 2, Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt Ngô Thị Phương 2 năm 6 tháng tù, về tội “ Sản xuất hàng giả” nhưng cho hưởng án treo thử thách 5 năm kể từ ngày tuyên án.
Sau khi nghiên cứu hai bản án trên, và đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm, ngày 28/10/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định kháng nghị số 28/QĐ/VKSTC - V3 đối với bản án hình sự phúc thẩm số 263, ngày 31/5/2010 của Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh, và bản án sơ thẩm số 21, ngày 22/01/2010 của Tòa án nhân dân quận Tân Bình; yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy các bản án trên; giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 26/7/2011, tại phiên tòa giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành quyết định số 23 chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tuyên hủy hai bản án hình sự trên đây để điều tra lại, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm của vụ án này:
Khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào số tiền 149.160.000đ, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận Tân Bình kết luận mà áp dụng khoản 1, Điều 156 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo là không chính xác, không đúng pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định, khi định giá tài sản là định giá hàng hóa thật bán trên trên trường. Còn hàng hóa giả không được phép bán trên thị trường nên không thể lấy cơ sở đó định giá tài sản. Hội đồng định giá trong tố tụng quận Tân Bình lấy giá trị hàng hóa giả trên làm căn cứ định giá là không đúng với quy định của pháp luật.
Không những thế, với tài liệu trong hồ sơ vụ án, nếu căn cứ vào số lượng hàng hóa giả mà Ngô Thị Phương sản xuất ra tương đương với số lượng hàng thật cả hai loại áo có tổng giá trị 7.779.880.000đ để xét xử bị cáo theo điểm a, khoản 3, Điều 156 Bộ luật hình sự cũng không hề có căn cứ. Bởi lẽ việc xác định giá trị của hàng hóa thật của hai loại áo trên là 7.779.880.000đ, chỉ dựa trên công văn của văn phòng luật sư Đoàn Hồng Sơn (Công ty ADIDAS ủy quyền) và văn phòng Đại diện thường trú của hãng NIKE tại Tp Hồ Chí Minh, mà không có sự thẩm định, định giá của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự là không đúng các quy định của pháp luật về định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Thái Hưng 
Tìm kiếm