Báo Phụ nữ Việt Nam số 60, ngày 20/5/2011, có bài: “Bé gái 8 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội bị xâm hại: Có dấu hiệu phạm tội” của tác giả Nam Thanh, nội dung: chị Hoàng Thị Ngọc Loan tạm trú tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh tố cáo vào ngày 06/02/2011, ông Nguyễn Xuân B, sinh 1964 là hàng xóm đã có hành vi quan hệ tình dục với cháu MA, sinh 2003 là con của chị. Qua kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và kết quả điều tra ban đầu của Công an huyện Mê Linh có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Nguyễn Xuân B có dấu hiệu phạm tội hình sự. Tuy nhiên, đã hơn 3 tháng vụ việc vẫn chưa được khởi tố, điều tra khiến gia đình chị và dư luận địa phương rất bức xúc...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(từ ngày 20/5/2011 đến 26/5/2011)
Báo Phụ nữ Việt Nam số 60, ngày 20/5/2011, có bài: “Bé gái 8 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội bị xâm hại: Có dấu hiệu phạm tội” của tác giả Nam Thanh, nội dung: chị Hoàng Thị Ngọc Loan tạm trú tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh tố cáo vào ngày 06/02/2011, ông Nguyễn Xuân B, sinh 1964 là hàng xóm đã có hành vi quan hệ tình dục với cháu MA, sinh 2003 là con của chị. Qua kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an và kết quả điều tra ban đầu của Công an huyện Mê Linh có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Nguyễn Xuân B có dấu hiệu phạm tội hình sự. Tuy nhiên, đã hơn 3 tháng vụ việc vẫn chưa được khởi tố, điều tra khiến gia đình chị và dư luận địa phương rất bức xúc.
Báo Đời sống và Pháp luật số 61, ngày 21/5/2011, có bài “Nghi án bé gái 8 tuổi bị hàng xóm xâm hại tình dục” của tác giả Long Nguyễn cũng có bài nêu và phân tích về vụ việc trên.
Yêu cầu VKSND Tp. Hà Nội kiểm tra vụ việc, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Lao động số 113, ngày 20/5/2011, có bài: “Quyết tâm “bất thường” của Chi cục thi hành án quận Hai Bà Trưng” của tác giả Trịnh Xuân và Trần Thanh, nội dung: ngày 21/12/2010, Tòa kinh tế TAND tối cao có Quyết định Giám đốc thẩm số 18 hủy Quyết định số 143/2007/QĐST-KDTM của TAND thành phố Hà Nội về việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội và Công ty TNHH Bắc Sơn). Theo đó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội phải ra Quyết định đình chỉ thi hành án. Tuy nhiên, Thủ trưởng Cơ quan này vẫn thực hiện thi hành án đối với ngôi nhà 194 phố Huế là vi phạm điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Luật sư và dư luận cho rằng liệu phía sau sự “quyết tâm” bất thường này của Cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng có điều gì uẩn khúc.
Yêu cầu VKSND Tp. Hà Nội kiểm tra vụ việc trên báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ 10, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 141, ngày 21/5/2011, có bài: “Khó định tội vẫn truy tố” của tác giả Huy Hoàng, nội dung: vụ án Nguyễn Văn Quảng ở thôn Thanh Gia, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Nam khởi tố và VKSND tỉnh Hà Nam truy tố về tội Sản xuất hàng cấm (Pháo nổ). Sau 2 lần thay đổi Cáo trạng, Nguyễn Văn Quảng và đồng phạm bị truy tố về tội Buôn bán hàng cấm. Đến nay các cơ quan tố tụng ở tỉnh Hà Nam vẫn lúng túng không biết pháo hoa mà Quảng sản xuất có phải là hàng cấm hay không?. Ngày 16/8/2010, lần đầu tiên phiên tòa được mở sau đó bị hoãn. Nhiều lần Viện kiểm sát đề nghị hoãn phiên tòa, có lần Viện kiểm sát còn vắng mặt tại Tòa không có lý do. Đến nay đã qua 9 lần hoãn phiên tòa vụ án vẫn chưa được xét xử.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh số 134, ngày 21/5/2011, có bài: “Bị cáo kêu oan, luật sư đề nghị tuyên vô tội” của tác giả Thanh Lưu; số 135 ngày 23/5/2011, có bài: “Không chứng minh được thì phải tuyên vô tội” và số 136, ngày 25/5/2011, có bài: “Lê Bá Mai vô tội” của tác giả Ngô Thái Bình đều có nội dung: vụ án Lê Bá Mai bị khởi tố điều tra về tội Hiếp dâm, Giết người từ tháng 11/2004. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử và tuyên Mai mức án tử hình. Sau khi có Kháng nghị Giám đốc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao xử theo thủ tục Giám đốc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, phúc thẩm đểđiều tra, xét xử lại từ cấp sơ thẩm. Ngày 18/5/2011, TAND tỉnh Bình Phước đã đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm lần thứ 3. Mặc dù tại phiên Tòa, các chứng cứđể kết tội bị cáo còn chưa vững chắc; quá trình điều tra có nhiều sai sót về tố tụng nhưng Công tố viên vẫn đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Lê Bá Mai mức án tử hình. Ngày 24/5/2011, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên bị cáo Lê Bá Mai không phạm tội và trả tự do ngay tại Tòa sau hơn 2000 ngày bị tạm giam.
Các báo: Công Lý, Tiền Phong, Tuổi trẻ… số ra ngày 25/4/ 2011 đều phản ánh nội dung phiên tòa trên.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ 1A, Vụ 3, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 145, ngày 25/5/2011 có bài: “Có dấu hiệu vụ án hình sự” của nhóm phóng viên, nội dung: khoảng 19 giờ 45 phút ngày 15/5/2011, tại khu vực 6, phường Bình Thủy, Tp. Cần Thơ, một trụ cột bê tông cắm trên sông Bình Thủy đã bị đổ và đè trúng thuyền chở gạch của gia đình anh Dương Đắc Thắng đang chạy qua; hậu quả làm chị Phan Thị Bích Hạnh và cháu Dương Thị Diễm Hằng là vợ, con gái anh Thắng bị chết. Cột bê tông này do Công ty xây dựng 586 thi công phục vụ cho xây dựng cầu Bình Thủy 2 (Sở Giao thông Vận tải Tp. Cần Thơ là chủ đầu tư) nhưng không sử dụng nữa. Mặc dù Chính quyền địa phương đã yêu cầu Công ty phải dỡ bỏ cột bê tông này vì gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi qua nhưng không được quan tâm. Dư luận địa phương cho rằng vụ việc xảy ra gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần điều tra xem xét trách nhiệm của những người có liên quan về tội “Cản trở giao thông đường thủy”.
Yêu cầu VKSND Tp. Cần Thơ kiểm tra vụ việc trên báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Lao động số 118, ngày 26/5/2011, có bài: “Kết luận thanh tra Vinashin: chuyển 9 vụ việc sang Cơ quan điều tra” của tác giả Lam Sơn, nội dung: Sau khi kết thúc thanh tra tại tập đoàn Vinashin, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết ông đã kiến nghị Cơ quan điều tra giải quyết theo thẩm quyền 9 vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Trong đó có nội dung liên quan đến quá trình đang điều tra và có một số nội dung mới như: Việc cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm trong việc dùng 1.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu quốc tế để mua nợ của Ngân hàng Đầu tư phát triểnViệt Nam, trong đó có nhiều khoản nợ xấu; vụ Thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái trong dự án đóng tàu Dung Quất giai đoạn 1, gây thiệt hại 59 tỷ đồng; việc Thiếu trách nhiệm và có dấu hiệu tham nhũng trong chuyển nhượng cổ phiếu.
Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh số 137, ngày 26/5/2011, có bài “Có dấu hiệu tham nhũng ở Vinashin” của tác giả Nghĩa Nhân cũng nêu về một số nội dung trong kết quả thanh tra tại Tập đoàn Vinashin và khẳng định có dấu hiệu tham nhũng, vụ lợi và đã kiến nghị điều tra, làm rõ.
Yêu cầu vụ 1, Vụ 1B nắm kết quả thanh tra trên phục vụ công tác điều tra, mở rộng vụ án, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để tổng hợp, theo dõi.
Báo Đời sống và Pháp luật số 62, ngày 24/5/2011, có bài “ 500.000 USD chạy án cho anh em “ông trùm vùng biên” Phương “Ninh hột” và số 63 ngày 26/5/2011 có bài “Vì sao anh em Phương “Ninh hột ” được giảm án”nêu về việc khi Nguyễn Tiến Phương (tức Phương “Ninh hột”) và Nguyễn Tiến Chung là em trai Phương cùng đồng phạm bị bắt về tội Giết người, có nguy cơđối mặt với án tử hình nên vợ Nguyễn Tiến Chung là Đỗ Thị Phương đã tìm cách chạy án cho 2 anh em Phương. Qua người giới thiệu Đỗ Thị Phương đã gặp một người tên là T ở Hải Dương là người quen biết nhiều quan chức có khả năng giải quyết cho 2 anh em Phương thoát án tử hình. Đỗ Thị Phương đã tin tưởng giao cho T 500.000 USD để chạy án nhưng khi xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Quảng Ninh vẫn tuyên 2 anh em Phương mức án tử hình. Do đó Phương đã nhiều lần đòi tiền T nhưng T chỉ trả lại được 200.000 USD còn lại T không trả vì cho rằng đã đưa cho ngưòi khác để chạy án nên không còn tiền để trả. Vì vậy Đỗ Thị Phương đã thuê một nhóm côn đồ bắt cóc T, giam lỏng T gần 1 tháng. Gia đình T đã có đơn gửi Cơ quan điều tra và Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, hiện đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội “bắt giữ người trái pháp luật”, đang xem xét để khởi tố một sốđối tượng khác về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ và tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thu Hương.