Về công tác kiểm sát:
- Thủ trưởng các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ với Lãnh đạo Viện để chỉ đạo hoàn thiện một số chuyên đề phục vụ Hội nghị tổng kết công tác Kiểm sát năm 2010:
Vụ THQCT&KSĐT án kinh tế chức vụ (Vụ 1) xây dựng chuyên đề đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự (theo Điều 25 BLHS) để xây dựng báo cáo rút kinh nghiệm trong Ngành;
Vụ THQCT&KSĐT án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A) xây dựng chuyên đề công tác kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm;
Vụ THQCT&KSĐT án tham nhũng (Vụ 1B) chủ trì phối hợp với các Vụ THQCT&KSĐT xây dựng chuyên đề về án uỷ quyền, án chuyển Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Vụ THQCT&KSĐT án an ninh (Vụ 2) chuyên đề về nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh.
Vụ THQCT&KSXX hình sự (Vụ 3) chuyên đề về Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp...
Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND tối cao về các tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
Về công tác kiểm sát:
- Thủ trưởng các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề nghiệp vụ với Lãnh đạo Viện để chỉ đạo hoàn thiện một số chuyên đề phục vụ Hội nghị tổng kết công tác Kiểm sát năm 2010:
Vụ THQCT&KSĐT án kinh tế chức vụ (Vụ 1) xây dựng chuyên đề đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự (theo Điều 25 BLHS) để xây dựng báo cáo rút kinh nghiệm trong Ngành;
Vụ THQCT&KSĐT án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A) xây dựng chuyên đề công tác kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm;
Vụ THQCT&KSĐT án tham nhũng (Vụ 1B) chủ trì phối hợp với các Vụ THQCT&KSĐT xây dựng chuyên đề về án uỷ quyền, án chuyển Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Vụ THQCT&KSĐT án an ninh (Vụ 2) chuyên đề về nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh.
Vụ THQCT&KSXX hình sự (Vụ 3) chuyên đề về Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại các phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp.
- Từ nay đến hết năm 2010, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đối với các Viện kiểm sát địa phương khi thấy thật cần thiết hoặc kiểm tra theo yêu cầu đột xuất để tập trung tham gia đoàn kiểm tra công tác của Lãnh đạo VKSND tối cao đối với một số Viện kiểm sát địa phương.
- Tham gia đoàn kiểm tra của lãnh đạo Viện gồm lãnh đạo các đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện khoa học kiểm sát và trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm sát Hà Nội (phía Bắc) và Phân hiệu TP Hồ Chí Minh (ở phía Nam sẽ có các quyết định riêng).
- Văn phòng và Vụ 11 rà soát công tác chuẩn bị triển khai xây khai xây dựng trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thuê trụ sở làm việc cho các đơn vị trực thuộc VKSNDTC để báo cáo tập thể lãnh đạo Viện cho ý kiến.
Về các tin liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 08/10/2010 đến 14/10/2010
Báo Công Lý số 81 ngày 09/10/2010 có bài: “Chấp hành viên “âm thầm” thi hành án” của An Dương. Nội dung báo nêu: Chi cục Thi hành án huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ra Quyết định THA số 954/QĐ THA ngày 16/3/2010 về việc thi hành bản án số 330/2009/DS-PT ngày 10/12/2009 của TAND tỉnh Bình Dương buộc ông bà Nguyễn Văn Ngó, Võ Thị Chóe giao cho bà Nguyễn Thị Tư sử dụng 5.462,5m2 đất và cây trồng tại ấp Bến Chùa. Tuy nhiên, Chi cục THA Dầu Tiếng đã không thực hiện việc thông báo theo quy định mà đã tổ chức lực lượng đến nhà ông bà Ngó, Chóe cưỡng chế việc giao đất. Bà Chóe có đơn đề nghị xem xét xử lý những sai phạm của Chi cục THA huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Dương kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 10 theo dõi.
Cũng số báo này có bài: “Hơn một năm chưa có kết quả” của Hồng Sơn. Nội dung bài viết: VKSND tỉnh Thanh Hóa có quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can là bà Nguyễn Thị Lan, ở phố Lê Hoàn, phường Ba Đình, Tp Thanh Hóa. Bà Lan đã gửi nhiều đơn yêu cầu VKSND tỉnh Thanh Hóa bồi thường cho bà theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003. VKSNDTC đã có công văn yêu cầu Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo giải quyết vụ việc trên, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Yêu cầu đồng chí Vụ trưởng Vụ 1 báo cáo lãnh đạo Viện phụ trách khối để chỉ đạo giải quyết sớm.
Báo Đời sống và Pháp luật số 84 ngày 09/10/2010 có bài: “8 năm “địa ngục” qua lời kể của nạn nhân” của Hồng Điệp. Nội dung báo nêu: Hai cha con ông Nguyễn Văn Minh (SN 1951) và Nguyễn Trung Trung (SN 1979), trú tại tổ1, thôn Thuận Hòa 2, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước có hành vi cưỡng dâm cháu Nguyễn Thị G (SN 1996) từ năm 2003, lúc đó cháu G đang học lớp 2. Suốt 8 năm cha con ông Nguyễn Văn Minh đã hiếp dâm cháu G và hậu quả đến nay cháu G đã có thai. Ngày 03/10/2010 các cơ quan tố tụng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Minh và Trung.
Yêu cầu Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước kiểm sát điều tra vụ án và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 285 ngày 12/10/2010 có bài: “Sảy thai vì bịđánh” của Minh Văn. Nội dung báo nêu: Ngày 20/10/2007, Đỗ Thị Bống cùng các con là Trần Xuân Ngọc, Trần Thị Thu và Trần Thị Thủy ở xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đến nhà chị Nguyễn Thị Sinh hành hung, chị Sinh bị xảy thai và bịđa chấn thương vùng đầu, gáy, đùi và bị vỡ xương chêm cổ chân trái. Chị Sinh đã ba lần giám định tại các cơ quan pháp y, kết quả giám định đều có tỷ lệ tổn hại sức khỏe từ 13% trở lên. Tháng 8/2008 vụ án được khởi tố nhưng đến tháng 04/2010 Công an huyện Bình Lục lại yêu cầu chị Sinh giám định lại, lần giám định này kết luận chị Sinh bị tổn hại 2% sức khỏe. Tháng 8/2010 vụ án được TAND huyện Bình Lục đưa ra xét xử hai lần nhưng phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Vụ việc đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hà Nam kiểm tra, chỉđạo giải quyết vụ án, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Báo Lao Động số 236ngày 12/10/2010 có bài: “Cán cân lệch về…kẻ lừa đảo” của Lê Thanh Phong. Nội dung bài viết: Bà Vương Thịnh cùng ông Phan Hoan, Phan Hùng, Phan Xường và bà Phan Khoành Hưng, Phan Thị Phùng cùng đồng thừa kế mảnh đất số 403 bao gồm các căn nhà số 42-44, 50-52 đường Hòa Bình và số 1-3-5-7-9-11 đường Đề Thám, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tất cảđã ủy quyền cho ông Xường đứng tên để làm giấy CNQSDĐ nhưng năm 2003 ông Xường đã tự ý chuyển nhượng đất cho bà Huỳnh Thị út Lan trong khi chưa được cấp giấy CNQSDĐ. TAND TP Cần Thơđã xét xử chấp nhận quan hệ mua bán, chuyển nhượng giữa ông Xường và bà Lan. Tháng 4/2010 TANDTC đã xét xử phúc thẩm vụ án và nhận định hành vi của ông Xường là gian dối và bản án sơ thẩm có nhiều sai phạm nhưng lại tuyên y án sơ thẩm. Ngày 22/7/2010 ủy ban Tư pháp Quốc Hội có văn bản số 406/UBTP12 đề nghị Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC xem xét lại bản án trái pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm.
Yêu cầu VKSND Tp Cần Thơ báo cáo VKSNDTC. Vụ 5 kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ việc.
Báo Bảo vệ Pháp luật số 82 ngày 12/10/2010 có bài: “Bản án đã khách quan?” của Công Tâm. Nội dung báo nêu: Ông Lê Văn Lưu và bà Võ Thị Hiến, ở khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An có con trai là Lê Văn Trung bị Nguyễn Cảnh Toàn đâm chết đêm ngày 09/01/2010. TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử và tuyên phạt Toàn 8 năm tù về tội giết người. Tuy nhiên, phiên tòa xét xử không triệu tập các nhân chứng quan trọng như: Nguyễn Văn Dũng, Hoàng Thị Kim Loan và Hoàng Thị Thơm là những người có mặt khi xảy ra vụ án. Ông Lưu và bà Hiến có đơn khiếu nại đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm.
Yêu cầu VKSND tỉnh Nghệ An báo cáo VKSNDTC. Vụ 3 hướng dẫn xử lý vụ án.
Báo Công Lý số 82ngày 13/10/2010 có bài: “Gia đình nạn nhân vẫn khiếu nại” của Huy Anh. Nội dung báo nêu: Ngày 05/4/2009 Cảnh sát 113 tỉnh Hà Giang đã bắt quả tang vụ tổ chức đánh bạc tại nhà ông Vi Văn Mộc ở thôn Bản Thẩm, xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và bắt giữ 4 đối tượng, còn một số bỏ chạy trong đó có Phúc Văn Chế nhảy xuống ao và đã chết. Công an tỉnh và VKSND tỉnh Hà Giang đã có công văn trả lời khiếu nại cho gia đình nạn nhân về nguyên nhân cái chết của Phúc Văn Chế là do ngạt nước. Nhưng gia đình nạn nhân vẫn tiếp tục khiếu nại và đưa ra những nghi vấn yêu cầu xem xét, giải quyết: Tại biên bản giám định pháp y có ghi: Khám nghiệm bên trong lòng khí quản có dịch và dị vật; phổi phù nề và xung huyết, không thấy ghi trong lồng ngực nạn nhân có nước, nạn nhân chết ở thời điểm nào…
Yêu cầu VKSND tỉnh Hà Giang kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh số 278 ngày 13/10/2010 có bài: “Bảo vệ VKS chạy án, chưa rõ tội gì” của Tấn Tài. Nội dung báo nêu: Lê Văn Mãi là bảo vệ của VKSND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương được Lãnh đạo VKS phân công giúp việc thêm ở bộ phận kiểm sát án hình sự (không có văn bản). Năm 2009, VKS huyện Phú Giáo thụ lý kiểm sát vụđánh bạc của H và đồng bọn. Mãi được giao xem xét hồ sơ và thấy hành vi của H sẽđược đình chỉđiều tra nên đã liên lạc với H ra điều kiện chi tiền để Mãi chạy cho không bị truy tố, giá thỏa thuận là 10 triệu đồng. Sau đó H đã tố giác Mãi và ngày 23/9/2009, Mãi đã bị bắt quả tang khi đang nhận 10 triệu đồng của H. Công an và VKS huyện Phú Giáo đã khởi tố, truy tố Mãi về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. TAND huyện Phú Giáo cho rằng Mãi đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo và trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Dương kiểm tra việc bố trí bảo vệ làm án và báo cáo VKSNDTC. Vụ 9 theo dõi.
Báo Tiền phong số 288 ngày 15/10/2010 có bài: “về việc nhà báo Phan Hà Bình bị bắt giữ” của BBT báo Tiền phong. Nội dung báo nêu: Ngày 14/10/2010 Cục an ninh Điều tra Bộ công an phía Nam bắt giữ nhà báo Phan Hà Bình (bút danh là Hà Phan), có hành vi nhận hối lộ 220 triệu đồng của Công ty cổ phần xi măng Sài Gòn, Tân Kỳ thuộc tập đoàn Đầu tư Sài Gòn. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Yêu cầu VKSND Tp Hồ Chí Minh nắm tình hình, xử lý vụ việc trên và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1B theo dõi.
Thu Hương