1. Trong thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc cán bộ trong ngành vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiệp vụ, tính chất vi phạm có việc nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, vì vậy ngày 31/8/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 317 về việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục công chức, viên chức.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung Công văn này đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị; thực hiện nghiêm túc và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện Công văn số 317/VKSTC ngày 31/8/2010 nói trên.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặc biệt nhấn mạnh Thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị, các Viện kiểm sát địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị mình theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ và Hướng dẫn số 12/HD-VKSTC ngày 18/02/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...
Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO VKSND TỐI CAO VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KSND
I. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Trong thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc cán bộ trong ngành vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiệp vụ, tính chất vi phạm có việc nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, vì vậy ngày 31/8/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 317 về việc tăng cường công tác quản lý, giáo dục công chức, viên chức.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung Công văn này đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị; thực hiện nghiêm túc và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện Công văn số 317/VKSTC ngày 31/8/2010 nói trên.
Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đặc biệt nhấn mạnh Thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị, các Viện kiểm sát địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm trong đơn vị mình theo quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ và Hướng dẫn số 12/HD-VKSTC ngày 18/02/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Yêu cầu Vụ Khiếu tố theo dõi chặt chẽ, đôn đốc các đơn vị trong Ngành giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, nhất là các loại đơn do Đại biểu Quốc hội, cơ quan Quốc hội, cơ quan Đảng chuyển đến, đơn về các vụ việc bức xúc kéo dài. Trong báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng tuần, cần báo cáo rõ hơn kết quả và tiến độ giải quyết đơn của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
II. Về các tin điểm báo liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 02/9/2010 đến 10/9/2010
1. Báo Đời sống và Pháp luật số 23ngày 05/9/2010 có bài: “Đau lòng chuyện vợ chồng mâu thuẫn, mẹ quăng con xuống nước” của Nguyễn Trường Giang. Nội dung báo nêu: Ngày 28/8/2010 tại ấp 1 xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, người dân phát hiện cháu Nguyễn Thiện Mỹ (01 tháng 09 ngày tuổi) chết dưới mương nước. Quá trình điều tra, ngày 30/8/2010 chị Nguyễn Thị Cẩm Tú (mẹ đẻ cháu Mỹ) đã thú nhận, do mâu thuẫn với chồng nên đã đem vứt con xuống mương nước cách nhà 100m. Tuy nhiên vụ án còn một số vấn đề chưa được làm rõ về sự không thống nhất trong lời khai của chị Tú.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bến Tre kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
2. Báo Tuổi Trẻ số 242 ngày 07/9/2010 có bài: “Kinh hoàng các vụ giết người trộm chó” của Vũ Toàn. Nội dung báo nêu về một số vụ đối tượng trộm chó bị người dân đánh chết một cách dã man, như:
Ngày 29/8/2010, người dân xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bắt được hai đối tượng trộm chó là Nguyễn Đình Hồng và Nguyễn Đình Dũng, trú tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; đã đốt cháy xe máy, đánh Dũng và Hồng gây tử vong.
Ngày 07/6/2010 Nguyễn Đình Phong trú ở xóm 3, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cùng một đối tượng khác đi câu trộm chó ở xã Hưng Đông, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An. Nhân dân trong xã đuổi bắt được Phong và đánh chết, sau đó kéo Phong ra đồng đổ xăng đốt cả người và xe máy.
Yêu cầu VKSND tỉnh Nghệ An kiểm sát việc giải quyết các vụ việc trên và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
3. Báo Đời sống và Pháp Luật số 70 ngày 07/9/2010 có bài: “Một bị án chết trong trại giam” của Chí Vũ. Nội dung bài báo nêu về vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai liên quan đến 07 thanh thiếu niên ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Vụ án đã được Chủ tịch Nước đề nghị VKSNDTC xem xét lại. Trong khi đang chấp hành hình phạt tại Trại giam A2 Đồng Găng, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa thì ngày 04/9/2010 bị án Tôn Đức Khương đã chết.
Yêu cầu Vụ 3 khẩn trương kiểm tra và báo cáo Lãnh đạo phụ trách khối.
4. Báo Thanh niên số 250 ngày 7/9/2010 có bài: “Bị hại lại còn bị đánh đập dã man” của Trương Hoa. Nội dung báo nêu: Ngày 27/8/2010 cháu N.V.A (16 tuổi) có hành vi giao cấu với cháu P.T.D (6 tuổi) là con của chị V.T.T ở thôn 13, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cháu A cũng đã khai nhận là có thực hiện hành vi đó với cháu D. chị T bế con sang nhà anh Nguyễn Văn T (là bố của cháu A) báo cho gia đình để giải quyết sự việc nhưng đã bị gia đình anh T đuổi đánh, gây thương tích cho hai mẹ con chị T. Đến nay chị T vẫn phải điều trị dài ngày do bị tổn thương nặng phần sống lưng. Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hà Tĩnh kiểm sát việc giải quyết vụ việc trên và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Thu Hương