1. Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh số 231 ngày 27/8/2010 có bài: “Nghi án lọt tội phạm một vụ chuyển tiền” của Đức Trí- Hồng Tú. Nội dung báo nêu: Năm 2009, Lâm Văn Phúc và Nguyễn Văn Hiệp trú tại huyện An Phú, tỉnh An Giang làm nghề chạy xe ôm đã chuyển số tiền 90.000 USD và 285.000 AUD của đối tượng ở thị xã Châu Đốc, An Giang sang Campuchia, và đã bị bắt giữ...
Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao
về thông tin trên báo chí liên quan
đến ngành Kiểm sát nhân dân
1. Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh số 231 ngày 27/8/2010 có bài: “Nghi án lọt tội phạm một vụ chuyển tiền” của Đức Trí- Hồng Tú. Nội dung báo nêu: Năm 2009, Lâm Văn Phúc và Nguyễn Văn Hiệp trú tại huyện An Phú, tỉnh An Giang làm nghề chạy xe ôm đã chuyển số tiền 90.000 USD và 285.000 AUD của đối tượng ở thị xã Châu Đốc, An Giang sang Campuchia, và đã bị bắt giữ. TAND huyện An Phú, tỉnh An Giang xét xử tuyên phạt Phúc 2 năm 9 tháng tù, Hiệp 2 năm 6 tháng tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra lại không xác minh, làm rõ đối tượng có liên quan đến việc vận chuyển tiền này, mặc dù Công ty TNHH Phú Lâm đã có công văn gửi Công an huyện An Phú để xin lại số tiền trên mà Công ty đã thuê Phúc và Hiệp chuyển tiền cho Công ty ở Campuchia.
Yêu cầu VKSND tỉnh An Giang kiểm tra chỉ đạo giải quyết và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1 theo dõi kết quả giải quyết.
2. Báo Pháp luật Việt nam số 239 ngày 27/8/2010 có bài: “Đi đòi nợ, 6 người bị tù oan” của Xuân Bính. Bài báo nêu: Ông Phạm Quốc Hùng, Phạm Thị Kim Thoa vay số tiền 100 triệu đồng của bà Nguyễn Thị Thảo Sương ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, với lãi xuất 0,4%/tháng trong thời hạn 4 tháng. Quá hạn vợ chồng ông Hùng không thanh toán trả nợđược và đã thế chấp bằng tài sản cho bà Sương. Tháng 2/2009 bà Sương cùng 5 người nhà đến nhà ông Hùng lấy số tài sản thế chấp theo cam kết và có báo với chính quyền thị trấn Định Quán biết. Công an thị trấn đã lập biên bản và giao lại ngay tài sản cho gia đình ông Hùng quản lý. Tuy nhiên Cơ quan Công an huyện Định Quán đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Sương cùng 5 người nhà bà về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và VKS đã truy tố với mức án cao nhất đến 10 năm tù. Tòa án huyện Định Quán đã trả lại hồ sơ vì việc truy tố vi phạm nhiều quy định pháp luật.
Yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Nai kiểm tra chỉđạo giải quyết vụ án và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi chỉ đạo.
Cũng trong số báo này có bài: “Chứng cứ “tố” Công an bị bỏ qua?” của Trần Nguyên. Nội dung báo nêu Ngày 21/12/2008, Trịnh Văn Chí, Nguyễn Sơn Tùng và Nguyễn Ngọc Duệở xã Hà Tĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bắt đối tượng Phạm Văn Ngân đánh trộm cá, giải về Công an xã xử lý, sau đó đã bị TAND huyện Hà Trung xét xử về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người tuyên phạt Chí 9 năm tù; Duệ, Tùng mỗi người 8 năm 6 tháng tù. Các bị cáo kêu oan vì chỉđánh cảnh cáo đối tượng, còn Ngân bị chết là do Nguyễn Văn Tiệp và Hà Văn Cắc đánh Ngân tại phòng trực Công an xã, sự việc có anh Mão và anh Huệ làm chứng. TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử tuyên hủy án đểđiều tra lại, tuy nhiên phiên tòa sơ thẩm lần 2 cũng không làm rõ được các đối tượng trên, HĐXX lại tiếp tục trả lại hồ sơđiều tra bổ sung.
Yêu cầu VKSND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ án và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
3. Báo Pháp Luật Việt Nam số 241 ngày 29/8/2010 có bài: “Hai cấp Tòa án xét xử dựa trên tài liệu phôtô” của Vân Tường. Bài viết nêu: Bà Nguyễn Thị Lan trú tại tổ 1, khu 2, phường Quang Hanh- Cẩm Phả- Quảng Ninh khởi kiện đòi 58m2 đất thổ cưđối với vợ chồng anh Nguyễn Văn Bốn (là em trai bà Lan) và Nguyễn Thị Phấn. Năm 2008, qua 2 lần xét xử, TAND tỉnh Quảng Ninh chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Lan (nguyên đơn), buộc anh Bốn, chị Phấn phải trả lại toàn bộ diện tích đất trên. Anh Bốn, chị Phấn không chấp nhận bản án, yêu cầu được xác minh làm rõ vụ việc vì Tòa án hai cấp xét xử chỉ dựa vào các giấy tờ phôtô do bà Lan cung cấp là vi phạm thủ tục tố tụng.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 5 theo dõi chỉ đạo.
4. Báo Pháp luật Việt Nam số 240 ngày 28/8/2010 có bài: “Một cái chết nhiều uẩn khúc”, của Ngọc Quý. Nội dung báo nêu: Ngày 12/6/2010, phát hiện anh Nguyễn Thanh Hiếu ở phường Long Thạch Mỹ, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh nằm trên đường Lê Văn Việt, giáp ranh giữa 2 phường Tân Phú và Long Thạch Mỹ, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh. Hiếu được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Gia đình nạn nhân cho rằng cái chết của Hiếu không bình thường vì chiếc xe máy của Hiếu nằm ngay bên lề cỏ, chỉ bị vết xước rất nhỏ, hiện trường là nơi hoang vắng, um tùm cây và mặt đường không có vật cản.
Yêu cầu VKSND Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
5. Báo Pháp Luật Việt Nam số 242ngày 30/8/2010 có bài: “Sát phạt thành…thương tích” của Huy Anh. Nội dung bài viết: Ngày 05/1/2010, tại thôn Tử Cầu, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, xảy ra vụ xô sát, Nguyễn Đình Lăng đã dùng dao đuổi, chém ông Lê Văn Đoàn và Lê Xuân Tư. Cơ quan Điều tra Công an huyện Yên Mỹđã khởi tố, điều tra Lăng về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, trong vụ án này, ông Lê Xuân Tư là người bị hại lại trở thành người có quyền lợi liên quan, mặt khác ông Tư không được biết kết quả việc giám định thương tích của mình.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hưng Yên kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ án và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
6. Báo Pháp Luật Việt Nam số 243 ngày 31/8/2010 có bài: “Vì sao vụ án bế tắc?” của Phong Anh- Khắc Hanh. Nội dung báo nêu: Ngày 31/7/2006, bà Lê Thị Vô Tư và bà Huỳnh Thị Lợi phát hiện tủ sắt của cửa hàng 68, phố Thuốc Bắc, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lương thực – thực phẩm Hà Nội, bị phá khóa, mất 500 triệu đồng. Cơ quan điều tra quận Hoàn Kiếm chậm khởi tố vụ án và gửi Quyết định tạm đình chỉđiều tra cho bị hại. Hai đối tượng nghi là thủ phạm trong vụ án là Ngô Văn Vượng và Nguyễn Vinh Bính (con ông Nguyễn Thế Hưng có gian hàng thông với gian hàng của bà Tư và bà Lợi) đã nhận tội với Cơ quan điều tra nhưng sau lại phản cung. Vụ việc đến nay vẫn chưa được xác minh làm rõ; bà Tư và bà Lợi có đơn gửi VKSNDTC đề nghị làm rõ, nhưng đến ngày 20/5/2010, Cục điều tra VKSNDTC có công văn trả lời không có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây bức xúc cho các bị hại.
Yêu cầu Cục điều tra kiểm tra, báo cáo lãnh đạo phụ trách khối.
7. Báo Tiền Phong số 240 ngày 28/8/2010 có bài: “Bắt đùa, khám đùa, giam thật” của nhóm phóng viên. Nội dung báo nêu: Ngày 07/7/2010, ông Lê Đức Mỹ trú tại phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến trụ sởĐảng ủy phường Cẩm Phả nộp đơn tố cáo lãnh đạo UBND thị xã Cẩm Phả. Khi ra về, ông Mỹđã bị Công an thị xã Cẩm Phả bắt, tạm giữ; sau đó, đến nhà ông Mỹđể khám xét nhưng không có lệnh bắt, lệnh khám xét. Đến ngày 16/7/2010, ông Mỹ được trả tự do theo Quyết định của VKSND thị xã Cẩm Phả. Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận địa phương.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A theo dõi.
8. Báo Pháp Luật Việt Nam số 244-247 ngày 01/9/2010 có bài: “Công lý ởđâu?” của Mai Anh. Nội dung báo nêu: Ngày 08/6/2008, chị Phạm Thị Lâm ở phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình phát hiện cháu Trần Anh Tiến cùng xóm sang trộm vặt, chị Lâm sang gia đình cháu Tiến nhắc nhở nhưng cháu Tiến có thái độ hỗn láo nên chị Lâm đã tát vào mặt cháu Tiến một cái. Ngày 17/6/2008, Trung tâm Pháp y Viện khoa học hình sự Bộ công an kết luận cháu Tiến bị tổn hại 21% sức khỏe do bị chấn thương sọ não. Cơ quan Công an đã khởi tố, điều tra về tội “cố ý gây thương tích”; chị Lâm đã bị Cơ quan đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt Đảng. Chị Lâm đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng và cháu Tiến được đưa đi giám định lại. Tại bản kết luận giám định của Trung tâm Pháp y tỉnh Hòa Bình kết luận cháu Tiến bị tổn hại 1% sức khỏe, tại bản kết luận giám định của Viện pháp y Quốc gia thì mức độ tổn hại sức khỏe của cháu Tiến là 0%. Đến nay, vụ án cho vẫn chưa được giải quyết xong, gây bức xúc trong dư luận.
Yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
9. Báo Tiền Phong ONLINE ngày 29/8/2010 có bài: “Bị bắt giam vì… hiếp dâm vợ”. Nội dung bài viết về vụ việc anh Phạm Mạnh Kỳ trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Năm 2002 anh Kỳ sống chung với chị T.T.D.D (khi đó T 16 tuổi), hai bên gia đình có tổ chức lễ cưới, nhưng từ năm 2008 chị T đi làm ăn xa nhà và có quan hệ với người đàn ông khác do đó anh Kỳ và chị T nảy sinh mâu thuẫn. Tháng 11/2009 anh Kỳđã gửi đơn xin ly hôn lên TAND huyện Krông Pa, do chưa đăng ký kết hôn, Tòa án đã không thụ lý. Sau đó gia đình chị T có đơn tố cáo anh Kỳ hãm hiếp T trong suốt thời gian gần 10 năm. Công an huyện Krông Pa đã khởi tố bắt tạm giam Phạm Mạnh Kỳ.
Yêu cầu VKSND tỉnh Gia Lai kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Thu Hương