CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSND tỉnh Bắc Giang: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong quần chúng, dân chủ, nêu gương

26/09/2013
Cỡ chữ:   Tương phản

VKSND tỉnh Bắc Giang: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tác phong quần chúng, dân chủ, nêu gương

 

(Kiểm sát Online) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Tư tưởng của Người là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc và là tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với yêu cầu đặt ra: Việc tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh "Đề cao việc học tập đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đôi với giáo dục, nâng cao ý chí chiến đấu và đạo đức, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân viên Nhà nước trong tất cả mọi cấp, mọi ngành". Văn kiện Đại hội VI (năm 1986) nêu rõ: "Mỗi người cộng sản chúng ta cần phải suốt đời học tập, noi gương đạo đức, tác phong của Bác Hồ...". Đại hội VII (năm 1991) khẳng định: "Phải tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng". Đại hội X đã ban hành Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong, phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức. Tư tưởng, đạo đức, tác phong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, là các mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động và luôn giáo dục cán bộ, đảng viên những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tác phong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Bác.

Những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang luôn xác định gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với xây dựng phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên Và cũng như Bác Hồ khẳng định: , về phong cách dân chủ, Bác dạy: Phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Người chỉ ra: Cá nhân phụ trách là phải nhận trách nhiệm cá nhân. “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung”; cương vị lãnh đạo càng cao thì càng phải có tác phong tập thể - dân chủ thật sự. Ngược lại mọi sự giả tạo đều làm suy yếu, phá vỡ tập thể. Người dạy: Trong xã hội mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thật sự cho nhân dân, phải trao lại cho nhân dân mọi quyền hành. Từ thực hành dân chủ trong nhân dân, đến thực hành trong Đảng, trong cơ quan, trong tổ chức.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là phải có sự lãnh đạo của Đảng. Khi đề ra đường lối, chính sách, giải quyết nhiệm vụ chính trị, theo Hồ Chí Minh, cần phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng, phải dùng kinh nghiệm dân chúng để thêm cho kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, dân chủ của quần chúng nhân dân, theo Người, phải có sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, thống nhất của Đảng theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Dân chủ Hồ Chí Minh là dân chủ có tư duy, có trí tuệ. Theo Hồ Chí Minh, cơ sở của phong cách dân chủ là tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, quan hệ tốt với dân, học hỏi dân. Người luôn khẳng định chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủ thì cách lãnh đạo phải dân chủ. Người nóiBa là“một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, mà trước hết là người cán bộ lãnh đạo phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính; mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý.

 
Tìm kiếm