CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Áp dụng tiền sự làm tình tiết định tội trộm cắp tài sản hay không?

Người gửi: Nguyễn Ngọc Ái
Đối tượng A có 01 tiền sự về hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 15/9/2018, A trộm tài sản ở huyện X, giá trị tài sản trộm được là 1.000.000đ. Ngày 25/9/2018,Cơ quan điều tra huyện X khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A về hành vi trộm cắp tài sản tại huyện X. Ngày 30/9/2018, A tiếp tục trộm tài sản ở huyện Y và bị bắt quả tang. Tài sản A trộm được ở huyện Y có giá trị 800.000đ. Vậy, có khởi tố A về hành vi trộm cắp tại huyện Y không? Hay nói cách khác, tiền sự của A có được sử dụng nhiều lần làm tình tiết định tội không? Có hai luồng quan điểm: 1. Cho rằng không áp dụng tiền sự trong trường hợp này, do áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, không khởi tố về hành vi trộm của A thực hiện tại huyện Y. Tiền sự của A trong tình huống này chỉ áp dụng 1 lần làm tình tiết định tội 2. Luật không quy định tiền sự được áp dụng bao nhiêu lần để làm tình tiết định tội, nên sẽ khởi tố A về hành vi trộm tại huyện Y.

Câu trả lời

Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Hơn nữa, điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cấu thành tội phạm như sau: "Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm".
Theo hướng dẫn tại mục 6 của Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 12/5/2006 thì “Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau:a) Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó.
Vì vậy, trong trường hợp này, A đang có 1 tiền sự, thời điểm phạm tội lần thứ 2 tại huyện Y có trị giá 800.000 đồng diễn ra vào ngày 30/9/2018. Lúc đó, A chưa được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính nên vẫn khởi tố A về tội trộm cắp tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tiền sự của A được sử dụng độc lập, không phụ thuộc vào hành vi A đã phạm tội trộm cắp tài sản tại huyện X trước đó.

Vụ 2, VKSND tối cao

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm 20/05/2020
2 Ký hợp đồng bán đất trong lúc bị lừa chuốc say 20/05/2020
3 Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không? 20/05/2020
4 Xác định tính hợp pháp của di chúc bằng miệng 20/05/2020
5 Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người 20/05/2020
6 Thẩm quyền ban hành Quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 20/05/2020
7 Đăng ký khai sinh quá hạn cho con khi chưa đăng ký kết hôn 20/05/2020
8 Vận chuyển trái phép chất ma túy 54000 viên ma túy tổng hợp thì bị phạm vào Điều nào và khoản nào Bộ luật Hình sự? 20/05/2020
9 Có bắt buộc các vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải có Bản yêu cầu điều tra không? 20/05/2020
10 Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can hay không? 20/05/2020