CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Lấy 6 triệu đồng trong ví lúc chủ nhà đang ngủ

Người gửi: Phạm Quang Dũng
Anh A làm thuê phụ giúp việc bán quần áo vỉa hè cho anh B. Đêm ngày 20/11/2018, anh B giao quán cho anh A quản lý và anh B đi ngủ ở lán cạnh quán. Trong lúc trông coi quản lý quán, anh A nhìn thấy chiếc ví ở trên ghế, nhặt và mở ra xem trong ví có giấy tờ của anh B và 6.000.000 đồng. Anh A cầm lấy chiếc ví bỏ đi mua 01 chiếc xe máy giá 3.000.000 đồng (có giấy tờ chứng minh xe hợp pháp), số tiền còn lại đã tiêu hết. Anh B trình báo Cơ quan Công an. Ngày 22/11/2018, anh B đến nhà anh A, anh A thừa nhận nhặt được chiếc ví trên và trả lại giấy tờ cho anh B. Cơ quan Công an mời anh A làm việc và thu giữ chiếc xe trên. Ngày 24/11/2018, anh A thoả thuận và A đã trả lại hết 6.000.000 đồng cho anh B. Anh A và B đề nghị trả xe máy trên cho A và không điều tra nữa. Anh A có phạm tội không? Nếu phạm tội thì phạm tội gì? Nếu không phạm tội thì có bị xử phạt hành chính không? Xử phạt về hành vi gì? Xử lý tài sản thu giữ như thế nào?

Câu trả lời

Hành vi của A có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của B trị giá 6 triệu đồng. A biết rõ chiếc ví của B vì trong ví có giấy tờ mang tên B cùng số tiền trên. Tuy nhiên, A phát hiện chiếc ví nằm trên ghế, không phải chỗ đựng tiền của quầy bán quần áo trong lúc B đang nằm ngủ ở lán bên cạnh. Do đó, loại trừ dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản vì không có dấu hiệu lén lút trộm tài sản đối với chủ sở hữu, loại trừ tội lừa đảo, công nhiên chiếm đoạt tài sản.
B giao cửa hàng cho A nhưng không giao cụ thể tất cả gian hàng bán quần áo hay các đồ đạc cụ thể nào. Hơn nữa, A không gian dối, không bỏ trốn và đã trả lại đầy đủ tài sản cho B, B cũng đồng ý bãi nại. Vì vậy, không có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu về tội chiếm giữ hoặc sử dụng trái phép tài sản đều lần lượt có mức định lượng từ 10 triệu đồng và 100 triệu (Điều 176, 177 BLHS năm 2015) nên hành vi của A không cấu thành các tội này.
Như vậy, hành vi của A chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong BLHS năm 2015. A bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Vụ 2, VKSND tối cao

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì tại sao không áp dụng Điều 47 Bộ luật này? 20/05/2020
2 Đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản 20/05/2020
3 Bán hàng rong có phải đăng ký kinh doanh không ? 20/05/2020
4 Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất 20/05/2020
5 UBND huyện chỉ căn cứ vào báo cáo của Cơ quan Thanh Tra để thực hiện điều chỉnh diện tích đất thu hồi và số tiền bồi thường là đúng hay sai? 20/05/2020
6 Ông ngoại có thể ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn? 20/05/2020
7 Khi nào Công an được kiểm tra hành chính đột xuất nhà nghỉ, khách sạn ? 20/05/2020
8 Là cán bộ Kiểm sát có được nhận ủy quyền trong tố tụng dân sự không ? 20/05/2020
9 Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi 20/05/2020
10 Người phụ nữ có nghĩa vụ trả nợ cho người đàn ông khi sống chung với nhau như vợ chồng hay không ? 20/05/2020