Cần phấn đấu nhiều hơn để thực hiện 10 chữ vàng Bác Hồ dạy ngành Kiểm sát
Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành pháp, Tòa án và Viện kiểm sát là các cơ quan tư pháp. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng vì mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa công bằng, dân chủ, văn minh, phát triển, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Q Trong thời gian qua, Viện kiểm sát quân sự các cấp cũng đã có nhiều đóng góp tích cực trong Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm trong quân đội nói riêng. oàn ngành đã triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát chỉ thị của Viện trưởng , chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, kế hoạch công tác và các nghị quyết của Đảng; một số mặt công tác có chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao.Các chỉ tiêu công tác quan trọng đều hoàn thành với chất lượng cao“Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
“Công minh” đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát phải công bằng, sáng suốt trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Khi giải quyết công việc, cán bộ Kiểm sát phải công bằng, rõ ràng, không thiên vị, mờ ám; không vì yêu, ghét, vì tình riêng làm ảnh hưởng đến công việc, đến lợi ích chung; phải sáng suốt để phân biệt rõ đúng sai, mọi quyết định được đưa ra đều phải trên cơ sở thực tiễn và các quy định của pháp luật.
“Thận trọng” là một đức tính không thể thiếu trong cử chỉ, hành động, lời nói khi giải quyết công việc. Người cán bộ Kiểm sát khi xem xét một vấn đề nào đó phải xem xét, cân nhắc ở nhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nhau và phải đặt trong những hoàn cảnh cụ thể để giải quyết. Việc giải quyết, xử lý công việc của cán bộ Kiểm sát thường liên quan đến tội phạm, hình phạt, đến quyền và nghĩa vụ của công dân, thậm chí là tính mạng của con người do đó mà tính thận trọng là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, thận trọng còn thể hiện lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát đối với công việc được giao.
“Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”? là một câu hỏi cần được mỗi cán bộ Kiểm sát viên phấn đấu từng ngày, từng giờ trong từng việc làm, hành vi, lời nói khi giải quyết công việc. Đó phải là người giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức sâu về pháp luật và xã hội, tư duy phải có tính lôgic, chặt chẽ. Đồng thời phải luôn luôn trau dồi, học hỏi, biết rút ra được những kinh nghiệm từ những vụ án cụ thể. Phải luôn tìm tòi, tư duy nhanh nhậy khi làm nhiệm vụ. Tích cực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu sâu các văn bản pháp luật để vận dụng giải quyết án. Đó phải là người không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề nghiệp để đấu tranh với các hành vi vi phạm trong xã hội, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự ổn định, bình yên cho nhân dân và đặc biệt là giữ nghiêm kỷ luật Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lệ Xuân