CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Một số kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân

22/05/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Sáu tháng đầu năm 2012, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp và tăng so với cùng kỳ năm 2011, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tội phạm về ma túy... xảy ra nhiều...
Một số kết quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm 6 tháng đầu năm 2012 của ngành Kiểm sát nhân dân
 
Sáu tháng đầu năm 2012, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp và tăng so với cùng kỳ năm 2011, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tội phạm về ma túy... xảy ra nhiều.
     Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Kế hoạch số 06- KH/BCS, ngày 16/11/2010 của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 1/1/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của Viện kiểm sát nhân dân năm 2012, ngày 20/4/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm để chỉ đạo, hướng dÉn thực hiện trong toàn Ngành. Thực hiện kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố đã có Kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và hướng dẫn đối với Viện kiểm sát cấp huyện. Một số Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch sớm như: Sơn La, Lạng Sơn, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa…
Ban chỉ đạo các Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức họp tổng kết việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội năm 2011, bàn những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện trong năm 2012.
Tổ chức kiểm tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tại 12 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hậu Giang, Vĩnh Long…Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác kiểm sát, đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao chất lượng công tác, góp phần thực hiện tốt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
Viện kiểm sát các cấp thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra.Đã thụ lý kiểm sát 53.003 tố giác, tin báo về tội phạm; Cơ quan điều tra đã giải quyết 33.980 tố giác, tin báo, trong đó, khởi tố vụ án đối với 23.853 tố giác, tin báo; không khởi tố vụ án 5.268 tố giác, tin báo; xử lý khác 4.859 tố giác, tin báo; đang xem xét giải quyết 19.023 tố giác, tin báo.
Viện kiểm sát các cấp tăng cường trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam; kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Tiến độ, chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát các cấp kiểm sát chặt chẽ việc căn cứ pháp luật trong tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án, đảm bảo việc đình chỉ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đúng quy định pháp luật. Qua thực hành quyền công tố và kiểm sát các vụ án hình sự, Viện kiểm sát đã ban hành 128 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, 25 kiến nghị với các cơ quan, ban ngành trong công tác phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
Toàn ngành Kiểm sát đã chú trọng đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; tích cực phối hợp Cơ quan điều tra, Tòa án các cấp xác định 1.099 vụ án điểm, phối hợp với Toà án tổ chức 3.196 phiên tòa xét xử lưu động, qua đó góp phần giáo dục ý thức pháp luật và trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Viện kiểm sát các cấp tích cực kiểm sát các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; tập trung kiểm sát các vụ việc có đơn khiếu nại oan, sai, đơn do các cơ quan của Đảng, Quốc hội chuyển đến và những vụ việc có quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương đề ra nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt việc tiếp nhận, thu thập, quản lý, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và nâng cao chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền. Tiếp nhận 463 tố giác, tin báo , xác định 48 tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền; Đã khởi tố và thụ lý điều tra 35 vụ/38 bị can, đề nghị truy tố 17 vụ/26 bị can, đình chỉ đối với 01/01 bị can; chuyển giải quyết theo thẩm quyền 02 vụ án; án đang giải quyết trong thời hạn luật định là 15 vụ/11 bị can. Thông qua công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và điều tra giải quyết các vụ án, Cục Điều tra đã ban hành 26 văn bản kiến nghị phòng ngừa vi phạm và tội phạm gửi đến các cơ quan liên quan. Công tác kiến nghị phòng ngừa vi phạm và tội phạm của Cục Điều tra đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và phòng ngừa chung.  
Viện kiểm sát các cấp kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định thi hành án, việc đưa người bị kết án phạt tù đi chấp hành án; việc hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Qua kiểm sát, đã ban hành 126 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu Cơ quan Công an, Tòa án khắc phục vi phạm trong việc ra quyết định thi hành án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ thi hành án, công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, về áp dụng căn cứ ra quyết định hoãn thi hành án; yêu cầu cơ quan Công an áp giải những người bị kết án không tự nguyện thi hành và truy nã đối với những trường hợp trốn thi hành án, góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong công tác thi hành án hình sự.
Đã tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quản lý, giáo dục ng­ười chấp hành án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại 572 Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường. Đã phát hiện và ban hành 222 kiến nghị yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấphuyện, cấpxã chỉ đạo, khắc phục một số vi phạm, qua đó góp phần chấn chỉnh công tác quản lý, giáo dục người bị phạt án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương.
 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đãlàm tốt công tác đầu mối trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự; Rà soát các quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp để đề xuất sửa đổi, bổ sung; lập kế hoạch dài hạn về đàm phán, ký kết điều ước quốc tế tương trợ tư pháp về hình sự giai đoạn 2012 - 2015. Triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án “Nghiên cứu việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia Hiệp hội Công tố viên quốc tế”. Tổ chức Tọa đàm về Đề án “Trao đổi, đào tạo cán bộ, Kiểm sát viên với một số nước nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức tư pháp phục vụ hội nhập quốc tế”; báo cáo về hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xây dựng kế hoạch hợp tác năm 2012 với Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật của CHLB Đức trong khuôn khổ chương trình đối ngoại về nhà nước pháp quyền; hoàn thiện hồ sơ Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với Tây Ban Nha; góp ý Dự thảo tờ trình Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và CHDCND Lào; tham dự nhiều Hội nghị quốc tế nhằm tăng cường, hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,... Tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các dự án quốc tế góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát. Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các ngành và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự.
Các cơ quan báo chí, Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tập trung đưa tin, tuyên truyền các hoạt động nổi bật của Ngành và một số hoạt động công tác kiểm sát của Viện kiểm sát các cấp. Tích cực tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trịvề Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020vµ KÕt luËn 79-KL/TW, ngµy 28/7/2010 của Bộ Chính trịvÒ m« h×nh tæ chøc Viện kiểm sát nhân dân. Báo Bảo vệ pháp luật phát hành các số báo thường kỳ, đặc biệt và chuyên đề cuối tháng, cuối tuần, thông tin tuyên truyền các vụ án, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật, thông tin, tuyên truyền về tình hình vi phạm pháp luật của người dân và các sai phạm của các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, những bài viết giải đáp pháp luật; tư vấn pháp luật…
 Sáu th¸ng qua, công tác kiểm sát thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm có chuyển biến tích cực, số lượng tội phạm được phát hiện xử lý qua tố giác, tin báo tăng cao, các vụ án được khởi tố, giải quyết kịp thời, hạn chế thấp nhất việc oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Tuy vậy, chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng kịp yêu cầu, việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật trong hoạt động tư pháp còn chậm. Hình thức thông tin tuyền truyền của các cơ quan báo chí Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chËm đổi mới.Chưa phản ánh được tấm gương, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm trên các phương tiện truyền thông củaNgành; Công tác kiểm tra, hướng dẫn đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội còn ít, mới chỉ dừng lại ở việc quán triệt việc tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Từ những kết quả đạt được và một số hạn chế, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có đề xuất, kiến nghị:
Đề nghị Chính phủ quan tâm tăng ngân sách đầu tư­ xây dựng cơ bản, trang thiết bị, ph­ương tiện phục vụ công tác nghiệp vụ đảm bảo điều kiện để ngành Kiểm sát thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu mới; có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với cán bộ của các cơ quan tư­ pháp, tạo điều kiện cho cán bộ tư pháp yên tâm công tác, đề cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đề nghị Quốc hội quan tâm chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật trong hoạt động tư pháp kịp thời.
Đề nghị các Bộ, ngành hữu quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong nắm và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, trong việc giải quyết các vụ án trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm:
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh các vụ án trọng điểm, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm. Nâng cao số lượng, chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, các kiến nghị về phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
Tổ chức thực hiện các đề án về tổ chức, bộ máy và cán bộ của ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng với yêu cầu Cải cách tư pháp.
Tập trung nghiên cứu, xây dựng dự án luật do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì và tham gia xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật do các ngành chủ trì.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI trong toàn Ngành; triển khai cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh; kỷ cương và trách nhiệm”, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, hoàn thiện các quy định pháp luật để thực hiện tốt hơn các yêu cầu tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Tổng kết công tác kiểm sát thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm năm 2012 trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Thanh Tâm 
Tìm kiếm