Báo Pháp luật Việt Nam số 151, ngày 31/5/2011, có bài “Người bị tổn thương nặng chịu tội” của tác giả Trần Công Lý, nội dung: Ngày 27/8/2010, tại xóm 5, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam xảy ra vụ xô xát giữa gia đình ông Trần Doãn Long và gia đình ông Đào Duy Cảnh. Kết quả giám định thương tích của Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận ông Trần Doãn Long bị tổn hại 22,5% sức khỏe, con ông Long là Trần Doãn Huy bị tổn hại 14,2% sức khỏe. Ông Đào Duy Cảnh bị tổn hại 14,2% sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy tố, xét xửđều nghiêng về việc bảo vệ cho phía gia đình ông Cảnh. Sau 4 tháng, xảy ra vụ việc ông Đào Duy Cảnh mới được đưa đi giám định và xác định có bệnh động kinh. Lúc đầu ông Cảnh khai người gây thương tích cho ông Long là Đào Duy Bích (anh trai của ông Cảnh) nhưng sau đó lại nhận chính mình là người gây thương tích cho ông Long và Đào Duy Bích lại trở thành nhân chứng tại Tòa để bảo vệ cho em trai; kết quả xét xử Trần Doãn Long bị phạt 24 tháng tù giam. Luật sư và gia đình bị cáo Long đề nghị cần phải xem xét lại vụ án...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Từ ngày 27/5/2011 đến 02/6/2011
Báo Pháp luật Việt Nam số 151, ngày 31/5/2011, có bài “Người bị tổn thương nặng chịu tội” của tác giả Trần Công Lý, nội dung: Ngày 27/8/2010, tại xóm 5, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam xảy ra vụ xô xát giữa gia đình ông Trần Doãn Long và gia đình ông Đào Duy Cảnh. Kết quả giám định thương tích của Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận ông Trần Doãn Long bị tổn hại 22,5% sức khỏe, con ông Long là Trần Doãn Huy bị tổn hại 14,2% sức khỏe. Ông Đào Duy Cảnh bị tổn hại 14,2% sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy tố, xét xửđều nghiêng về việc bảo vệ cho phía gia đình ông Cảnh. Sau 4 tháng, xảy ra vụ việc ông Đào Duy Cảnh mới được đưa đi giám định và xác định có bệnh động kinh. Lúc đầu ông Cảnh khai người gây thương tích cho ông Long là Đào Duy Bích (anh trai của ông Cảnh) nhưng sau đó lại nhận chính mình là người gây thương tích cho ông Long và Đào Duy Bích lại trở thành nhân chứng tại Tòa để bảo vệ cho em trai; kết quả xét xử Trần Doãn Long bị phạt 24 tháng tù giam. Luật sư và gia đình bị cáo Long đề nghị cần phải xem xét lại vụ án.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hà Nam kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh số 2095, ngày 31/5/2011, có bài “Vụ cán bộ bảo vệ rừng hè nhau phá rừng ở Cà Mau “chìm xuồng” ?” của tác giảĐào Văn, nội dung bài báo: năm 2008, Ban quản lý rừng phòng hộĐầm Dơi đề nghị và được UBND huyện Đầm Dơi cho phép sử dụng 62 ha rừng đang là rừng phòng hộ dày đặc cây cối chuyển cho 14 hộ chủ yếu là vợ, con cán bộ lãnh đạo cấp Phòng và UBND huyện Đầm Dơi thành đất nuôi tôm, dẫn đến 23 ha rừng bị chặt phá toàn bộ. Chi cục kiểm lâm tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án, chuyển Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh khởi tố bị can và điều tra. Tháng 6/2009, VKSND tỉnh Cà Mau đã chuyển hồ sơđến TAND tỉnh để xét xử. Qua 2 lần trả hồ sơđểđiều tra bổ sung, Chánh án TAND tỉnh Cà Mau báo cáo TAND tối cao đề nghị xem xét lại vụ án vì cho rằng “hành vi chặt phá 60 ha rừng là không lớn”. Tuy nhiên, TAND tối cao đã bác bỏ ý kiến này. Dư luận và người dân ở Cà Mau đang hoài nghi về tính nghiêm minh của TAND tỉnh Cà Mau khi xét xử vụ án trên.
Yêu cầu VKSND tỉnh Cà Mau kiểm tra hồ sơ vụ án, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo điện tử VnExpress ngày 01/6/2011, có bài “Viện trưởng Viện kiểm sát huyện bị doanh nghiệp kiện” của tác giả Nhi Đông, nội dung: ông Đào Công Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bị Doanh nghiệp Cỏ May (sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy sản) ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp kiện ra Tòa yêu cầu vợ chồng ông Bình trả số tiền 02 tỷđồng tiền mua cá tra từ năm 2008; vụ án đang chờ xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Cũng thời gian qua, một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Việt Hồng ở huyện Hồng Ngựđã khởi kiện yêu cầu ông Bình trả nợ số tiền hơn 07 tỷđồng mua thức ăn cho cá tra.
Yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Tháp kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 9, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Lao động số 124, ngày 02 /6/2011, có bài “Có thể khởi tố vụ án giết người” của tác giả Phùng Bắc, nội dung: Vụ một nhóm bảo vệ tòa nhà The Everich ở Tp. Hồ Chí Minh đánh bị thương 5 em học sinh lớp 12, Trường trung học phổ thông Nam Kỳ Khởi Nghĩa phải đi bệnh viện cấp cứu, có em phải bỏ thi tốt nghiệp gây nhiều bức xúc trong dư luận. Các luật sư cho rằng cần phải khởi tố vụ án, bị can đối với nhóm bảo vệ này về tội “Cố ý gây thương tích” hoặc “Giết người”.
Yêu cầu VKSND Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1A, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo điện tử Người bảo vệ quyền lợi ngày 02/6/2011 có bài “ Lão nông và 20 năm đi tìm công lý” của tác giả Hùng Anh, nội dung; Ông Nguyễn Văn Thêm ( Mười Thêm) ở Khóm Long Hưng 2, Phường Long Sơn, thị xã Tân Châu tỉnh An Giang bị Công an huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp khởi tố và bắt tạm giam, sau đó xử sơ thẩm tuyên ông mức án 12 tháng tù về tội “ Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệđất đai” theo Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1985. Đến ngày 29/9/1990 TAND tỉnh Đồng Tháp xử phúc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm đểđiều tra, xét xử lại từđầu nhưng từ năm 1991 đến 2009, ông không bị truy tố, xét xử tiếp. Ông đã khiếu nại đến các cơ quan pháp luật từ tỉnh đến Trung ương nhưng không cơ quan nào trả lời ông có tội hay không?. Đến tháng 7/2009 khi ủy ban Tư pháp của Quốc hội có Công văn gửi Giám đốc Công an tỉnh và Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu xem xét giải quyết đơn của ông nên đến ngày 08/01/2010 Lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an huyện Hồng Ngự mới ký Quyết định đình chỉ vụ án và bị can cho ông với lý do đã“ hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, vì đã hết thời hạn điều tra”. Sau khi nhận Quyết định, ông đã có đơn đòi bồi thường thiệt hại hơn 3 tỷđồng nhưng Cơ quan điều tra cho rằng trách nhiệm bồi thường thuộc TAND huyện Hồng Ngự, TAND huyện Hồng Ngự lại cho rằng trách nhiệm bồi thường thuộc Công an huyện Hồng Ngự. Đến nay chưa có cơ quan nào nhận giải quyết cho ông .
Yêu cầu VKSND tỉnh Đồng Tháp kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thu Hương.