CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKS TỈNH KIÊN GIANG TỔNG KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 49 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

21/12/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Kiên Giang, các ngành tư pháp trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đã tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010). Qua 5 năm thực hiện, đưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng và Ban lãnh đạo VKSND tỉnh, hai cấp kiểm sát đã đạt được kết quả tốt
VKS TỈNH KIÊN GIANG TỔNG KẾT 05 NĂM
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 49 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
 
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Kiên Giang, các ngành tư pháp trong đó có Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đã tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010). Qua 5 năm thực hiện, đưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng và Ban lãnh đạo VKSND tỉnh, hai cấp kiểm sát đã đạt được kết quả tốt.
Viện Kiểm sát hai cấp đã tăng cường kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm nhằm xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, đồng thời hạn chế việc bỏ lọt tội phạm. Đã tiếp nhận tin báo của Cơ quan điều tra và tham gia khám nghiệm hiện trường, tử thi 1.464 vụ- trong đó có 155 vụ giết người, 475 Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả chết người. Nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra giải quyết các vụ án hình sự, Viện Kiểm sát tỉnh đã thực hiện tốt việc phân công Kiểm sát viên kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án, chủ động đề ra yêu cầu điều tra, kịp thời bổ sung chứng cứ, tài liệu có liên quan, đảm bảo điều tra, truy tố đúng thẩm quyền, đúng thời hạn luật định. Thường xuyên tổng hợp thông báo rút kinh nghiệm đối với cấp huyện về các sai sót thủ tục tố tụng, việc đánh giá chứng cứ trong quá trình kiểm sát điều tra và truy tố. Từ đó làm cho vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện Kiểm sát hai cấp trong thời gian qua đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đã có nhiều tiến bộ tích cực. Luôn đề cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra và nâng cao chất lượng hồ sơ truy tố, đảm bảo chính xác không xảy ra việc truy tố oan người vô tội. Không có án đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội, hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng.
Thực hiện các Chỉ thị của Chính phủ và VKSND tối cao về đấu tranh chống các tội hình sự, nhất là các tội có chiều hướng gia tăng ở địa phương như giết người, cướp, trộm cắp tài sản, các tội xâm phạm tình dục, các tệ nạn xã hội và xâm phạm an toàn trật tự công cộng… Hai cấp đã cùng Công an, Tòa án xác định 144 vụ án điểm, phối hợp với Tòa án tổ chức xét xử 353 phiên tòa lưu động, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng kiểm sát xét xử cho cấp huyện, khắc phục tình trạng án sơ thẩm bị cấp trên huỷ hoặc sửa án. Viện tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ trong ngành để nâng cao chất lượng kiểm sát xét xử cho cấp huyện, khắc phục tình trạng án sơ thẩm bị cấp trên huỷ hoặc sửa án. Viện tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ trong ngành đã có thông báo rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát xét xử hình sự cho cấp huyện và tiến hành tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Hai cấp kiểm sát tăng cường kiểm sát việc thụ lý, việc lập hồ sơ, tập trung nghiên cứu sâu công tác kiểm sát án văn, các quyết định và cử Kiểm sát viên tham gia xét xử án dân sự, đã kháng nghị phúc thẩm 43 vụ, Tòa án đã xử 39 vụ - chấp nhận kháng nghị của VKS; kháng nghị giám đốc thẩm 20 vụ, đề nghị VKS tối cao kháng nghị giám đốc thẩm 06 vụ. Tòa án đã xử đều chấp nhận kháng nghị (đạt 100%), ban hành 104 kiến nghị yêu cầu Toà án cùng cấp khắc phục vi phạm trong việc thực hiện Bộ luật Tố tụng dân sự. Qua công tác kiểm sát giải quyết án dân sự Viện Kiểm sát tỉnh báo cáo Chuyên đề những vướng mắc khó khăn qua 10 năm thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, 5 năm thực hiện BLDS và những vướng mắc trong thực hiện Thông tư liên ngành số 03/2005/TTLN ngày 01/9/2005 nhằm rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành.
Các Viện Kiểm sát cấp huyện tăng cường kiểm sát việc thi hành án đối với những trường hợp người bị kết án được hưởng án treo, bị phạt cải tạo không giam giữ. Đã tiến hành 195 cuộc trực tiếp kiểm sát đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn về công tác này, qua kiểm sát phát hiện vi phạm chủ yếu sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thiếu quan tâm kiểm tra, đôn đốc trong việc phân công cán bộ lập hồ sơ theo dõi, quản lý và giáo dục người chấp hành án… đã kịp thời kiến nghị yêu cầu khắc phục. Tiến hành trực tiếp kiểm sát 89 cuộc đối với các Cơ quan Thi hành án cùng cấp trong công tác thi hành án dân sự và kiểm sát 162 lượt đối với các Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện đôn đốc thi hành án có giá trị dưới 500.000 đồng. Qua kiểm tra cho thấy các Cơ quan Thi hành án vi phạm nhiều nhất là việc quản lý, chi trả và sử dụng trái phép tiền thi hành án; các Ủy Ban nhân dân cấp xã chưa thực hiện việc đôn đốc thi hành có hiệu quả, Cơ quan Thi hành án chuyển giao cho địa phương nhưng không kiểm tra tiến độ thi hành hoặc chưa kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành, các cuộc kiểm sát trên đều có kết luận và kháng nghị yêu cầu khắc phục, sữa chữa. Bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, nhất là các đơn do các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc Hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển đến. Đã giải quyết 266 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền (đạt 98,5% số việc phải giải quyết) - trong đó có 24 đơn do cơ quan báo chí, cơ quan Trung ương chuyển đến. Thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện Kiểm sát. VKSND tỉnh tiến hành ký kết Quy chế phối hợp với Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban Pháp chế HĐND tỉnh. Đồng thời, Viện Kiểm sát, Toà án, Công an, Thi hành án tỉnh đã thống nhất ký Quy định về phối hợp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 09-CT/TW ngày 6-3-2002 của Ban Bí thư và Thông báo số 130-TB/TW ngày 10-01-2008 của Bộ Chính trị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 02 về giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp; sơ kết 01 năm thực hiện Quy chế 59; phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp tiến hành rà soát đơn tồn động chưa giải quyết theo Kế hoạch 02 của Liên ngành tư pháp Trung ương.
Bộ máy làm việc của hai cấp hàng năm luôn được kiện toàn, biên chế của ngành hiện có 195 đồng chí (tỉnh 64, huyện 131), Kiểm sát viên tỉnh 37 đồng chí, Kiểm sát viên huyện 74 đồng chí. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có 157 đồng chí tốt nghiệp Đại học Luật, 02 đồng chí tốt nghiệp cao đẳng kiểm sát. Trình độ chính trị có 37 đồng chí Cử nhân và Cao cấp chính trị, 49 đồng chí Trung cấp chính trị, 105 đồng chí có chứng chỉ A tin học và tương đương.nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tiến hành sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành trong từng lĩnh vực công tác; tiến hành việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Kiểm sát viên các cấp theo quy định của pháp luật. Tiến hành tổng rà soát, đánh giá, nhận xét, phân loại cán bộ theo Hướng dẫn của Viện Kiểm sát tối cao. Phối hợp với Công an, Tòa án, Tư pháp tỉnh xác định các đơn vị cấp huyện có đủ điều kiện thực hiện việc tăng thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Tố tụng dân sự đã đề xuất các ngành Tư pháp Trung ương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tăng thẩm quyền cho tất cả VKS cấp huyện, trên cơ sở đó có kế hoạch bố trí, sắp xếp cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực để thực hiện nhiệm vụ. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành được tiến hành thường xuyên, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ; đã tổ chức thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành, tạo nên phong trào tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống của cán bộ công chức theo gương Bác Hồ vĩ đại nhằm xây dựng ngành Kiểm sát thật sự trong sạch vững mạnh.
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành luôn được tăng cường ở cả hai cấp, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, Kiểm sát viên được đề cao, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo Viện thường xuyên làm tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và bản lĩnh cán bộ kiểm sát cho đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành; thực hiện tốt quy chế dân chủ về công khai chương trình công tác, về tổ chức cán bộ, tăng cường xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ ngành, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, Kiểm sát viên vi phạm kỷ luật và pháp luật.
Thực hiện các đề án tăng cường cơ sở vật chất của ngành Kiểm sát nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Đã hoàn thành xây dựng 12/15 trụ sở làm việc Viện Kiểm sát cấp huyện đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. Đang tiếp tục đầu tư cải tạo mở rộng trụ sở VKS tỉnh, VKS huyện Tân Hiệp, đề nghị xây mới trụ sở VKS huyện U Minh Thượng và Giang Thành trong 2 năm 2010 - 2011.
         Viện tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Viện Kiểm sát cấp huyện, triển khai thực hiện nghiêm Quy chế 198/QĐ-VKSTC ngày 29/04/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung thống nhất và kỷ luật nghiệp vụ trong ngành, thực hiện cải cách hoạt động hành chính và công tác văn thư, lưu trữ đi theo quy định nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn của ngành mang lại hiệu quả thiết thực.
Thực hiện tốt Nghị định 130/2005/NĐ - CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Hai cấp kiểm sát trong tỉnh đều đã xây dựng và thực hiện tốt Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công, góp phần tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức. Thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành kiểm sát và Pháp lệnh Kiểm sát viên. Đã triển khai ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào các hoạt động kiểm sát - nhất là trong quản lý số người bị tạm giữ, tạm giam, quản lý án hình sự, thống kê tội phạm, công tác cơ yếu đảm bảo hoạt động phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Nhìn chung qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát. VKSND tỉnh đã thực hiện tốt và khẳng định chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, Kiểm sát viên các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác tư pháp nói chung, của hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng và thấy rõ tính cấp thiết, yêu cầu khách quan của việc đẩy mạnh cải cách tư pháp. Chất lượng điều tra truy tố, xét xử, thi hành án hình sự được nâng lên, các hành vi phạm tội đuợc xử lý nghiêm minh đúng pháp luật, tỷ lệ án truy tố trung bình hàng năm 97.2%, không để xảy ra oan sai yêu cầu bồi thường theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm, án tham nhũng phức tạp đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã tạo được sự ủng hộ và niềm tin của nhân dân có tác dụng thiết thực trong công cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm.
Huỳnh Đông Bắc
 
 
 
Tìm kiếm