CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát quân sự Trung ương giải đáp nghiệp vụ công tác kiểm sát năm 2012

05/06/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Như tin đã đưa, vừa qua tại Thành phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh, Viện kiểm sát quân sự Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm sát năm 2012.Sau khi tổng hợp các ý kiến thảo luận, Ban tổ chức Hội nghị thống nhất nhận thức việc áp dụng pháp luật về hình sự, gồm các nội dung...
Viện kiểm sát quân sự Trung ương
giải đáp nghiệp vụ công tác kiểm sát năm 2012
 
 
Đồng chí Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng VKSND tối cao,
 Viện trưởng VKSQS Trung ương, chụp ảnh chung với các đại biểu Hội nghị
Như tin đã đưa, vừa qua tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Viện kiểm sát quân sự Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm sát năm 2012. Sau khi tổng hợp các ý kiến thảo luận, Ban tổ chức Hội nghị thống nhất nhận thức việc áp dụng pháp luật về hình sự, gồm các nội dung:
Về áp dụng Bộ luật hình sự:
 .Về việc quy đổi thời gian chữa bệnh sang thời hạn chấp hành hình phạt tù: - Theo quy định tại Điều 44, Bộ luật Hình sự và Khoản 3, Điều 48 Luật Thi hành án hình sự thì thời gian bắt buộc chữa bệnh được tính (trừ) vào thời hạn chấp hành án phạt tù: Cứ 01 ngày chữa bệnh bắt buộc tương đương với 01 ngày chấp hành hình phạt tù.
.Về Mức độ tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả bao nhiêu tiền hay bao nhiêu % thì áp dụng tình tiết này (Điểm b, Khoản 1, Điều 46 BLHS)? - Đáp dụng tình tiết “Tự nguyện bồi thườngnày cần chú ý đến mức bồi thường so với mức độ thiệt hại và điều kiện, hoàn cảnh của người phạm tội (Ví dụ: Người phạm tội tuy điều kiện kinh tế rất khó khăn nhưng đã cố gắng hết khả năng của mình để bồi thường thì mặc dù số tiền bồi thường so với mức độ thiệt hại không nhiều thì vẫn có thể cho họ hưởng tình tiết “Tự nguyện bồi thường”.
.Về Phạm tội gây thiệt hại không lớn(Điểm g, Khoản 1, Điều 46 BLHS: - Việc đánh giá “Gây thiệt hại không lớncần tùy thuộc vào từng vụ án, từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt, nhưng sau đó đã được thu hồi để trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp mà tài sản đó không bị hư hỏng hoặc có bị hư hỏng nhưng giá trị không đáng kể thì được coi là “Gây thiệt hại không lớn”.
 .Về áp dụng Điều 47 BLHS xử dưới khung hình phạt khi bị cáo có số tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn số tình tiết tăng nặng từ 2 tình tiết trở lên: - Khi áp dụng hoặc xem xét kháng nghị việc áp dụng Điều 47 BLHS của Tòa án cần nghiên cứu kỹ Mục 10, Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao và Tiểu mục 3, Mục I, Phần A, Công văn số 99/VKS-P5 ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương.
.Về trường hợp nào thì áp dụng hình phạt tù? Trường hợp nào áp dụng hình phạt khác trong thực hiện cần hạn chế áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội (Khoản 5, Điều 69 BLHS)? - Xuất phát từ mục đích giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, chỉ áp dụng hình phạt tù với họ trong trường hợp cần thiết. Cụ thể: cần xem xét toàn diện: tội phạm gì, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân, thái độ ăn năn hối cải của người phạm tội, yêu cầu phòng ngừa tội phạmvà các tình tiết khác. Nếu áp dụng hình phạt khác sẽ không có tác dụng giáo dục, cải tạo thì mới áp dụng hình phạt tù.
.Về áp dụng tình tiết tăng nặng Có tính chất côn đồ tại Điều 93 và Điều 104 Bộ luật Hình sự khi có đầy đủ các hành vi hay chỉ 1 hay 1 số hành vi nêu trong Kết luận của Chánh án TANDTC năm 1995? - Khi áp dụng tình tiết này phải xem xét, đánh giá toàn diện các yếu tố: Hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; không gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm, không nhất thiết phải bao gồm đầy đủ các hành vi, mà có khi chỉ 1 hành vi là đủ “Có tính chất côn đồ”.
. - Trường hợp bị can phạm tội“Cướp tài sản, thực hiện 2 lần, mỗi lần giá trị tài sản chiếm đoạt từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng, nhưng tổng giá trị của 2 lần là trên 500 triệu. Phải xem xét TNHS của bị can thế nào, có áp dụng tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” không?Trường hợp này người phạm tội bị xét xử ở khung hình phạt tương ứng với số tiền chiếm đoạt của 2 lần cộng lại và áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”.
 .Về “Phương tiện nguy hiểm” và tình tiết định khung “dùng hung khí nguy hiểm” có gì giống và khác nhau không (áp dụng tình tiết của Khoản 2, Điều 133 BLHS)? - Như ta biết: “Hung khí nguy hiểm”là phương tiện người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm như vũ khí; dao, gậy, các vật có trong tự nhiên...còn “Phương tiện nguy hiểm” gồm các loại công cụ, dụng cụ, vật có sẵn trong tự nhiên (không bao gồm các loại vũ khí). Do đó, khái niệm Phương tiện nguy hiểm” hẹp hơn khái niệm Hung khí nguy hiểm.nh tiết Phương tiện nguy hiểmng hung khí nguy hiểm giống nhau ở chỗ đều là phương tiện nguy hiểm mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm, nhưng khác nhau ở chỗ “Phương tiện nguy hiểm” không bao gồm các loại vũ khí.
Về áp dụng Bộ luật tố tụng tố tụng
.Về Thời gian xác minh giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm trong trường hợp Công an chuyển vào, nơi khác chuyển đến được tính từ khi nào? - Tính từ khi Cơ quan điều tra trong Quân đội tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố (Khoản 2, Điều 103 BLTTHS).
.Về biên bản ghi lời khai những người biết sự việc,người có liên quan,người bị thiệt hạiphần giải thích quyền,nghĩa vụ phải cụ thể không? Nếu phải ghi thì xác định tư cách tố tụng của họ như thế nào? 
- Giai đoạn xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố là thời gian thu thập, củng cố căn cứ để Cơ quan điều tra xác định có hay không có tội phạm xảy ra để quyết định có hay không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, nên không nhất thiết phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ một cách cụ thể, chỉ cần xác định trách nhiệm khai báo của họ trước pháp luật.
. Về Trường hợp người có hành vi phạm tội bị bắt quả tang, người đó khai tên khác với tên thật của mình, Cơ quan tiến hành tố tụng ngoài Quân đội khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với bị can theo họ tên mà bị can đã khai báo, sau đó chuyển cho Cơ quan tố tụng trong Quân đội điều tra xử lý theo thẩm quyền. Quá trình điều tra có đủ cơ sở xác định họ tên thật của bị can khác với họ tên bị can đã khai báo ban đầu. Vậy thủ tục tố tụng tiếp theo nhằm xác định họ tên bị can như thế nào? - Trong các văn bản tiếp theo chỉ cần ghi đúng họ, tên thật của bị can.
.Về  trường hợp biết rõ vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu và không thuộc trường hợp cấp thiết nhưng Cơ quan điều tra cấp huyện vẫn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra sau đó mới đề nghị chuyển vụ án đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra thì có vi phạm tố tụng không? Nếu vi phạm thì xử lý như thế nào?  
- Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình nhưng Cơ quan điều tra cấp huyện vẫn ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra sau đó mới đề nghị Viện Kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra thì cũng không coi là vi phạm thủ tục tố tụng nếu Cơ quan điều tra cấp huyện tuân thủ đầy đủ các quy định khác về hoạt động tố tụng hình sự.
. Về Khoản 2, Điều 13, Quy định về công tác lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với hoạt động khởi tố, điều tra của các Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong Quân đội (Ban hành kèm theo Quyết định 539-QĐ/QU ngày 10/12/2011 của Quân uỷ Trung ương) quy định: “ Văn bản báo cáo, xin ý kiến và văn bản chỉ đạo của cấp uỷ và người chỉ huy trong việc khởi tố bị can, bắt, tạm giam bị can, Cơ quan điều tra chỉ xuất trình UBKT Đảng, Cơ quan điều tra hình sự cấp trên”. Theo quy định này, Viện Kiểm sát không có quyền được biết ý kiến chỉ đạo của Đảng uỷ đối với Cơ quan điều tra. Vậy Viện Kiểm sát quân sự các cấp thực hiện KSĐT, phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra như thế nào?
- Viện Kiểm sát quân sự các cấp thực hiện kiểm sát điều tra theo quy định của Bộ luật Ttụng Hình sự và các văn bản hướng dẫn; phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn của Cơ quan điều tra theo đúng quy định của pháp luật. 
.Về Đề nghị sửa Tiểu mục 11.2 Thông tư 05/2005/TTLT ngày 07/9/2005 vì hướng dẫn không đúng với quy định của Khoản 1, Điều 127, Bộ luật Tố tụng nh sự? - Tiểu mục 11.2 của Thông tư 05/2005/TTLT-VKS-BCA-BQP ngày 07/9/2005 không trái với quy định của Khoản 1, Điều 127 BLTTHS vì Luật chưa quy định cụ thể nên Thông tư nêu trên quy định chi tiết để thực hiện.
.Về Trường hợp thay đổi quyết định khởi tố bị can về tội nặng hơn thì thời hạn điều tra được tính theo tội nặng hơn trừ đi thời hạn đã điều tra về tội trước đó; thời hạn tạm giam tính theo tội nặng hơn trừ đi thời hạn đã tạm giam đảm bảo đúng thời hạn đối với từng tội. Vậy khi thay đổi quyết định khởi tố bị can về tội nặng hơn trong khi lệnh tạm giam theo tội nhẹ hơn vẫn còn hiệu lực thì có phải ra lệnh tạm giam mới theo tội nặng hơn không? Có được tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam cũ không? Nếu ra lệnh tạm giam mới thì thời hạn tính từ ngày nào? - Nếu xét thấy việc tạm giam theo tội nặng hơn là cần thiết thì ra lệnh tạm giam mới theo tội năng hơn sau khi đã trừ đi thời hạn tạm giam trước đó.Lệnh tạm giam cũ có thể được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trong lệnh.Nếu tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam cũ thì khi ra lệnh tạm giam mới thời hạn tạm giam được tính từ ngày kế tiếp của lệnh tạm giam cũ cho đến ngày đủ thời hạn đối với từng tội.
. Trường hợp bị can phạm tội mà BLHS quy định khung hình phạt dưới 2 năm tù, sau đó bỏ trốn; Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã, sau đó bắt được thì có tạm giam không? - Trường hợp trên bắt được thì cũng không được tạm giam nhưng nếu xét thấy cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn thì Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
.Trường hợp bắt bị can để tạm giam theo Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự, sau khi bắt được bị can có phải ra lệnh tạm giam theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự không? - Bắt bị can để tạm giam và tạm giam là hai biện pháp ngăn chặn khác nhau được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Do vậy, khi bắt bị can để tạm giam thì phải ra lệnh tạm giam theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Tố tụng Hình sự.  
. Trong các vụ án cố ý gây thương tích và tai nạn giao thông, việc giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại có phải chờ đến khi người bị hại điều trị ổn định về sức khỏe hay không? Nếu giám định thương tích có thể phải xử lý theo Khoản 2, Điều 104 BLHS nhưng bị hại từ chối giám định thì giải quyết thế nào? - Việc giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại không cần chờ đến khi người bị hại điều trị ổn định về sức khoẻ. Khi người bị hại từ chối giám định: nếu chỉ có một người bị hại mà Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án thì phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án theo Khoản 2, Điều 107 BLTTHS, Cơ quan điều tra chưa khởi tố vụ án thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 2, Điều 107BLTTHS; nếu có nhiều người bị hại, màt ất cả đều từ chối giám định thì giải quyết như trường hợp 1. Nếu chỉ có một hoặc một số người bị hại từ chối giám định thì chỉ lấy kết quả giám định của những người đã giám định để làm căn cứ quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
. Vụ án từ nơi khác chuyển đến để điều tra có nhiều bị can, trong đó có bị can là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra trước đây có công văn đề nghị không tạm giam bị can chưa thành niên. Viện Kiểm sát trước đây đó yêu cầu tạm giam và phê chuẩn lệnh tạm giam đó, vậy Viện mới nhận kiểm sát điều tra xử lý thế nào?
- Khi vụ án từ nơi khác chuyển đến thì Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát điều tra có quyền quyết định việc áp dụng, huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.
. Trường hợp 1 bị can bị khởi tố nhiều tội danh nhưng kết thúc điều tra chỉ chứng minh được 1 tội danh, vậy các tội danh còn lại phải xử lý thế nào? Nếu Cơ quan điều tra xử lý bằng cách ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can (trừ các tội đã khởi tố) và đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn thì Viện có phê chuẩn không? Không phê chuẩn thì Viện phải làm gì? - Nếu một bị can bị khởi tố nhiều tội danh nhưng kết quả điều tra chỉ chứng minh được một tội danh thì những tội danh đã khởi tố còn lại phải được đình chỉ điều tra; nếu Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can và đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn thì Viện Kiểm sát phải căn cứ vào hồ sơ đề nghị phê chuẩn và các tài liệu kèm theo của Cơ quan điều tra để quyết định có phê chuẩn hay không;nếu Viện Kiểm sát không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do.
. Trong vụ án Cố ý gây thương tích theo Khoản 1, Điều 104 BLHS, tỷ lệ thương tích là 15 %, bị can cho rằng quá trình giám định không khách quan, gây bất lợi cho bị can. Thanh tra sở y tế cũng kết luận quá trình giám định chưa đúng và yêu cầu không sử dụng kết quả giám định nhưng bác sĩ giám định vẫn bảo vệ kết luận giám định của mình. Người bị hại không đồng ý giám định lại vì cho rằng vết thương đã hồi phục, nếu giám định lại sẽ không đúng. Vậy cơ quan tiến hành tố tụng xử lý thế nào? - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Việc sử dụng kết quả giám định nào là do các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định.
. Trường hợp vụ án do VKS cấp trên KSĐT, khi kết thúc chuyển VKS cấp dưới nghiên cứu xử lý theo thẩm quyền (Khoản 4, Điều 166 BLTTHS) có kèm theo công văn chỉ đạo. Qua nghiên cứu thấy không đủ cơ sở truy tố hoặc phát hiện mâu thuẫn thì xử lý như thế nào? - Xin ý kiến chỉ đạo của Viện Kiểm sát cấp trên và thực hiện theo chỉ đạo của Viện cấp trên. Lưu ý: Viện cấp dưới không được tự ý ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.
. Về Trường hợp Viện trưởng trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử thì có phải ra quyết định phân công không? Nếu có thì ai là người ký quyết định? - Trường hợp Viện trưởng trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử thì phải ra quyết định phân công; và Viện trưởng là người ký quyết định.
.Trường hợp những vụ án Trộm cắp tài sản hoặc Phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà Chi nhánh Viettel bị thiệt hại về tài sản, chỉ có Báo cáo thiệt hại, nhưng không có Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì xác định tư cách tố tụng của đơn vị đó như thế nào? - Cần biết rằng:đ ơn vị bị thiệt hại phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Không có đơn yêu cầu bồi thường mà chỉ có “Báo cáo thiệt hại” thì xem trong báo cáo có yêu cầu bồi thường thiệt hại không, nếu có thì xác định đơn vị đó là nguyên đơn dân sự, nếu không có thì phải giải thích cho đơn vị biết về quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng và yêu cầu đơn vị làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu không làm đơn yêu cầu bồi thường thì không xác định tư cách tham gia tố tụng.
. Về xem biên bản phiên tòa ngay sau khi xét xử hay khi nào? - Công văn số 93/HS ngày 22/2/1989 của TANDTC về thủ tục cho những người tham gia tố tụng xem biên bản phiên tòa nêu: “ ...việc xem xét biên bản phiên tòa cần hiểu rằng đây là quyền của những người tham gia tố tụng phiên tòa được xem biên bản phiên tòa sau khi đã kết thúc phiên tòa chứ không phải là trong quá trình xét xử …thời gian sau phiên tòa có thể chậm nhất là 15 ngày sau khi tuyên án…”.  
. Về cấp Viện nào kiểm sát việc thi hành các quyết định thi hành án của Tòa án khu vực khi mà Luật Thi hành án đó giao việc thi hành án cho cơ quan thi hành án cấp quân khu? - Cơ quan thi hành án hình sự được tổ chức ở cấp quân khu (Điều 14 Luật Thi hành án hình sự; Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/ 2011/TT-BQP ngày 07/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
          Cơ quan thi hành án dân sự được tổ chức ở các quân khu, Bộ Tổng tham mưu, Quân chủng Hải quân (Điểm C, Khoản 2, Điều 13 Luật thi hành án dân sự; Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 74/2009/NĐ - CP ngày 09/9/2009 của Chính phủ; Khoản 1, 2, Điều 1, Thông tư số 103/2010/TT-BQP ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).Về kiểm sát thi hành án hình sự và dân sự: Căn cứ Khoản 2, Điều 21, Pháp lệnh tổ chức Viện KSQS năm 2002.
        Như vậy, Cơ quan thi hành án cấp quân khu có nhiệm vụ thi hành các quyết định thi hành án của Toà án quân sự cấp quân khu và Toà án quân sự cấp khu vực. Thẩm quyền kiểm sát ngang cấp và cấp dưới, Viện KSQS cấp quân khu kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân dân tối cao trích đăng nội dung thống nhất nhận thức về việc áp dụng pháp luật hình sự của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, để bạn đọc tham khảo.
T.H
Tìm kiếm