CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Hội đồng xét xử phúc thẩm có được đình chỉ xét xử hay không?

Người gửi: Bùi Văn Phước
Theo quy định tại Điều 342 BLTTHS, trường hợp bị cáo rút kháng cáo tại phiên toà thì Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định đình chỉ vụ án. Xin hỏi nếu trong phần thủ tục, bị cáo không rút kháng cáo, sau khi kết thúc phần tranh luận, Viện kiểm sát đề nghị huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại về tội nặng hơn. Sau khi nghe Kiểm sát viên phát biểu quan điểm, bị cáo sợ, xin rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có được đình chỉ xét xử hay không?

Câu trả lời

Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 BLTTHS năm 2015, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 348 BLTTHS năm 2015, Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm trong trường hợp:“Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm”.
Như vậy, quyền quyết định có hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại về tội nặng hơn hay không theo quan điểm của Viện kiểm sát thuộc về Hội đồng xét xử, do đó, có hai trường hợp xảy ra:
Một là, Hội đồng xét xử chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát, quyết định hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn. Lúc này, dù bị cáo có xin rút kháng cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không chấp thuận. Việc hủy bản án sơ thẩm để khởi tố, điều tra lại về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 358 BLTTHS năm 2015.
Hai là, Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp thuận quan điểm của Viện kiểm sát và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi bị cáo xin rút kháng cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 348 BLTTHS. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 348 BLTTHS năm 2015.

Vụ 14, VKSND tối cao

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Thẩm quyền ký các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm 20/05/2020
2 Giao xe máy cho cháu học sinh lớp 10 điều khiển, cháu học sinh tử vong thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? 20/05/2020
3 Có tiền án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích, trộm cắp gà chọi thì có bị khởi tố không? 20/05/2020
4 Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo 20/05/2020
5 Cô tôi có quyền yêu cầu bố tôi chia tài sản đó không? 20/05/2020
6 Xử lý đối với gói ma túy 01 và 02 như thế nào? 20/05/2020
7 Chấm dứt hợp đồng lao động do không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động 20/05/2020
8 Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì? 20/05/2020
9 Cử người giám hộ cho người dưới 18 tuổi 20/05/2020
10 Khi bị hại có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì có căn cứ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không? 20/05/2020