CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Xác định nơi cư trú ổn định

Người gửi:

Trường hợp đối tượng nghiện ma túy thường xuyên sinh sống tại nơi thường trú (hoặc tạm trú) nhưng do đối tượng di chuyển đến địa phương khác trong thời gian ngắn và bị kẻ xấu lợi dụng cho sử dụng ma túy thì có được xem là không có nơi cư trú ổn định không? 

Câu trả lời

Khoản 1, khoản 2 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: 

“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. 

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. 

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. 

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP thì không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.

Như vậy, trong trường hợp này, đối tượng được xác định thường xuyên sinh sống tại nơi thường trú (hoặc tạm trú) thì không thể coi là đối tượng không có nơi cư trú ổn định mặc dù đối tượng di chuyển đến địa phương khác trong thời gian ngắn.

Ban Biên tập

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án 16/09/2020
2 Tình tiết “khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” 09/09/2020
3 Việc đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật 08/09/2020
4 Áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” và “đối với 02 người trở lên” 21/08/2020
5 Thế nào là “khiêu dâm” quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật hình sự? 21/08/2020
6 Tình tiết “thực hành vi trái pháp luật” 21/08/2020
7 Biên bản khám nghiệm hiện trường có bắt buộc lập tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc hay không 20/08/2020
8 Thắc mắc về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 20/08/2020
9 Thời hiệu Thừa kế 18/08/2020
10 Áp dụng Nghị định số 91/2019/NĐ-CP 18/08/2020