CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

Người gửi:

Đề nghị hướng dẫn quy định về các tranh chấp, yêu cầu khác về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức tại khoản 14 Điều 26, khoản 10 Điều 27, khoản 8 Điều 28, khoản 11 Điều 29, khoản 5 Điều 30, khoản 6 Điều 31, khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015?

Câu trả lời

Trên tinh thần nguyên tắc "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng" quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Mục 1 Chương III của Bộ luật này (từ Điều 26 đến Điều 33) thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, yêu cầu về dân sự theo nghĩa rộng), trừ các tranh chấp, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Để hiểu về quy định này, có thể tham khảo nội dung hướng dẫn tại Điều 4 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: “Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết”.

Ví dụ 1: Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết tranh chấp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Ví dụ 2: Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mà các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nếu một bên chưa khởi kiện hoặc đã khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Trọng tài đang giải quyết thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Ban Biên tập

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Vướng mắc trong thời gian chờ kết luận giám định chất ma túy 16/09/2020
2 Xác định nơi cư trú ổn định 16/09/2020
3 Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án 16/09/2020
4 Tình tiết “khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” 09/09/2020
5 Việc đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật 08/09/2020
6 Áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” và “đối với 02 người trở lên” 21/08/2020
7 Thế nào là “khiêu dâm” quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật hình sự? 21/08/2020
8 Tình tiết “thực hành vi trái pháp luật” 21/08/2020
9 Biên bản khám nghiệm hiện trường có bắt buộc lập tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc hay không 20/08/2020
10 Thắc mắc về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 20/08/2020